Ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư.
Nghị định gồm 10 chương, 99 điều, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật đấu thầu, bao gồm: Dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) theo quy định của Chính phủ về đầu tư PPP; dự án đầu tư sử dụng các khu đất, quỹ đất có giá trị thương mại cao, cần lựa chọn nhà đầu tư thuộc danh mục dự án được phê duyệt theo quy định để xây dựng công trình thuộc đô thị, khu đô thị mới; nhà ở thương mại; công trình thương mại và dịch vụ; tổ hợp đa năng mà không thuộc các trường hợp quy định.
Bên cạnh những quy định chung, Nghị định đưa ra một số quy định về: Sơ tuyển và kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư; đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP; đấu thầu rộng rãi lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; chỉ định thầu trong lựa chọn nhà đầu tư;…
Trong đó, Nghị định quy định về ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP. Theo đó, trường hợp nhà đầu tư có báo cáo nghiên cứu khả thi, đề xuất dự án (đối với dự án nhóm C) được phê duyệt, nhà đầu tư đó được hưởng ưu đãi trong quá trình đánh giá về tài chính – thương mại.
Cụ thể, trường hợp áp dụng phương pháp giá dịch vụ, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% giá dịch vụ vào giá dịch vụ của nhà đầu tư đó để so sánh, xếp hạng.
Video đang HOT
Trường hợp áp dụng phương pháp vốn góp của Nhà nước, nhà đầu tư không thuộc đối tượng ưu đãi phải cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần đề xuất vốn góp của Nhà nước vào phần vốn góp của Nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
Trường hợp áp dụng phương pháp lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước thì nhà đầu tư thuộc đối tượng ưu đãi được cộng thêm một khoản tiền bằng 5% phần nộp ngân sách nhà nước vào phần nộp ngân sách nhà nước mà nhà đầu tư đó đề xuất để so sánh, xếp hạng.
Trường hợp áp dụng phương pháp kết hợp, nhà đầu tư được hưởng ưu đãi theo tỷ trọng của phương pháp kết hợp nhưng tổng giá trị ưu đãi không vượt quá 5%.
P.Thảo
Theo Dantri
Cán bộ không đủ tuổi tái nhiệm được nghỉ hưu sớm, giữ nguyên lương
Chính phủ vừa ban hành Nghị định mới quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm giữ các chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội.
Cán bộ tự nguyện về hưu trước tuổi được giữ nguyên lương, chưa muốn nghỉ thì được bố trí công việc phù hợp đến hết tuổi công tác.
Nghị định quy định chế độ, chính sách đối với cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm trong 3 trường hợp: Nghỉ hưu trước tuổi hoặc tiếp tục công tác cho đến khi đủ tuổi nghỉ hưu, hoặc nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu.
Cụ thể, đối với trường hợp cán bộ nghỉ hưu trước tuổi, Nghị định nêu rõ, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm có thời gian đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, nếu có đơn tự nguyện nghỉ hưu trước tuổi gửi cơ quan quản lý cán bộ thì được hưởng chế độ hưu trí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi. Ngoài ra, còn được trợ cấp 3 tháng tiền lương cho mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi so với quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội; được trợ cấp 5 tháng tiền lương cho tổng số hai mươi năm đầu công tác, có đóng bảo hiểm xã hội, từ năm thứ hai mươi mốt trở đi, cứ mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội được trợ cấp 1/2 tháng tiền lương...
Nghị định cũng dành chính sách ưu đãi cho cán bộ cấp xã. Theo đó, cán bộ cấp xã công tác tại nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên; cán bộ cấp xã có thời gian tham gia quân đội, công an và được Nhà nước tặng thưởng huân chương, huy chương các loại nếu còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ 2,5 năm (30 tháng) trở xuống mới đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội 20 năm thì được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội một lần cho thời gian còn thiếu để thực hiện chế độ hưu trí.
Chưa muốn nghỉ hưu được bố trí việc đến hết tuổi công tác
Nghị định cũng quy định rõ, cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm chưa đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì cơ quan có thẩm quyền bố trí công tác phù hợp.
Trường hợp vị trí công tác mới không quy định mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ (không phải là chức danh lãnh đạo) hoặc có mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ thấp hơn mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng thì thực hiện bảo lưu mức lương chức vụ, phụ cấp chức vụ đã được hưởng trong 6 tháng; từ tháng thứ 7 trở đi hưởng mức lương chức vụ hoặc phụ cấp chức vụ (nếu có) của vị trí công tác mới.
Còn cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm còn dưới 2 năm (24 tháng) công tác sẽ đến tuổi nghỉ hưu theo quy định, nếu không bố trí được vị trí công tác phù hợp và không có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi thì được nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu.
Trong thời gian nghỉ công tác chờ đủ tuổi sẽ nghỉ hưu,cán bộ không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm vẫn thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan nơi công tác và được được hưởng nguyên mức lương chức vụ hoặc mức lương theo ngạch, bậc, phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề, mức chênh lệch bảo lưu lương, phụ cấp công tác đảng (nếu có)...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/5/2015, thay thế Nghị định số 67/2010/NĐ-CP ngày 15/6/2010 của Chính phủ. Chế độ, chính sách quy định tại Nghị định mới sẽ thực hiện kể từ ngày 1/1/2015.
P.Thảo
Theo dantri
Hà Nội: Sẽ chặt hạ nhiều cây xanh trên đường Trần Duy Hưng Để mở rộng đường Trần Duy Hưng phục vụ dự án nút giao Trung Hòa, Sở Xây dựng Hà Nội sẽ tổ chức chặt hạ và di chuyển 63 cây xanh trên đường Trần Duy Hưng trong mấy ngày tới để phụ vụ thi công Dự án nút giao Trung Hòa - đường Vành đai 3. Theo Ban quản lý Dự án Thăng...