Ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ quan trọng nhất, tuyệt đối không chủ quan, không trông chờ, ỷ lại
Nhiệm vụ quan trọng nhất, cần ưu tiên cao nhất hiện nay là dồn tổng lực để dập dịch COVID-19.
Cả hệ thống chính trị, các cơ quan, nhất là các địa phương cần tuyệt đối không chủ quan, mất cảnh giác, không trông chờ, ỷ lại từ cấp trên; nơi nào, cấp nào, cá nhân nào có tâm lý này phải chấm dứt ngay, không để tái diễn.
Chiều 9/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Tây Nam, khu vực Đồn Biên phòng Vĩnh Ngươn, thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang. Ảnh VGP/Nhật Bắc
Thông điệp này được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo tại tất cả cuộc họp, làm việc trong những ngày vừa qua và các lãnh đạo của Chính phủ đã bám sát các nhiệm vụ, quyết liệt hành động, sát việc để ưu tiên chống dịch, vì sức khỏe nhân dân, vì lợi ích quốc gia dân tộc.
Chiều thứ Sáu ngày 7/5, trước khi lên đường vào Cần Thơ để tiếp xúc cử tri, Người đứng đầu Chính phủ đã phát biểu chỉ đạo cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo Quôc gia phòng, chông dịch COVID-19 với các địa phương.
Ngày Chủ nhật (9/5), sau khi tìm hiểu thực tế tình hình và công tác phòng chống dịch, một số nhiệm vụ khác tại các tỉnh Tây Nam Bộ, Thủ tướng triệu tập cuộc họp khẩn cấp trực tuyến với Ban Chỉ đạo quốc gia, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương và 6 tỉnh có biên giới giáp với nước bạn Campuchia – nơi có nguy cơ rất lớn.
Video đang HOT
Chiều cùng ngày, đích thân Thủ tướng và Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thị sát tuyến biên giới tại tỉnh An Giang, tìm hiểu thực tế tình hình chuẩn bị, các kịch bản ứng phó với dịch bệnh của các địa phương, các lực lượng. Thủ tướng cũng kiểm tra trên thực địa, động viên, nhắc nhở các lực lượng tuyến đầu kiểm soát biên giới ngăn chặn nhập cảnh trái phép, chống dịch.
Tại các cuộc làm việc, Thủ tướng đã yêu cầu báo cáo hết sức kỹ lưỡng về tất cả các vấn đề liên quan tới công tác chuẩn bị, xây dựng các kịch bản ứng phó, việc triển khai trong thực tế các giải pháp đã đề ra. Đặc biệt, Thủ tướng tìm hiểu rất chi tiết về các địa bàn xung yếu nhất, những điểm còn sơ hở ở tất cả các khâu, tạo kẽ hở cho dịch bệnh có thể xâm nhập và bùng phát.
Cũng trong những ngày qua, bất kể ngày đêm, đích thân Thủ tướng liên tục gọi điện cho lãnh đạo các tỉnh, thành phố đang là “điểm nóng” về dịch bệnh hoặc đang có nguy cơ lớn khiến dịch bùng phát, yêu cầu báo cáo tình hình và chỉ đạo các nội dung cần thiết.
Thủ tướng Chính phủ cũng phân công Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình trực tiếp kiểm tra tại nhiều địa phương; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam – Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia – chỉ đạo liên tục, sát sao công tác phòng chống dịch bất kể ngày đêm.
Qua các cuộc làm việc, kiểm tra và trực tiếp điện thoại, Thủ tướng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của lãnh đạo nhiều địa phương, lực lượng, “1h sáng vẫn sẵn sàng nhận chỉ đạo”. Nhưng bên cạnh đó, ông cũng nêu rõ, còn nhiều vấn đề nổi lên cần tiếp tục được xử lý theo tinh thần “thần tốc, thần tốc hơn nữa; tích cực, tích cực hơn nữa; quyết liệt, quyết liệt hơn nữa; hiệu quả, hiệu quả hơn nữa; thành công, thành công hơn nữa”.
