‘Út trọc’ Đinh Ngọc Hệ: Công ty gia đình ‘dán mác’ quân đội
inh Ngọc Hệ đề nghị thành lập công ty cổ phần trực thuộc doanh nghiệp quân đội nhưng hoàn toàn do người nhà của mình góp vốn. Bị lập biên bản, Hệ tiếp tục sử dụng danh nghĩa quân đội “chạy” cơ quan chức năng để không bị xử phạt.
“Chạy cửa” chủ tịch tỉnh
Ngày 30/7, Tòa án Quân sự Quân khu 7 xét xử Đinh Ngọc Hệ (tên khác là “Út trọc”) – nguyên thượng tá, Phó Tổng Giám đốc Tổng Cty Thái Sơn, Bộ Quốc phòng và 4 đồng phạm trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức”.
Tại phần thủ tục, các luật sư đề nghị triệu tập đại diện nhiều cơ quan khác nhau như ngân hàng, đại diện Cty A41 Bộ Quốc phòng, đại diện Bộ Tham mưu Cục Xe máy và Cục CSGT ( Bộ Công an)… Tuy nhiên, tòa án bác yêu cầu này vì những vấn đề liên quan đã được làm rõ trong hồ sơ, một số vấn đề khác thuộc giai đoạn sau của vụ án.
Kiểm sát viên công bố cáo trạng thể hiện, năm 2009, Tổng Cty Thái Sơn góp 10,2 tỷ đồng (51% vốn) để thành lập Cty CP Phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P (Thái Sơn BQP). Các cổ đông còn lại là cháu của Đinh Ngọc Hệ nắm 49%. Năm 2017, Tổng Cty Thái Sơn đã rút hết vốn tại Cty con, các cổ đông còn lại đều là người quen của “Út trọc”.
Năm 2012, Đinh Ngọc Hệ bổ nhiệm Trần Xuân Sơn là người của Cty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà làm Giám đốc Chi nhánh Bình Dương của Thái Sơn BQP. Chi nhánh này đứng tên pháp nhân cho Cty Hải Hà mở cửa hàng kinh doanh xăng dầu. Tháng 6/2014, đội kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương niêm phong cửa hàng này vì có hơn 20.000 lít xăng kém chất lượng.
Bị cáo Phùng Danh Thắm bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ảnh: CTV.
Thấy vậy, ông Hệ đã liên hệ với ông Lê Thanh Cung – lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương để xin không bị xử phạt. Bị cáo cũng chỉ đạo lập khống hợp đồng cho quân đội gửi xăng, nhờ ông Bùi Văn Tiệp – Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 ký “khống”. Do đó, cơ quan chức năng đã không xử phạt gần 1,5 tỷ đồng với cửa hàng.
“Út trọc” nói bị vu khống
Tại tòa, bị cáo Trần Văn Lâm – nguyên Tổng Giám đốc Thái Sơn BQP khai năm 2014 đã được Trần Xuân Sơn báo cáo việc Quản lý thị trường (QLTT) Bình Dương niêm phong cây xăng. Sau đó, ông Lâm được bị cáo Hệ yêu cầu cùng lên “xin” và được ông Lê Thanh Cung đồng ý giúp đỡ.
Bị cáo Lâm nói tiếp, đã cùng Sơn làm công văn thể hiện xăng kém chất lượng do sử dụng bồn chứa cũ, không phải nhập lậu. Công văn này được gửi tới UBND tỉnh Bình Dương và được ông Cung bút phê vào. Sau đó, các bị cáo được QLTT hướng dẫn làm thêm hợp đồng gửi xăng dầu của quân đội. Lập tức, Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo soạn sẵn hợp đồng rồi nhờ bị cáo Bùi Văn Tiệp ký dù sư đoàn 367 không gửi xăng tại cửa hàng.
Lý giải việc không xử phạt, nhân chứng tên Tuấn – Tổ trưởng tổ kiểm tra liên ngành Bình Dương cho rằng, phía cửa hàng có xuất trình hợp đồng ký gửi số xăng đó nên đoàn kiểm tra thống nhất chỉ xử phạt hành vi không có hợp đồng đại lý… “Do chúng tôi sơ suất, luôn ưu ái, tin tưởng đây là doanh nghiệp quân đội nên không kiểm tra kỹ nguồn gốc”, nhân chứng này nói.
