Ưu, nhược điểm của 5 kiểu nhà bếp
Bếp có đảo giúp người nấu dễ dàng di chuyển nhưng tốn diện tích còn bếp một bên tường phù hợp với căn hộ hoặc nhà nhỏ.
Bếp là không gian quan trọng trong nhà ở và mỗi loại kiểu bếp lại có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Dưới đây là lưu ý về 5 kiểu bố trí bếp thường thấy để gia chủ cân nhắc.
Bếp một bên
Đây là kiểu bếp mà mọi thiết bị, tủ, bàn bếp được bố trí dọc theo một bức tường. Nó hợp với cả căn hộ nhỏ lẫn nhà to.
Bếp một bên tường không bị ngăn chia nên giúp người nấu dễ dàng di chuyển. Nó cũng dễ thiết kế và bài trí, thi công nhanh, đỡ tốn kém.
Tuy vậy, quầy bếp của kiểu thiết kế này thường không rộng. Việc bố trí tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu theo một đường thẳng cũng có thể khiến người nấu khó thao tác. Lý tưởng nhất, tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu nên tạo thành hình tam giác.
Với không gian hẹp (như nhà nhỏ hoặc căn hộ), bếp kiểu hành lang là lựa chọn thường thấy. Trong kiểu bố trí này, tiện ích bếp được bố trí trên hai bức tường đối diện nhau. Bếp có thể mở ở hai đầu còn lại hoặc đóng vai trò là lối đi giữa các phòng. Một trong hai bức tường bếp có thể có cửa sổ, cửa ra vào hoặc cả hai bức tường chỉ là vách ngăn.
Quầy bếp ở hai bên giúp người nấu dễ thao tác vì có thể sắp xếp tủ lạnh, chậu rửa và bếp theo hình tam giác. Gia chủ cũng sẽ có nhiều chỗ để đồ hơn.
Nhược điểm của bếp kiểu hành lang là lối đi hẹp, không phù hợp cho nhiều người nấu cùng lúc. Việc dùng bếp làm lối đi giữa các phòng cũng có thể gây bất tiện.
Video đang HOT
Bếp chữ L là kiểu bố trí bếp thông dụng nhất, sử dụng hai bức tường liền kề nhau.
Thiết kế bếp theo hình chữ L, người nấu sẽ tiện di chuyển và thao tác. Nếu muốn, gia chủ cũng có thể bổ sung thêm đảo bếp hoặc bàn, ghế.
Lưu ý, với kiểu bếp, tủ lạnh, bồn rửa và bếp nấu có thể nằm hơi xa nhau khiến người nấu phải đi lại nhiều. Phần tủ bếp ở góc chữ L cũng có thể khó sử dụng, đôi khi bị bỏ trống.
Bếp chữ U sử dụng ba bức tường, giúp khu vực nấu nướng tách biệt với những phần còn lại của căn nhà.
Ưu điểm của bếp chữ U là diện tích lưu trữ lớn và cho phép nhiều người nấu cùng lúc. Nhược điểm của nó là khó bố trí thêm đảo bếp và có thể tạo cảm giác chật chội, đặc biệt với nhà nhỏ.
Bếp có đảo bếp
Một lựa chọn rất phổ biến hiện nay là bếp có đảo bếp. Phần đảo này có thể dùng làm chỗ chuẩn bị, nấu đồ ăn hoặc quầy bar.
Phần đảo bếp cho người nấu nhiều không gian hơn và dễ kết nối với các thành viên khác trong lúc chế biến. Nhược điểm lớn nhất của cách thiết kế này là tốn diện tích.
Bệ bếp chỉ có một độ cao thật thiếu tinh tế, thiết kế thế này mới là khôn ngoan và thiết thực
Nếu thường xuyên nấu nướng thì thiết kế bệ bếp chỉ có một độ cao sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi lưng, mỏi cổ.
Nhà bếp là khu chức năng có diện tích không lớn nhưng lại có công năng sử dụng rất mạnh. Mỗi ngày, ngoài nấu nướng 3 bữa ăn chính, bạn còn làm bánh, chế biến các món ăn vặt... Rõ ràng thời gian và tần suất bạn sử dụng đến nhà bếp là rất lớn. Trong đó hai thứ thường dùng đến nhiều nhất có lẽ chính là bếp nấu và bồn rửa.
Thiết kế bệ bếp có một độ cao thông thường.
Thiết kế bệ bếp phổ biến trong hầu hết các gia đình đều có một độ cao, bếp nấu và bồn rửa được đặt trên một mặt phẳng. Thế nhưng bạn có để ý không, nếu thường xuyên nấu nướng thì thiết kế này sẽ khiến bạn cảm thấy mỏi lưng, mỏi cổ.
So với kiểu dáng bệ bếp thông thường thì thiết kế bàn bếp có hai độ cao sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực hơn. Cụ thể là thiết kế bếp nấu và khu thái rau củ thấp hơn bồn rửa khoảng 10cm.
Khi chúng ta rửa bát hoặc rửa rau, trọng tâm cơ thể thường hướng về phía trước, nếu bồn rửa thấp sẽ khiến bạn bị mỏi lưng và mỏi cổ. Trường hợp bồn rửa được nâng cao hơn một chút, bạn đứng thẳng mà không phải cúi người rửa bát, chắc chắn tiện lợi và thoải mái hơn cho người sử dụng.
Chiều cao của bồn rửa và vị trí thái rau củ nên căn cứ vào chiều cao của người thường xuyên nấu nướng nhất. Trong gia đình có hai người thay phiên nhau nấu nướng thì chiều cao bồn rửa sẽ là con số trung bình giữa hai người.
Bếp nấu được thiết kế thấp hơn khu bồn rửa khoảng 10cm, sự thay đổi độ cao ấy trước hết giúp cho thắt lưng của người nội trợ thư giãn hơn.
Ngoài ra khi xào nấu món ăn, bếp nấu thấp hơn một chút sẽ giúp hạ trọng tâm cơ thể, phù hợp với chuyển động của cơ thể người nội trợ khi cần đảo, khuấy đồ ăn, nêm gia vị... Bạn cũng dễ dàng nhìn thấy món ăn trong xoong, chảo đang chế biến trên bếp hơn.
Thiết kế bệ bếp 2 độ cao còn có tác dụng phân tách bề mặt bệ bếp, khiến tổng thể không gian ngăn nắp và quy củ hơn. Thêm nữa trong quá trình sử dụng giúp hạn chế dầu mỡ ở khu nấu nướng bắn sang khu vực thái rau củ và ngược lại, hạn chế tình trạng nước ở khu bồn rửa lan sang khu bếp nấu.
Nhà bếp là một trong những nơi được sử dụng thường xuyên nhất trong căn nhà. Đôi khi chỉ một thay đổi thiết kế nhỏ cũng giúp việc nội trợ, nấu nướng của chủ nhà thoải mái và dễ chịu hơn rất nhiều. Bạn hãy thử thiết kế bàn bếp với 2 độ cao cho cho căn bếp của gia đình xem sao nhé!
15 mặt bếp được làm từ gỗ giúp tạo sự ấm cúng cho nhà bếp Gỗ mang lại sự ấm cúng ở mọi nơi, đặc biệt là nhà bếp, gỗ thịt chính là chất liệu nên được chọn hàng đầu giúp đảm bảo tính thẩm mỹ và có độ bền cao. Gỗ mang lại sự ấm cúng ở mọi nơi, đặc biệt là nhà bếp, mặc dù nhiều người có thể nói rằng những bề mặt như vậy...