‘Us – Chúng ta’ và bức tranh đầy hỗn loạn về xã hội Mỹ: Nơi mọi giá trị đều bị đảo lộn
Mùa phim kinh dị năm 2019 đã mở màn đầy ấn tượng với Us. Có rất nhiều yếu tố khiến Us thực sự là một bộ phim kinh dị nổi bật.
Và, một trong những thành công quan trọng nhất của Us chính là việc vẽ ra một bức tranh đầy hỗn loạn về xã hội nước Mỹ thời kì hiện đại, nơi các giá trị và niềm tin cốt lõi dễ dàng bị lung lay, là nơi mà cả “mắt thấy tai nghe” vẫn khó có thể đoán định được tính chất thực sự của sự việc.
Một trong những chi tiết ám ảnh nhất, được liên kết ngay từ đầu phim cho đến cuối phim chính là khung cảnh hàng triệu triệu người Red cùng nắm tay nhau, xếp thành một hàng dài hàng nghìn cây số xuyên suốt chiều dài của nước Mỹ. Đó cũng là một trong những khung cảnh kinh hoàng và gây nỗi hoang mang tột độ ở cuối phim, khiến cho khán giả lúc ra về sẽ tự theo đuổi theo những dòng suy nghĩ từ điên rồ cho đến hoang dại của riêng mình.
Cũng cần biết, hình tượng biển người nắm tay nhau vòng quanh nước Mỹ ấy lấy cảm hứng từ phong trào Hands Across America, chi tiết về phong trào này cũng xuất hiện ngay từ những phút đầu của bộ phim. Hands Across America là một trong những hoạt động gây quỹ nổi tiếng nhất trong lịch sử, được thực hiện bởi tổ chức USA for Africa nhằm quyên góp tiền bạc cho các nước nghèo ở châu Phi. Tuy nhiên, bất chấp một chương trình công phu, thu hút đến hơn 6,5 triệu người Mỹ cầm tay nhau xếp hàng trải qua chiều ngang của nước Mỹ để tham gia, Hands Across America chỉ thu về 34 triệu USD, trừ hết tất cả các chi phí, chỉ còn vẻn vẹn 15 triệu USD được gửi đến cho người dân châu Phi. Tuy nhiên, chính hình tượng nhân văn ấy, khi lên phim, lại trở thành biểu tượng của sự sụp đổ nền văn minh loài người trước giống loài Red. Đó là những cái xác lặng câm, không suy nghĩ, chỉ biết thực hiện như một con rối.
Bên cạnh đó, hình tượng biển người này lại khiến khán giả tinh ý liên hệ trực tiếp với chính sách xây một bức tường khổng lồ, phân tách rõ ràng biên giới Mỹ-Mexico của Tổng thống Donald Trump. Song, hình tượng trên lại có thể suy nghĩ theo một hướng khác: một khi bức tường dựng nên, nước Mỹ sẽ tự tạo nên một rào cản với thế giới những người còn ở lại, những người góp phần tạo nên bức tường, cũng chả hơn gì những xác sống vật vờ. Trong bối cảnh các phong trào đấu tranh vì xã hội đang lan rộng tại Mỹ kể từ khi ông Trump lên nhậm chức, âu đây cũng là một thông điệp dễ hiểu.
Yếu tố phân biệt chủng tộc trong Us lại được khai thác một cách khá thú vị. Nó không bùng nổ dữ dội và làm bạn uất nghẹn, mà nó len lỏi một cách từ từ, khoác lên mình lớp vỏ ngụy trang hoàn hảo, để rồi ta thấy rằng: không có xã hội nào là hoàn mỹ và đáng sống. Mặc cho sự thật, các dân tộc trên thế giới đã cùng nhau nắm tay đi qua chế độ phân biệt chủng tộc từ lâu, song những định kiến, những nghi ngờ và hắt hủi về màu da, về sắc tộc vẫn ngấm ngầm, âm ỉ, chỉ chực chờ bùng nổ. Và đó thực sự là hiện thực của xã hội nước Mỹ hiện tại.