Bị xét hỏi, các bị cáo Trần Xuân Sơn và Bùi Văn Tiệp khẳng định lời khai của bị cáo Lâm là đúng. Ngược lại, ông Hệ bác bỏ, nói: “Lời khai của các bị cáo với sự việc là hoàn toàn không chứng cứ, vu khống vì thời điểm xảy ra vi phạm, tôi có biết nhưng không chỉ đạo việc gì… Bị cáo ở kỹ thuật, không biết kinh doanh chỉ biết quan hệ ngoại giao”.
Video đang HOT
“Vô tình” dùng bằng giả
Đây là khẳng định của “Út trọc” khi được hỏi về việc sử dụng bằng đại học giả. Theo truy tố, năm 2000, Đinh Ngọc Hệ đã mua 1 bằng và 1 bảng điểm giả của Đại học Kinh tế Quốc dân. Bị cáo đã nộp giấy tờ giả cho Cty Hải Âu và Cty ADCC (cùng thuộc quân chủng Phòng không – Không quân) để xin chuyển từ quân nhân chuyên nghiệp sang sỹ quan.
Sau đó, Cty ADCC phát hiện bằng của “Út trọc” là giả. Tuy vậy, trong các năm 2006, 2008, 2010 và 2012, Đinh Ngọc Hệ vẫn sử dụng tấm bằng này để được bổ nhiệm cán bộ, kết nạp Đảng, trao quân hàm, nâng lương… Cơ quan chức năng cũng phát hiện sự việc và xử phạt hành chính với ông Hệ.
Tại tòa, chủ tọa công bố quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc rút lại quyết định xử phạt hành chính với Đinh Ngọc Hệ về hành vi dùng giấy tờ giả. Ông Hệ cũng thừa nhận được “anh em xã hội” giới thiệu mua bằng giả nhưng đã dừng sử dụng từ năm 2005.
Ngược lại, HĐXX dẫn chứng nhiều giấy tờ sao y bản chính tấm bằng giả nói trên trong thời gian sau năm 2005 trong các hồ sơ và lý lịch Đảng viên. Đinh Ngọc Hệ cho rằng đã nộp hồ sơ cho ban quân lực của Cty ADCC và bị niêm phong. Bị cáo giải thích: “Việc sai là do các cơ quan chức năng, bị cáo chỉ nhờ phòng chính trị kê khai rồi bị cáo chỉ ký thôi, không thể đổ lỗi cho bị cáo được”.
Đinh Ngọc Hệ cũng khẳng định dù không có bằng đại học giả, bản thân vẫn được thuyên chuyển và giữ quân hàm như hiện nay. Chủ tọa nêu câu hỏi, bị cáo nhờ cơ quan chính trị viết hồ sơ cho ký, bị cáo cũng phải chịu trách nhiệm? Đinh Ngọc Hệ đáp: “Bị cáo vô tình như thế. Sự thật mong quý tòa xem xét”.
Liên quan trách nhiệm của các cá nhân thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đã cho Thái Sơn BQP đăng ký biển số xe quân sự, xe biển xanh, CQĐT Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục làm rõ trong giai đoạn tiếp theo của vụ án.
Bị cáo Phùng Danh Thắm (SN 1965) – nguyên đại tá, Chủ tịch HQT kiêm TG Tổng Cty Thái Sơn bị truy tố về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Ông Thắm đã buông lỏng quản lý với Cty Thái Sơn BQP và quân nhân inh Ngọc Hệ, để các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội. Bị cáo này được xác định thành khẩn khai báo, tự nguyện nộp 20 triệu đồng khắc phục hậu quả.
XUÂN ÂN
Theo TPO
"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ phạm tội như thế nào?
Trong vài năm, "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ đã lợi dụng danh nghĩa công ty trực thuộc Bộ Quốc Phòng để có những hành vi tư lợi, vi phạm pháp luật...
Lòng vòng mua bán cổ phần
Ngày 3/12/2017, Cơ quan Điều tra hình sự Bộ Quốc phòng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và khởi tố bị can đối với Đinh Ngọc Hệ cùng các đồng phạm. Tiếp đó ngày 4/7/2018, Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương ra cáo trạng số 164/CT-VKSQSTW truy tố các bị can.