Trong đó, Thủ tướng đặc biệt lưu ý các địa phương, các lực lượng cần tuyệt đối tránh hai trạng thái: Một là lơ là, chủ quan, mất cảnh giác; hai là trông chờ, ỷ lại. Nơi nào, cấp nào có tâm lý này phải chấm dứt, chấn chỉnh ngay và tuyệt đối không để tái diễn.
Thực tế cho thấy, vẫn có nơi, có lúc các địa phương, các lực lượng, kể cả người đứng đầu, còn lơ là, chủ quan, chuẩn bị không kỹ lưỡng, phân công nhiệm vụ, trách nhiệm không rõ ràng; vì thế, đến khi có dịch lại lúng túng, hốt hoảng, lo sợ, mất bình tĩnh, mất bản lĩnh, áp dụng các biện pháp cực đoan làm cho nhân dân hoang mang, sản xuất kinh doanh trì trệ.
Một số nơi vẫn có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào cấp trên, vào các bộ, ngành Trung ương, ngay từ khâu chuẩn bị cơ sở cách ly, vật tư y tế, sinh phẩm xét nghiệm, tổ chức cơ sở điều trị… Điều này trái với chỉ đạo của Thủ tướng là nêu cao tinh thần chủ động, phát huy tính tự lực, tự cường, tự lo và tự chịu trách nhiệm. “Tỉnh lo cho tỉnh, huyện lo huyện, xã lo xã, thôn lo cho thôn và từng người phải tự lo cho chính mình”, tuyệt đối không trông chờ, ỷ lại vào sư hô trơ, chi viện của Trung ương. Cấp trên tăng cường kiểm tra, giám sát cấp dưới, cấp dưới nêu có khó khăn phải kịp thơi báo cáo cấp trên xem xét, giải quyết.
Qua kiểm tra thực tế, Thủ tướng nhắc nhở các địa phương nhiều vấn đề hết sức cụ thể, chẳng hạn, nhiều địa phương vẫn có tâm lý trông chờ vào việc hỗ trợ xét nghiệm của Viện Pasteur. Bên cạnh việc phải thực hiện nghiêm “5K vaccine”, Thủ tướng yêu cầu các địa phương, các lực lượng cần thực hiện hết sức nghiêm túc chủ trương: Không chủ quan, lơ là; không trông chờ, ỷ lại, chủ động tấn công dịch, dập dịch.
Tình thế “nước sôi lửa bỏng”, dịch bệnh có thể xuất hiện bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào. Cần ưu tiên cao nhất cho nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phòng chống COVID-19, trước mắt phải bảo đảm an toàn, tổ chức thành công cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp, đồng thời triển khai đồng bộ, hiệu quả các công việc thường xuyên, không để đình trệ sản xuất kinh doanh, tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội.
Chủ quan, lơ là hay trông chờ, ỷ lại, chúng ta sẽ phải trả giá rất đắt.
Kiên Giang ứng phó dịch Covid-19 ra sao nếu Campuchia bị "vỡ trận"?
Hiện tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến hết sức phức tạp tại Campchia. Trước tình hình đó, UBND tỉnh Kiên Giang đã đề ra nhiều phương án để ứng phó... nếu Campuchia bị "vỡ trận".
Ông Nguyễn Lưu Trung - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cho biết: "Tình hình dịch bệnh Covid-19 ở Campuchia đang diễn biến hết sức phức tạp vì thế tỉnh đã xây dựng kịch bản xấu nhất để ứng phó, mà theo ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế là phải đầu tư cơ sở vật chất và trang bị cao nhất để chủ động ứng phó.
Hiện nay tỉnh Kiên Giang có 128 tổ, chốt với hơn 1.000 chiến sĩ trực và luân phiên
Theo đó, tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra kiểm soát khu vực biên giới để ngăn chặn nhập cảnh trái phép. Khi phát hiện, cần cưỡng chế đưa đi cách ly ngay để không lây nhiễm ra cộng đồng đó là mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhất của địa phương hiện nay".
