Út ‘trọc’ chiếm đất quốc phòng để đầu tư BOT
Út “trọc” bị cáo buộc dùng các thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt quyền sử dụng khu đất số 7-9 của Quân chủng Hải quân, gây thiệt hại hơn 525 tỉ đồng.
Ngày 19-5, Tòa án quân sự Quân chủng Hải quân (QCHQ) tiếp tục xét xử bị cáo Nguyễn Văn Hiến, cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng, cùng các bị cáo trong vụ sai phạm về quản lý đất đai tại ba khu đất trên đường Tôn Đức Thắng (TP.HCM).
Trong hơn 939 tỉ đồng thất thoát, riêng khu đất số 7-9, số tiền thiệt hại đã lên tới hơn 525 tỉ đồng. Đây cũng là dự án mà cơ quan tố tụng cáo cuộc Đinh Ngọc Hệ (tức Út “trọc”) có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Thế chấp đất quốc phòng để làm BOT
Năm 2005, Đinh Ngọc Hệ nhờ cháu gái mình là Vũ Thị Hoan (sinh viên năm nhất hệ cao đẳng) đứng tên thành lập Công ty Yên Khánh. Hoan giữ chức giám đốc công ty nhưng không có thực quyền, mọi sự điều hành đều do Hệ.
Một năm sau, dưới sự chỉ đạo của Hệ, Hoan ký tờ trình phản ánh gian dối về năng lực của Công ty Yên Khánh, gửi QCHQ đề nghị liên kết đầu tư dự án xây dựng tại khu đất số 7-9.
Năm 2010, Sở TN&MT TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng khu đất trên cho Công ty Yên Khánh Hải Thành (liên doanh giữa Công ty Yên Khánh và Công ty Hải Thành thuộc QCHQ).
Có được giấy chứng nhận, Hệ yêu cầu nhân viên mang đi thế chấp tại Ngân hàng BIDV để vay vốn cho các công ty của bị cáo. Ngân hàng và các công ty này thống nhất khu đất có giá trị hơn 717 tỉ đồng.
Trong đó, Công ty cổ phần Xăng dầu Thái Sơn B.Q.P nhận bảo lãnh 18% giá trị tài sản thế chấp, Công ty cổ phần Thương mại Nước giải khát Khánh An 9%, Công ty Thái Sơn Bộ Qp 3%…
Đặc biệt, nguồn tiền còn được Đinh Ngọc Hệ chuyển vào hàng loạt công ty tham gia các dự án BOT. Điển hình: Công ty Yên Khánh nhận bảo lãnh 40% giá trị tài sản thế chấp để mua quyền thu phí đường cao tốc TP.HCM – Trung Lương; Công ty cổ phần BOT cầu Việt Trì nhận bảo lãnh 10% để đầu tư thực hiện dự án xây dựng cầu Việt Trì mới theo hình thức BOT; Công ty TNHH BOT và BT Quốc lộ 20 nhận bảo lãnh 8%.
Cựu thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến cùng các bị cáo tại tòa. Ảnh: A.LÚY
Video đang HOT
Út “trọc” phủ nhận mọi lời khai
Trước tòa, Vũ Thị Hoan và Phạm Văn Diệt (cựu giám đốc điều hành Công ty Yên Khánh) đều khai thực hiện các hành vi phạm tội dưới sự chỉ đạo của Đinh Ngọc Hệ.
Ngược lại, Hệ phủ nhận mọi lời khai của hai bị cáo này, nhiều lần khẳng định không liên quan gì tới Công ty Yên Khánh, cũng không hề nhờ Hoan đứng tên thành lập công ty. Bị cáo chỉ làm việc tại Công ty Thái Sơn Bộ Qp mà thôi.
Liên quan đến khu đất số 7-9, Đinh Ngọc Hệ cũng một mực cho rằng không biết gì, không biết khu đất được thế chấp tại Ngân hàng BIDV để vay bao nhiêu, cũng không rõ việc liên doanh giữa Công ty Yên Khánh và Công ty Hải Thành…
Đáng chú ý, hồ sơ vụ án cho thấy trong một lần đàm phán giữa hai công ty trên, Hệ có mặt và giới thiệu là chủ Công ty Yên Khánh. Tại tòa, một số bị cáo cũng xác nhận có nhìn thấy Hệ tới Công ty Hải Thành, dù vậy bị cáo này vẫn nói không liên quan gì tới việc ký kết hợp đồng.
HĐXX sau đó cho trình chiếu chứng thư bảo lãnh của Hệ tại Ngân hàng ACB để vay vốn cho Công ty Yên Khánh. Hệ cho rằng chữ viết trong chứng thư không phải của mình, còn chữ ký thì “gần giống”.
Ngay lập tức, tòa công bố lời khai của Hệ tại cơ quan điều tra, thể hiện việc bị cáo thừa nhận đã ký vào chứng thư nêu trên để bảo lãnh cho Công ty Yên Khánh vay vốn. Lúc này, Hệ xác nhận nhưng nói không biết bảo lãnh cho Công ty Yên Khánh làm gì.
Tiếp đó, tòa công bố nhiều hình ảnh thể hiện Hệ có mặt tại trụ sở Công ty Yên Khánh và theo lời khai của Diệt thì Hệ có mặt để chủ trì việc triển khai dự án xây văn phòng cao ốc tại khu đất số 7-9.
Tuy nhiên, bị cáo cho rằng Diệt nói không đúng. “Hôm đó, bị cáo và vợ đi công việc về thì vợ bị cáo có muốn xin một pho tượng đặt ở phòng cơ quan và bị cáo có dẫn vào cơ quan coi. Bị cáo gặp, chào hỏi mọi người rồi ra, bị cáo không liên quan, không biết các việc đây là cuộc họp, chỉ khi hình ảnh nói đây là cuộc họp mới biết” – Hệ khai.