Và đoạn kết chính là lúc mà tất cả các neuron thần kinh não của khán giả bị thách thức một cách cùng cực: đâu là đúng, đâu là sai, ai là thật, ai là giả?. Câu hỏi không chỉ dừng lại ở đó, mà còn tiến xa hơn: liệu cái sự “giả” có là “thật”, và sự “thật” đang dần trở nên “giả” hay không? Hành động của nhân vật nữ chính là đúng nếu đứng dưới một hệ quy chiếu, nhưng nếu nhìn dưới một nhãn quan khác, nó lại trở thành một sai lầm. Cũng đừng quên, khi cái kết đã được hé lộ, đó cũng là lúc mọi giá trị mà chúng ta hằng tin tưởng bị đảo ngược, ít ra là ở trong bộ phim. Cuộc sống chẳng qua cũng chỉ như thế thôi, đúng không?
Đó chính là cách mà ekip Us đã xây dựng phân cảnh cuối, thật thông minh và khéo léo để mỗi người trong chúng ta khi ra về đều bận theo đuổi những suy nghĩ riêng. Bạn có sẵn sàng đi xem phim lại lần thứ hai, với tâm thế đã biết kết cục đầy lạ kì ấy, và áp cái góc nhìn ấy trở lại từ đầu của bộ phim? Ái chà, đó sẽ lại là một chuyến phiêu lưu khác: cảnh vật, hành động và nhân vật vẫn giữ nguyên, nhưng chính tâm trí của bạn đã thay đổi.
Trailer bộ phim.
Nếu có một yếu tố thực sự bùng nổ và đẩy cảm xúc của Us lên đến tận cùng, đó chỉ có thể là phần âm nhạc thực sự xuất sắc. Không đi theo công thức lối mòn khi làm nhạc và âm thanh cho phim kinh dị, phần nhạc phim và hiệu ứng âm thanh của Us lại gây một nỗi ám ảnh đặc biệt. Nó mang dáng dấp của những năm tháng đêm trường Trung Cổ, bi tráng, u uất, huyền diệu, hoàn toàn không mang tính dọa nạt một cách cố tình và việc xuất hiện của ca khúc chủ đề cũng đủ là một lời đe dọa. Có ai nghe một bản rap đầy sôi động mà vẫn cảm thấy sợ hãi như trong Us chưa?
Và cuối cùng, Us rõ ràng đang đứng trước hai luồng ý kiến phân hóa rõ rệt. Có người tán tụng bộ phim đến tận mây xanh, cho đây là một trong những tác phẩm kinh dị nổi bật nhất trong nhiều năm gần đây. Bên cạnh đó, cũng có không ít người lại hoàn toàn không đánh giá cao Us, đặc biệt xoáy sâu vào những lỗ hổng trong kịch bản. Nhưng về cơ bản, nếu bạn muốn thưởng thức một bộ phim kinh dị có tính nghệ thuật cao, với những giá trị và thông điệp chứa trong tầng tầng lớp lớp cùng phần âm nhạc ám ảnh đến cùng cực, Us là tác phẩm dành riêng cho bạn.
Theo saostar
Giải mã 5 tình tiết thâm thúy của US cho những ai xem về còn mông lung
Với một nhà làm phim "thâm" như Jordan Peele thì cái kết của "Us" chẳng hề đơn gian chút nào đâu.
Us ( Chúng Ta) theo chân gia đình Wilson gồm Adelaide (Lupita Nyong'o), Gabe (Winston Duke), Zora (Shahadi Wright Joseph) và Jason (Evan Alex) trong kỳ nghỉ tới Santa Cruz. Một gia đình với nhân dạng giống hệt họ xuất hiện và âm mưu lấy mạng những "phiên bản gốc". Là một bộ phim có rất nhiều ẩn dụ, có khá nhiều chi tiết trong phim không phải ai cũng giải mã được.
1. Các bản thể Tethered (Người bị xích) là ai và đến từ đâu?
Những kẻ bí ẩn tấn công gia đình Wilson được gọi là Tethered. Chúng là những "bản sao" hoàn hảo được chính phủ Hoa Kỳ tạo ra để kiểm soát người dân và bị nhốt trong mê cung ngay dưới mặt đất. Mỗi Tethered đều có kết nối tâm linh với bản gốc ở thế giới mặt đất khi tái hiện từng hành động một cách chuẩn xác.