Theo đó, Đinh Ngọc Hệ bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" theo quy định tại Khoản 3, Điều 356, Bộ luật Hình sự năm 2015 và tội "Sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức" theo quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 341, Bộ luật Hình sự năm 2015. Đinh Ngọc Hệ trước khi phạm tội là Thượng tá, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng.
"Út trọc" Đinh Ngọc Hệ (bên trái) và Phùng Danh Thắm. Ảnh: Internet
Cùng bị truy tố về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn..." có 1 số người từng là cán bộ, sỹ quan Quân đội như: Trần Văn Lâm, Bùi Văn Tiệp và Trần Xuân Sơn. Trong đó bị can Tiệp, nguyên Đại tá, từng giữ chức Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 Quân chủng PKKQ.
Riêng bị can Phùng Danh Thắm - nguyên Đại tá, Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc Phòng bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".....
Theo hồ sơ tố tụng, giữa năm 2009 biết Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng có chủ trương mở rộng thị trường kinh doanh nên Đinh Ngọc Hệ, lúc đó là Phó trưởng phòng kinh doanh trao đổi với ông Cung Đình Minh - Trưởng phòng Kế hoạch Đầu tư đề nghị Ban Tổng giám đốc thành lập pháp nhân mới theo hình thức công ty mẹ - con. Pháp danh mới này là công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn, có vốn điều lệ 20 tỷ đồng.
Trong đó Tổng công ty góp 51%, tương đương 10,2 tỷ đồng do ông Cung Đình Minh và Đinh Ngọc Hệ là đại diện ủy quyền. 2 cổ đông góp 49% vốn, tương đương 9,8 tỷ đồng, chính là 2 người cháu của ông Hệ.
Đầu tháng 8/2009, ông Phùng Danh Thắm (Đại tá, Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng) ký quyết định về việc đầu tư góp vốn. Thực chất Tổng công ty không góp đồng nào mà thỏa thuận với 2 cổ đông là cho nợ, khi nào có lợi nhuận sẽ trích nộp sau.
Giữa tháng 9/2009, sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn, sau này được đổi tên là công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Quốc phòng, do Đinh Ngọc Hệ làm chủ tịch HĐQT và đến tháng 3/2013 là Tổng giám đốc công ty cổ phần.
Do công ty cổ phần hoạt động không có lợi nhuận và nhận thấy có nguy cơ rủi ro về mặt pháp lý nên Tổng công ty đã quyết định...rút vốn. Cụ thể là năm 2013 Tổng công ty đã bán 31% cổ phần cho 1 người quen của Đinh Ngọc Hệ với giá 0 đồng; và năm 2017 bán 20% cổ phần còn lại cho 1 người khác với giá 1,2 tỷ đồng.
Thực người quen mua, đứng tên trên danh nghĩa 31% là giúp cho Đinh Ngọc Hệ. Còn người mua 20% cổ phần từ Tổng công ty nhưng chưa chuyển tiền.
Như vậy quá trình điều tra cũng xác định, công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn hay sau này đổi tên là Thái Sơn Bộ Quốc phóng thực chất là vốn tư nhân. Dù danh nghĩa là công ty con của Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc Phòng nhưng mọi sự quản lý điều hành đều do Đinh Ngọc Hệ chi phối. Ngay khi Tổng công ty rút 1 phần vốn, tức dạng liên kết và rút hoàn toàn vốn ra khỏi nhưng Đinh Ngọc Hệ vẫn sử dụng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng với danh nghĩa là quân đội để kinh doanh và có nhiều hành vi vi phạm pháp luật.
"Út trọc" lợi dụng danh nghĩa kinh tế quốc phòng để tư lợi
Cơ quan điều tra của Quân đội xác định, Đinh Ngọc Hệ không báo cáo trung thực về mô hình hoạt động công ty cổ phần, mạo nhận chức năng nhiệm vụ phục vụ kinh tế quốc phòng để xin thi công các dự án, công trình trọng điểm quốc gia...
Giai đoạn 2011 - 2016 Đinh Ngọc Huệ thông qua Tổng công ty đề nghị các đơn vị liên quan của Bộ Quốc Phòng, Bộ Công an cho công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn mua 23 xe ô tô quân sự, 15 xe BKS xanh 80A, bằng nguồn vốn tự có. Sau khi mua xe, hoàn chỉnh về mặt giấy tờ, Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo cho Trần Văn Lâm, khi đó giữ chức Tổng giám đốc điều hành mang đi thế chấp, vay tiền từ nhiều ngân hàng, doanh nghiệp.
