‘Ưu ái’ cán bộ cao cấp khi TNGT: Góc nhìn bình đẳng pháp luật
Khi xảy ra tai nạn, đã hình thành quan hệ pháp luật. Và mọi người đều bình đẳng trong việc xử lý quan hệ đó, luật sư Hà Trọng Đại nhận định
Bộ Công an đang lấy ý kiến dự thảo Thông tư Quy định quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của cảnh sát giao thông. Dự thảo gồm 4 chương và 31 điều, quy định về nguyên tắc, trình tự và những tình huống cụ thể khi giải quyết tai nạn giao thông.
Tại Điều 22 của Dự thảo có quy định về việc giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước .
Cụ thể, nếu phương tiện giao thông của cán bộ cao cấp vẫn hoạt động được, đủ điều kiện tham gia giao thông thì cảnh sát lập biên bản vụ tai nạn, ghi biển số xe, giấy đăng ký xe, giấy phép lái xe của người điều khiển phương tiện, đánh dấu vị trí phương tiện, ghi nhận vị trí các dấu vết trên phương tiện, chụp ảnh hiện trường, quay camera (nếu có), yêu cầu người điều khiển phương tiện ký xác nhận vào biên bản, định thời gian để người điều khiển phương tiện đến trụ sở công an làm việc rồi “giải quyết cho đi”.
Nếu phương tiện giao thông của cán bộ cao cấp không đủ điều kiện tham gia giao thông thì giải quyết cho cán bộ đến địa điểm an toàn hoặc đến nơi theo yêu cầu của cán bộ.
Trường hợp cán bộ cao cấp trực tiếp điều khiển phương tiện thì cảnh sát lập biên bản về vụ tai nạn, yêu cầu cán bộ ký xác nhận vào biên bản, định thời gian yêu cầu cán bộ đến trụ sở công an làm việc rồi giải quyết cho đi.
Luật sư Hà Trọng Đại – công ty Luật The Light
Liệu quy định mới trên của Dự thảo có thực sự phù hợp? Có bất cập gì không từ khía cạnh pháp lý và quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Để làm rõ vấn đề này PV đã có cuộc trao đổi với luật sư Hà Trọng Đại – công ty Luật The Light – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội.
Bày tỏ nhận định của mình về quy định tại Dự thảo về việc giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước, luật sư Hà Trọng Đại đánh giá: ” Mọi quy định pháp luật được ban hành đều phải xuất phát từ thực tế và không được trái với đạo luật cao nhất là Hiến Pháp. Tại Điều 16, Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.
Video đang HOT
Tuy nhiên, quy định về việc giải quyết khi xảy ra tai nạn giao thông liên quan đến cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước của Dự thảo là chưa phù hợp với quy định trên của Hiến pháp. Khi xảy ra tai nạn, đã hình thành quan hệ pháp luật. Và mọi người đều bình đẳng trong việc xử lý quan hệ đó.
Việc chấp nhận cho phép các phương tiện đang phục vụ những việc cấp bách, phòng cháy chữa cháy, cấp cứu được ưu tiên là nhằm mục đích có lợi và trong hoàn cảnh khẩn cấp. Cán bộ cao cấp khi tham gia giao thông thì không phải ai cũng đang xử lý việc cấp bách và có lợi ngay cho xã hội.
Do đó việc ưu tiên cho cán bộ cao cấp trong tai nạn giao thông cần xem xét lại, tránh gây hoang mang lòng dân trong việc phân định sự sang hèn”.
Ở một khía cạnh khác, trả lời báo TS về quy định trên tại Dự thảo Thông tư này, lãnh đạo Phòng Hướng dẫn, điều tra, xử lý tai nạn giao thông (Phòng 5), Cục Cảnh sát giao thông cho biết: “”Đây không phải là sự ưu ái mà luật đã quy định. Chẳng hạn, quan chức, lãnh đạo cao cấp, đại biểu Quốc hội do yêu cầu nhiệm vụ, công việc quan trọng nên phải được giải quyết nhanh để đi, tuy nhiên cảnh sát phải giữ lại bằng chứng”.
Theo Ngươi đưa tin
Khu biệt thự cho cán bộ cao cấp vắng bóng người ở thủ đô
Cả trăm biệt thự ở Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội) đã xây xong phần thô từ nhiều năm nay, nhưng chỉ chưa đầy chục hộ đến ở, còn lại để cỏ mọc đến ngang gối.