Trong kịch bản của tỉnh, trong trường hợp những ngày tới nếu Campuchia chính thức bị "vỡ trận" và lệnh phong tỏa không còn tác dụng nữa thì sẽ nhiều người Việt tìm cách về nước nên phải có các bước chuẩn bị. Đây cũng là lý do Bộ trưởng Bộ Y tế đồng ý cho Kiên Giang thành lập bệnh viện dã chiến với quy mô 300 - 500 giường bệnh. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bệnh viện dã chiến phải được hoạt động trong thời gian dài. Do đó, sau chuyến khảo sát, đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ giúp Kiên Giang điều chỉnh về thiết kế bệnh viện dã chiến sát với thực tế, đảm bảo đúng quy định.
Kịch bản thứ 2 là nâng cao công tác điều trị đối với bệnh nhân nặng. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng đã đồng ý cho thành lập phòng hồi sức cấp cứu tại Trung tâm Y tế TP Hà Tiên với số lượng 10 giường bệnh và được trang bị kỹ thuật công nghệ cao như chạy thận nhân tạo, cắt mô.
Thứ 3 là nâng cao năng lực xét nghiệm thì Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh sẽ hỗ trợ cho TP Hà Tiên về công tác tập huấn và cả máy móc thiết bị theo hướng từ bị động sang chủ động tầm soát. Bộ Y tế sẽ hỗ trợ test nhanh để phát hiện sớm và tránh bùng phát thành dịch.
Các chiến sĩ luôn có mặt tại những điểm nóng để phòng, chống dịch
"Việc kế tiếp là đầu tư mở rộng các khu cách ly tại khu vực TP Hà Tiên vì hiện nay mỗi ngày có hơn 10 người nhập cảnh qua cửa khẩu. Trước mắt, trong vòng 10 ngày tới, phòng hồi sức cấp cứu phải được thành lập xong. Trong khi đó, bệnh viện dã chiến chưa biết sẽ hoàn thành khi nào như trên tinh thần càng sớm càng tốt. Hiện các đơn vị cũng đã khẩn trương thực hiện 2 khu rác thải và nước thải trong khu bệnh viện dã chiến. Bệnh viện dã chiến còn nhiều việc phải làm như hệ thống phần mềm kết nối trung tâm quốc gia. Nhân viên y tế là nguồn tại chỗ với sự một số chuyên gia cho khâu điều trị và phòng dịch", Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nói.
Kiên Giang có khoảng 56 km đường bộ tiếp giáp với Campuchia, nhưng khó khăn nhất hiện nay của Kiên Giang vẫn là đường biển vì có chiều dài lên đến hơn 200 km và 63.000 km2 diện tích mặt nước biển. Trong đó nhiều vùng nước lịch sử chưa phân định được nên hàng ngày có hàng ngàn tàu cá của hai nước hoạt động từ khai thác hải sản. Chưa kể khu vực lân cận thì người dân qua lại thường xuyên. Hiện nay tỉnh có 128 tổ, chốt với hơn 1.000 chiến sĩ trực và luân phiên. Ngoài ra, trên biển còn có lực lượng tuần tra gồm Bộ đội Biên phòng, kiểm ngư, Cảnh sát biển...
"Chúng tôi đang kiến nghị với Bộ Y tế hỗ trợ thêm như 40 máy thở, máy chẩn đoán SARS - CoV - 2 cho TP Hà Tiên... Bên cạnh đó, nếu không có gì thay đổi, ngày 9/5 Bệnh viện Đa khoa tỉnh mới của tỉnh Kiên Giang sẽ khánh thành. Sau khi di dời xong thì Bệnh viện Đa khoa cũ sẽ được trưng dụng làm bệnh viện dã chiến nếu tình hình dịch Covid -19 diễn biến phức tạp hơn", ông Hà Văn Phúc - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Kiên Giang cho biết.
Bác sĩ Chợ Rẫy lên đường hỗ trợ Hải Dương dập dịch Covid-19 Đội phản ứng nhanh của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) sẽ chi viện cho "tâm dịch" Hải Dương đến khi Covid-19 tại đây được kiểm soát. Sáng 20/2, TS.BS Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), cho biết theo chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn, Bệnh viện Chợ Rẫy đã điều nhân lực và trang...