Phùng Danh Thắm (nguyên Đại tá, nguyên Tổng giám đốc Tổng công ty Thái Sơn Bộ Quốc phòng bị truy tố về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Ảnh: Inetrnet
Việc này xác định là vi phạm Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thông tư liên tịch giữa Bộ Quốc Phòng và Bộ Công an hay thông tư của Bộ Quốc phòng, của Bộ Công an về chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong các đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng... Hành vi này làm lợi cho công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P nhưng gây thất thoát khoảng 3,1 tỷ đồng tiền thuế Nhà nước.
Một vụ việc khác, Đinh Ngọc Hệ đã "phù phép" cho Trần Xuân Sơn, là người của công ty TNHH vận tải thủy bộ Hải Hà, thành giám đốc chi nhánh công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ tại Bình Dương. Mục đích việc này là giúp cho công ty Hải Hà dễ dàng xin giấy phép xây dựng, giấy phép kinh doanh xăng dầu tại địa điểm đất thuê của Quân đoàn 4, với bảng hiệu là cửa hàng xăng dầu Thái Sơn thuộc công ty CP phát triển đầu tư Thái Sơn Bộ Q.P.
Tháng 6/2014 cửa hàng xăng dầu Thái Sơn bị đội kiểm tra liên ngành tỉnh Bình Dương "sờ gáy" lộ ra nhiều sai phạm như: mẫu xăng dầu A92 không đạt chất lượng, thiếu giấy chứng nhận đo lường cột bơm, thiếu hợp đồng đại lý bán lẻ xăng dầu...
Đinh Ngọc Hệ đã chỉ đạo thuộc cấp làm văn bản gửi ông Lê Thanh Cung, lúc đó là Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương, mạo nhận hoạt động của cửa hàng xăng dầu Thái Sơn là thực hiện nhiệm vụ kinh tế quốc phòng để xin không bị xử phạt. Hệ cũng liên lạc với ông Bùi Văn Tiệp, lúc đó là Đại tá, Sư đoàn trưởng Sư đoàn 367 Quân chủng PKKQ để tạo dựng hợp đồng giả, nhận là số xăng dầu không đạt chất lượng do Sư đoàn 367 gửi, không phải là để kinh doanh.
Từ đó mà Chi cục QLTT Bình Dương đã không truy đến cùng, không xử phạt. Theo quy định, với những vi phạm hành chính trên, mức xử phạt lên đến hơn 1,4 tỷ đồng.
Được biết, trong quá trình điều tra, "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ đã không thành khẩn, không thừa nhận hành vi. Tuy nhiên, Đinh Ngọc Hệ tự nguyện chia sẻ khắc phục hậu quả và đã nộp 500 triệu đồng. Các bị can khác như: Trần Văn Lâm, Trần Xuân Sơn, Bùi Văn Tiệp phạm tội theo sự chỉ đạo của Hệ.
Ngoài việc lợi dụng danh nghĩa của Bộ Quốc phòng có những hành vi vi phạm pháp luật như trên, cơ quan điều tra làm rõ, "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ đã sử dụng bằng giả để thăng tiến trong 1 số đơn vị kinh tế thuộc Bộ này.
Được biết, hiện cơ quan điều tra của Quân đội đang xác minh 1 số đơn tố cáo "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ và 1 số cá nhân có liên quan đến các hành vi, vụ việc khác. Cơ quan điều tra sẽ tiếp tục mở rộng điều tra trong giai đoạn tiếp theo.
Theo Linh An (Vietnamnet)
Dùng bằng giả, "Út trọc" Đinh Ngọc Hệ nói lỗi do... vô ý Khi đại diện Viện Kiểm sát công bố các bút lục liên quan đến việc sử dụng bằng đại học giả, bị cáo Đinh Ngọc Hệ cho rằng, việc bằng tốt nghiệp đó vẫn có trong các giấy tờ là sai do... các cơ quan chức năng". Ông Hệ nói do phòng Chính trị kê khai hộ và cho rằng đây là lỗi...