Ưu tiên những công dân tốt nghiệp đại học nhập ngũ 2015
Nét mới công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm nay là chú trọng ưu tiên những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề và công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng xây dựng quân đội trong tình hình mới.
Để góp phần tăng cường và nâng cao chất lượng tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ đợt 1 năm 2015, thời gian qua các đơn vị quân đội và cấp ủy, chính quyền địa phương trong cả nước đã phối hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể tham mưu cho hội đồng nghĩa vụ quân sự trong sơ tuyển, khám tuyển, xét duyệt gọi công dân nhập ngũ công bằng, dân chủ, công khai, đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Nét mới công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm nay là chú trọng ưu tiên những công dân đã tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp, đào tạo nghề và công chức, viên chức nhằm nâng cao chất lượng xây dựng quân đội trong tình hình mới. Các thành phố trực thuộc Trung ương đạt tỷ lệ 20% trở lên, các tỉnh đồng bằng Bắc bộ đạt 10%; các địa phương còn lại đạt 5% trong chỉ tiêu gọi nhập ngũ đạt trình độ học vấn do Bộ Quốc phòng quy định.
Đại diện Bộ Tư lệnh Quân khu II động viên tân binh trước khi lên đường nhập ngũ tại điểm giao nhận quân huyện Thanh Ba (Phú Thọ). Ảnh: Viết Dương – TTXVN phát
Video đang HOT
Các đơn vị nhận quân tại địa phương thuộc quân khu 1,2,3,4 và các đơn vị được giao nhiệm vụ diễu binh, diễu hành tại Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9, ngoài tiêu chuẩn theo quy định, được tuyển chọn gọi nhập ngũ những công dân có chiều cao từ 1,65m đến 1,70m.
Theo kế hoạch ngày 6/3 các đơn vị tổ chức giao nhận quân đợt 1 năm 2015, gồm: Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội và các Quân khu: 3, 4, 5, 7, 9. Ngày 6 và 8/3: Quân khu 2. Riêng Quân khu 1 tổ chức Lễ giao, nhận quân vào các ngày 9 và 10/3/2015.
Theo NTD
Quảng Ngãi: Nhiều mô hình đào tạo nghề nông thôn hiệu quả
Điển hình như mô hình đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư, thuyền viên tàu cá...
Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 theo Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 1956) đã mở ra cơ hội cho người nông dân được đào tạo nghề, có việc làm ổn định, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói, giảm nghèo. Tại tỉnh Quảng Ngãi, Đề án này đã mang lại những kết quả thiết thực.
Qua 5 năm triển khai thực hiện Đề án, tại tỉnh Quảng Ngãi đã có nhiều mô hình dạy nghề phát huy hiệu quả. Điển hình như mô hình đào tạo nghề thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tư, thuyền viên tàu cá. Từ việc mở 1 lớp với 35 học viên tại xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, đến cả tỉnh đã có 100 lớp với hơn 3.100 ngư dân của 28 xã vùng ven biển được đào tạo nghề.
Nhiều lao động trẻ nông thôn tỉnh Quảng Ngãi được đào tạo nghề địa phương đang cần cho các khu công nghiệp
Ngư dân Lê Khuân, Phó Chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn cho hay: Qua học nghề, ngư dân được trang bị kiến thức về pháp luật, công tác quản lý, kỹ thuật, bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, giúp bà con tự tin vươn khơi bám biển.
Tại các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, nhiều mô hình đào tạo nghề đã phát huy hiệu quả, góp phần thay đổi cơ cấu lao động địa phương. Người dân nơi đây không còn dựa vào phát nương, làm rẫy mà đã biết sản xuất kinh doanh. Điển hình như, mô hình đào tạo nghề xây dựng cho đồng bào dân tộc tại xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng, tỉnh Quảng Ngãi đã thật sự hữu ích với người dân.
Ông Đinh Long Ninh, Phó Chủ tịch UBND xã Trà Sơn, huyện Trà Bồng cho biết, trước đây, số người làm nghề thợ xây tại địa phương này rất ít. Từ năm 2010 đến nay, Trung tâm dạy nghề, giới thiệu việc làm huyện Trà Bồng phối hợp với UBND xã Trà Sơn mở các lớp đào tạo nghề xây dựng cho người dân tộc thiểu số tại địa phương. Đến nay, toàn xã đã có 7 nhóm thợ xây dựng đủ khả năng xây dựng các công trình nhà ở trên địa bàn và các địa phương lân cận.
Cũng qua các lớp đào tạo nghề, bà con nông dân từng bước tiếp cận ngành nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, thoát nghèo. Bạn Đặng Như Bảo, ở xã Bình Sơn cho biết: "Tôi đang nỗ lực học nghề cho tốt để có cơ hội tìm việc làm ổn định. Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ VSIP đang mở, tôi không học văn hóa nữa nên đi học nghề để có cơ hội xin vào làm ở đây".
Từ nay đến năm 2020, tỉnh Quảng Ngãi sẽ đào tạo nghề cho hơn 75.500 người. Theo ông Lê Quang Thích, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Ngãi, địa phương tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo: "Thời gian tới, chúng ta cần tập trung khắc phục những hạn chế, yếu kém, nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn. Đào tạo nghề phải theo nhu cầu của xã hội, lấy đối tượng học nghề làm mục tiêu. Không nên chạy theo thành tích".
Song song với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tỉnh Quảng Ngãi cũng chú trọng công tác đào tạo nghề theo địa chỉ, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Đây là hướng đi mới phù hợp với cơ cấu kinh tế và định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương./.
Vinh Thông
Theo_VOV
Nâng cao chất lượng bác sỹ cơ sở để giảm tải BV Để giảm quá tải bệnh viện nói riêng cũng như nâng cao chất lượng khám chữa bệnh (KCB) phục vụ người dân, TPHCM đã tập trung vào nhiều nhóm giải pháp, trong đó, nâng cao chất lượng cán bộ, bác sỹ của toàn hệ thống đang được xem là giải pháp căn cơ. Do năng lực chuyên môn của đội ngũ y, bác...