Gia đình Tethered trong "Us"
Mục đích ban đầu của Tethered trong Us nhằm biến người dân thành những con rối, chính phủ sẽ kiểm soát được hành động của người dân bằng kết nối tâm linh. Đây là thuyết âm phổ biến khi cô bé Zora kể cho cha mẹ nghe chuyện bỏ Flour vào nước uống để dân chúng "ngoan ngoãn" hơn lúc đầu phim.
Tuy nhiên, kế hoạch đã không thành công và những "sản phẩm lỗi" này bị bỏ lại. Từ đó, Tethered trở thành những "bản sao" dị dạng, ăn thịt thỏ để sống và liên tục bắt chước hành động của bản gốc trong bóng tối. Dù có nhiều chi tiết chưa được giải thích cặn kẽ về cách Tethered được tạo ra hay kết nối với bản gốc, trọng tâm của Us là những gì diễn ra sau này chứ không phải nguồn gốc của chúng.
2. Ẩn ý của những cái nắm tay "bắt tay xuyên nước Mỹ"
Hand Across America (Bắt tay xuyên nước Mỹ) là một sáng kiến từ thiện táo bạo và thành công vào năm 1986. Trên khắp lục địa Hoa Kỳ, mọi người nắm tay nhau để quyên góp cho các tổ chức dành cho người vô gia cư (10 USD cho mỗi người tham gia). Michael Jackson (được nhắc tới trong chiếc áo thun có chữ Thriller) cũng là một trong những người tổ chức chương trình.
Cái đêm mà Tethered vùng lên từ lòng đất, chúng ra tay kaasy mạng các bản thể gốc hoặc bất kì ai cản đường. Cuối cùng, những "bản sao" lại đứng nắm tay nhau tạo thành một hàng dài không gián đoạn trải dọc lãnh thổ Mỹ. Mục đích của Tethered có lẽ không phải lật đổ con người mà chỉ muốn tìm chỗ đứng và tuyên bố sự hiện diện của mình mà thôi.
3. Thân phận bị tráo giữa Adelaide và Red
Đoạn đầu của Us diễn ra vào năm 1986 với hình ảnh Adelaide ngồi xem TV - bao gồm đoạn quảng cáo cho Hands Across America - trước khi được cha mẹ đưa đến bãi biển Santa Cruz. Cô bé vô tình bước vào một căn nhà gương đáng sợ. Trong lúc tìm lối thoát, Adelaide huýt sáo rồi nghe tiếng vọng lại. Đây cũng là lúc cô bé gặp "bản sao" của mình. Khán giả đều tin rằng trải nghiệm này đã khiến Adelaide bị tổn thương nặng nề và sao nhân vật không dám chống trả mạnh mẽ xuyên suốt bộ phim.
Adelaide chính là Red và Red là Adelaide.
Tuy nhiên, đoạn kết Us mang đến nút thắt đen tối hơn hẳn. Red đã tấn công và xích Adelaide xuống dưới lòng đất rồi thay thế vị trí của cô bé. Sau sự kiện đó, mối liên kết giữa họ bị phá vỡ. Các bác sĩ cho rằng Adelaide (do Red giả dạng) bị sốc và trầm cảm nhưng thực chất, cô bé không nói được vì suốt tuổi thơ dưới lòng đất. Nhân vật cũng sợ trở lại Santa Cruiz vì không dám đối diện với quá khứ. Ngược lại, Adelaide phải chịu đựng nhiều hơn sau khi bị mắc kẹt dưới lòng đất. Cô bé dần mất đi tiếng nói nhưng vẫn đủ sức để tập hợp các Tethered còn lại để chờ ngày trả thù.
Giống với Get Out, nút thắt này đã được Jordan Peele cài cắm từ trước, như việc Adelaide bộc lộ cảm xúc mạnh mẽ khi trở lại Santa Cruiz hay nói với cô bạn rằng mình không hề thích giao tiếp. Việc nhân vật xúc động khi thấy tấm hình vẽ của Jason hay lấy mạng cặp song sinh nhà Tyler một cách bạo lực cũng cho thấy Adelaide biết rõ về họ. Ngoài ra, việc Red bỗng nhiên biết nói so với số Tethered còn lại cũng là chi tiết ám chỉ sự hoán đổi này.
Red đã hoán đổi với Adelaide khi còn bé.