Hôm nay, 20-5, phiên tòa bước sang phần tranh luận.
Quan điểm của Quân chủng Hải quân
Được triệu tập với tư cách bị hại, đại diện QCHQ cho biết đã bị ba bị cáo Hệ, Diệt và Hoan lừa đảo chiếm đoạt giá trị quyền sử dụng khu đất 7-9 rồi đem đi thế chấp ngân hàng, đến nay chưa giải chấp. Nếu vụ việc không được phát hiện kịp thời, khu đất sẽ có nguy cơ bị phát mại.
Vị đại diện đề nghị tòa buộc các bị cáo và công ty liên doanh trả lại quyền sử dụng đất, Công ty Hải Thành nộp trả hơn 939 tỉ đồng về cho quân chủng quản lý, sử dụng.
Đối với hai khu đất số 2 và số 9-11, nhóm bị cáo là cựu cán bộ của QCHQ tham gia góp vốn bằng quyền sử dụng đất là không đúng quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên, hiện các đối tác đã đầu tư số tiền rất lớn vào những dự án này mà chưa thu hồi được vốn. Do đó, QCHQ mong muốn tòa xử lý theo quy định của pháp luật, quân chủng sẽ đề nghị các cấp thẩm quyền có cơ chế phù hợp để đảm bảo quyền lợi cho các bên.
Nữ sinh làm giám đốc coi Út 'trọc' như cha, nói gì cũng nghe
Trả lời thẩm vấn của luật sư, Vũ Thị Hoan nghen ngao khai: Bị cáo coi ông He nhu cha, noi gi cung nghe.
Phiên xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến và Đinh Ngọc Hệ (tức Út trọc) cùng các đồng phạm hôm nay tiếp tục với phần thẩm vấn.
Theo cáo buộc, năm 2005, Đinh Ngọc Hệ nhờ cháu là Vũ Thị Hoan (khi đó đang là sinh viên năm thứ nhất, hệ cao đẳng, trường ĐH Công nghiệp TP.HCM) đứng tên giám đốc, người đại diện theo pháp luật để thành lập công ty Yên Khánh. Mọi việc nữ sinh viên làm đều theo chỉ đạo của Hệ.
Hoan nghen ngao khai trước tòa: Bị cáo coi ông He nhu cha, noi gi cung nghe.
Khi đung ten thanh lap cong ty Yen Khanh, bi cao khong đong đong von nao. Cho ngoi lam viec cua bi cao la chung voi cac nhan vien ke toan khac, khong đuoc huong loi ich gi va chi đuoc nhan luong cua nhan vien ke toan.
Bi cao nghi mình chỉ đung ten ho, khong biet va khong tham gia cac cuoc hop. Bản chất công ty Yên Khánh là của bị cáo Hệ, nên 2 can ho công ty mua là để cho vợ cả (đã ly hôn) và con của bị cáo Hệ ở. Ông He có quyen quyet đinh ve tai san nay.
Tra loi cau hoi cua luat su ngay sau đo, bi cao Đinh Ngoc He khai, Hoan nói về tai san khong đung.
Cựu Thứ trưởng xin chịu trách nhiệm trước nhân dân
Theo cáo trạng, Bộ trưởng Quốc phòng đã có ý kiến chỉ đạo các đơn vị "không được góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất và tài sản trên đất".
Nhưng do cựu Thứ trưởng Nguyễn Văn Hiến không kiểm tra đôn đốc và các bị cáo không nghiêm túc thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng nên công ty Hải Thành của Quân chủng Hải quân (QCHQ) vẫn góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất số 7 - 9 là hơn 503 tỷ đồng, dẫn đến bị Hệ và đồng phạm lừa đảo, đem thế chấp lô đất tại ngân hàng.
Cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến tại tòa
Trả lời thẩm vấn của luật sư, cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến nhận phần lỗi của mình, xin chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật và đồng đội. Ông được đào tạo về quân sự 9 năm, nhưng chưa từng qua trường lớp quản lý kinh tế nào.
Là chỉ huy cấp quân chủng, những năm làm Tư lệnh QCHQ, bị cáo còn là ủy viên trung ương Đảng, đại biểu Quốc hội, rồi theo chỉ đạo của Bộ Quốc phòng tham gia một lớp nghiên cứu sinh đặc biệt.
Từ 2005 - 2015, bị cáo được tặng thưởng huân chương Sao vàng, Anh hùng LLVT thời kỳ đổi mới, Giải thưởng Hồ Chí Minh về thành tích nghiên cứu các cụm chiến đấu ở quần đảo Trường Sa, huân chương Bảo vệ Tổ quốc...
Bị cáo không hoàn toàn đồng ý việc cáo trạng quy kết bị cáo khong thuc hien viec kiem tra.
Theo lời khai của ông Nguyễn Văn Hiến, bị cáo đa ra lenh tong kiem tra tat ca du an lam kinh te, cong ty Hai Thanh theo chi thi kiem tra cua Tu lenh Hai quan ve viec chap hanh cac quy đinh cua phap luat, cua Bo, Quan chung.
Dù vậy vẫn chua đu sat sao, quyet liet nen bị cáo đã nhan khuyet điem.
Cựu Đô đốc Nguyễn Văn Hiến nói chưa từng được đào tạo quản lý đất đai Bị cáo Hien noi đuoc đao tao bài bản 9 nam ve chi huy quan su, nhưng chua tung mot ngay đuoc đao tao quan ly kinh te, đat đai. Chiều 19/5, phiên toà xét xử cựu Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Văn Hiến, cựu Thượng tá quân đội Đinh Ngọc Hệ (Út "trọc") và các bị cáo liên quan đến sai...