Khu nhà ở cao cấp nằm tại ô TT9, TT10 khu đô thị mới Xuân Phương (Nam Từ Liêm, Hà Nội), cách khu liên hiệp thể thao Mỹ Đình khoảng 7 km. Được xây dựng từ năm 2011, theo quy hoạch khu biệt thự gồm 227 căn với tổng mức đầu tư hơn 400 tỷ đồng. Trong đó trên một nửa số biệt thự và diện tích đất dành cho cán bộ cấp thứ trưởng và tương đương công tác trong các cơ quan của Quốc hội, phần còn lại chủ đầu tư là Công ty CP Đầu tư Đô thị và Khu công nghiệp Sông Đà 7 được kinh doanh. Dự án được triển khai theo hình thức góp vốn rồi bán cho cán bộ.
Hiện do hệ thống hạ tầng, đường kết nối từ khu vực này đến Mỹ Đình chưa hoàn thiện nên chỉ có một lối vào từ phía cổng phụ giáp với đường 70. Khuôn viên bên ngoài khu biệt thự rộng hàng chục héc ta, được cho là khu vực hạ tầng kết nối với dự án này.
Các biệt thự được xây dựng thô từ năm 2011, đến nay chỉ có chưa đầy 10 hộ dân dọn đến sinh sống.
Tại đây được chia là 2 khu, phía bên phải từ cổng vào là khối biệt thự dành cho cán bộ Quốc hội cấp thứ trưởng hoặc tương đương, phía còn lại thuộc về chủ đầu tư. Tuy nhiên, cả hai khu rất vắng người sinh sống. Hệ thống đường sá, cây xanh thảm cỏ bên trong khuôn viên khu biệt thự được trồng và bố trí đầy đủ.
Hai khu biệt thự đều có khuôn viên để trồng cỏ và cây hoa làm nơi vui chơi, giải trí và đi bộ cho cư dân.
Hiện nay, khu dành cho cán bộ Quốc hội có 2 hộ dọn đến ở. Dù ít người nhưng việc dọn dẹp vệ sinh khá sạch sẽ.
Một trong số những ngôi nhà khang trang nhất ở đây, nằm ở hai mặt tiền. Các biệt thự ở đây có diện tích từ 90-250m2, dao động từ 40 đến 50 triệu đồng/1m2. Trao đổi với VnExpress, một người môi giới bất động sản tại dự án này cho hay, tại đây có thời điểm đất sốt, giá mỗi mét vuông lên tới 70 triệu đồng. Cũng theo "cò" đất này việc mua bán và chuyển nhượng diễn ra không mấy khó khăn, vì hiện nay gần một nửa thuộc về chủ đầu tư đã có sổ đỏ, ngoài ra khu của cán bộ cũng đang được hoàn thiện.
Nằm giữa cánh đồng, hầu hết các ngôi nhà ở đây chỉ được xây thô, hệ thống tường bao xung quanh chưa hoàn thiện.
Phần đất trống trước một số căn hộ được tận dụng để làm nơi trồng các loại rau.
Nhiều ngôi nhà bỏ không qua vài năm cỏ mọc um tùm. Ông Nguyễn Xuân Thu, Cục trưởng Cục quản trị Văn phòng Quốc hội cho rằng do chủ đầu tư mới bàn giao, nên hạ tầng còn kém, chưa đồng bộ nên ít người về ở.
Chủ đầu tư do một đơn vị thực hiện còn hạ tầng do một đơn vị khác đang xây dựng nên chưa được đồng bộ, hơn nữa hệ thống đấu nối cấp nước, thoát nước thải ra ngoài chưa có nên "chỉ có vài chục người khó khăn về nhà ở tới sinh sống", vị này cho biết thêm.
Một số căn hộ trong khu biệt thự đang rao bán. Đại diện chủ đầu tư, ông Nguyễn Mạnh Thắng - Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Sông Đà 7 cho rằng, dự án này không phải là bỏ hoang, vì đơn vị đã hoàn thiện theo đúng tiến độ và bàn giao cho các chủ sở hữu từ tháng 9/2014.
Liên quan đến việc thiếu hạ tầng trong khuôn viên của khu biệt thự, vị lãnh đạo này cũng cho hay, "đơn vị chỉ có trách nhiệm xây dựng dự án gồm 227 căn nhà liền kề phần thô và hạ tầng trong khuôn viên 4,5ha, còn lại số diện tích còn lại phía ngoài để làm hạ tầng là do một đơn vị khác đảm nhận, nên không rõ bao giờ mới hoàn thành".
Bá Đô
Theo VNE
Khu an táng cán bộ cao cấp bố trí đất chôn cất cho cả vợ/chồng Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Nghĩa trang mới và Nhà tang lễ quốc gia. Một mô hình thiết kế Nhà tang lễ Quốc gia mới sẽ xây dựng tại Hoài Đức, Hà Nội. Ban Bí...