Cuối cùng, Adelaide (thực chất là Red) cũng đã lấy mạng được Red (vốn là Adelaide) và chôn vùi quá khứ. Tuy nhiên, cậu bé Jason dường như đã nhận ra sự thật đáng sợ về mẹ mình và dần kéo chiếc mặt nạ xuống như một biểu hiện của sự phòng thủ, nghi kị.
4. Us tượng trưng cho nỗi sợ từ bên ngoài
Tuy không đề cập trực tiếp như Get Out nhưng Us vẫn thể hiện rõ nét thông điệp của Jordan Peele. Bộ phim nói về nỗi sợ của chúng ta về "người khác" trong khi "người khác" đó thực chất nằm trong chính chúng ta. Tựa đề Us vừa có nghĩa là "Chúng ta" vừa mang hàm ý nước Mỹ (US) khi Red trở lời rằng "bọn ta là người Mỹ". Chúng là những "bản sao" của chính người dân nhưng lại bị lãng quên, bị xem là người ngoài cuộc bởi chính những kẻ sáng tạo.
"Người khác" không đâu xa chính là "chúng ta".
Đó chính là những người vô gia cư mà chương trình Hand Across America giúp đỡ với sự tham gia của chính tổng thống Hoa Kỳ Reagan. Nhưng Tethered còn mang ý nghĩa nhiều hơn thế: họ chính là những nô lệ da màu bị bắt đến Mỹ lao động khổ sai hay người da đỏ bản xứ bị mất đất đai vào tay dân da trắng (chi tiết chiếc nhà gương chuyển từ chủ đề người da đỏ sang truyền thuyết nước Anh sau nhiều năm là có chủ đích).
Nhưng Us không chỉ là một bài học lịch sử về sự bất công. Nó nói với khán giả rằng những bất công này còn tồn tại cho đến ngày nay. Tethered là một sản phẩm từ trước thời cha cha mẹ của Adelaide nhưng chẳng thể bị chôn vùi. Nước Mỹ hiện đại vẫn phải đương đầu với hậu quả mà nó để lại. Tethered có thể hành động khác nhưng giống hệt chúng ta về bản chất. Họ cố gắng sống theo cách mà chúng ta đang sống. Us chính là bộ phim về những quyền cơ bản của con người.
Đây không phải là vấn đề người da đen hay da trắng. Mục tiêu cuối cùng của Tethered là sự phản kháng. Dĩ nhiên, họ đã lấy mạng những bản gốc một cách tàn bạo nhưng đó chẳng là gì so với cuộc sống không khác gì địa ngục dưới mặt đất. Điều này thể hiện rõ nét ở sự hoán đổi giữa Adelaide và Red. Bộ phim khiến chúng ta giật mình khi những "Tethered" này có thể xuất hiện mọi nơi trong cuộc sống nhưng chẳng ai để tâm tới họ.
5.Ý nghĩa của Jerimiah 11:11
Một chi tiết xuất hiện nhiều lần trong Us chính là Jerimiah 11:11. Đây là một câu nói được trích dẫn trong Kinh Thánh: "Vậy nên, Đức Ngài phán rằng ta sẽ khiến tai nạn đổ trên chúng nó, không thể tránh được; chúng nó sẽ kêu đến ta, những ta chẳng thèm nghe."
Câu nói này như đại diện cho sự tàn bạo của Tethered trong cuộc nổi dậy với mệnh lệnh từ "Chúa" là Red - người duy nhất biết nói. Thế nhưng, Red lại là một người đến từ mặt đất và bị tước đi quyền sống căn bản. Thứ nhân vật này muốn dường như chỉ là sự trả thù cá nhân mà thôi. Dường như bộ phim đang ám chỉ rằng tôn giáo chỉ thực chất chỉ là "quân cờ" của một số kẻ đứng đầu mà thôi.
Us hiện đang công chiếu trên toàn quốc.
Theo trí thức trẻ
Sử dụng học thuyết Freud để lý giải câu chuyện trong phim kinh dị 'US' Hình ảnh Adelaide trình diễn điệu múa trở đi trở lại xuyên suốt bộ phim, đồng thời cũng được xem là dấu mốc quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý của nhân vật. Để lý giải câu chuyện giữa Adelaide bản thể và bản sao, nhiều khán giả đã sử dụng đến học thuyết phân tâm học của Sigmund Freud. Nối...