URC Hà Nội mở rộng nhà máy “chui”: Sai phạm được bưng bít thế nào?
Từ vẽ đường cho hươu chạy Quá trình điều tra vụ việc Cty TNHH URC Hà Nội (khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai) xây dựng mở rộng nhà máy trái pháp luật, không được cấp phép, ghi nhận của phóng viên cho thấy có nhiều dấu hiệu bao che, xử lý thiếu kiên quyết của cơ quan hữu trách.
Như đã phản ánh việc Cty TNHH URC Hà Nội (khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai) xây dựng cả một dự án “khủng”, không được cấp phép ngay trong khu công nghiệp nhưng không bị cơ quan quản lý khu công nghiệp có biện pháp mạnh, cưỡng chế các sai phạm này.
Tại văn bản báo cáo UBND TP Hà Nội, ban quản lý này thừa nhận dự án mở rộng nâng công xuất nhà máy của Cty TNHH URC Hà Nội (giai đoạn 2 của dự án) đã được xây dựng từ tháng 5/2013. Ban này cũng đã phát hiện và nhiều lần nhắc nhở Cty này về hành vi xây dựng trên là vi phạm vì xây vào các lô đất dùng cho xây dựng kho tàng, bãi tập kết rác thải chung của khu công nghiệp.
Vì xây dựng sai quy hoạch nên ban này không cấp phép cho việc xây dựng của dự án mở rộng trên. Nhưng Cty TNHH URC Hà Nội không chấp hành, phớt lờ trước các nhắc nhở của BQL dự án mà vẫn tiến hành xây dựng và hoàn thiện dự án.
Cổng vào nhà máy của URC tại khu công nghiệp Thạch Thất- Quố Oai, Hà Nội
Ban QLD các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thừa nhận Cty TNHH URC Hà Nội đã xây dựng thêm một trạm xử lý nước thải cho dự án mở rộng với công suất xử lý 525 m3/ngày đêm.
Như vậy hiện tại Cty này đang vận hành 02 trạm xử lý nước thải, trong đó trạm xử lý nước thải cho dự án mở rộng chưa được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án. Hiện tại Cty này đang làm hồ sơ trình Bộ TN&MT kiểm tra, xác nhận.
Sau khi có đề nghị của Cty này, ngày 6/2/2015, Tổng cục môi trường có quyết định số 133/QĐ-TCMT thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện các công trình bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án Nâng công suất nhà máy nước giải khát không cồn và bánh snack URC Hà Nội.
Việc kiểm tra này được giao cho Cục trưởng Cục kiểm soát hoạt động môi trường thuộc Tổng cục Môi trường làm trưởng đoàn.
Văn bản của BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội
Theo báo cáo của BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cho thấy kết quả kiểm tra Cty TNHH URC Hà Nội có một số vi phạm về bảo vệ môi trường và pháp luật khác có liên quan như (pháp luật về đầu tư, xây dựng, xây dựng trên đất sai quy hoạch, chưa có giấy phép xây dựng).
Video đang HOT
Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội là đơn vị chịu trách nhiệm trước UBND TP. Hà Nội về việc quản lý hoạt động tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố nói chung và khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai nói riêng.
Nhưng thay vì để đảm bảo sự tôn nghiêm của pháp luật, phải kiên quyết xử lý sai phạm, cưỡng chế công trình, nhà xưởng không phép, dừng hoạt động xả thải của trạm xử lý nước thải cho dự án mở rộng của Cty TNHH URC Hà Nội thì BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội lại cùng với đơn vị của Tổng cục Môi trường, Cty TNHH URC Hà Nội thống nhất cho tiếp tục bổ sung hồ sơ pháp lý liên quan đến trách nhiệm xử lý nước thải và thủ tục xây dựng dự án để làm căn cứ xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
Khi Cty TNHH URC Hà Nội hoàn thiện đủ thủ tục pháp lý liên quan đến đầu tư xây dựng và bảo vệ môi trường của dự án thì Cục kiểm soát hoạt động môi trường sẽ trình lãnh đạo Tổng cục môi trường xem xét xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường để dự án đi vào vận hành.
Đến né tránh báo chí
Thay vì kiên quyết xử lý vi phạm, tổ chức cưỡng chế công trình không phép của Cty TNHH URC Hà Nội, thì lại được lái sang theo hướng đề nghị UBND TP. Hà Nội điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết khu công nghiệp Thạch Thất- Quốc Oai.
Văn bản của BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội có tính chất “mở đường” cho URC Hà Nội
Với mong muốn làm rõ việc vì sao BQL các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội thiếu kiên quyết trong việc xử lý việc xây dựng không phép của Cty TNHH URC Hà Nội? Có không dấu hiệu bao che cho sai phạm? Việc đề nghị điều chỉnh lại quy hoạch chi tiết khu công nghiệp là phục vụ cho mục tiêu phát triển chung cho khu công nghiệp hay chỉ là động thái nhằm hợp thức hóa cho việc xây dựng không phép, sai quy hoạch của URC Hà Nội? Phóng viên Báo Gia đình & Xã hội đã liên tục, tiếp cận và đề nghị BQL này làm việc, trảo đổi với phóng viên.
Nhưng sau khi phóng viên trình thẻ nhà báo, giấy giới thiệu, nội dung làm việc đến gần nửa tháng nay BQL này luôn lẩn tránh, không trả lời vụ việc. Ông Nguyễn Đồng Tâm- Chánh văn phòng, kiêm người phát ngôn của BQL này khi phóng viên liên hệ đều liên tục cho biết rằng chưa thể bố trí trao đổi thông tin vì nhiều lý do khác nhau.
Tình trạng này cũng diễn ra tương tự ở Cục Kiểm soát hoạt động môi trường thuộc Tổng cục môi trường, Bộ TN&MT. Khi phóng viên đến tìm hiểu về việc với một dự án chưa được cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án (giai đoạn mở rộng) mà nhà máy vẫn hoạt động thì sẽ xử lý như thế nào? Tuy nhiên, ở đây chúng tôi liên tục nhận được sự lẩn tránh một cách khó hiểu.
Phải qua nhiều lần liên hệ, phóng viên báo chí mới có được lần tiếp xúc hiếm hoi với một cán bộ văn phòng của Cục Kiểm soát hoạt động bảo vệ môi trường.
Khi được hỏi về việc xác nhận hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường cho Cty URC Hà Nội thì được bà này cho biết là: “Cái này vẫn đang trong quá trình thử nghiệm, kết thúc quá trình thử nghiệm họ sẽ hoàn tất hồ sơ. Hiện Cty URC vẫn chưa được xác nhận đã hoàn thành công trình, biện pháp bảo vệ môi trường”.
Trả lời cho câu hỏi tại sao thì bà này cho biết là: “Nó có vấn đề trong đấy, em không trả lời được. Phải xin ý kiến anh Hanh (cục trưởng). Em không bình luận gì về những câu hỏi, lãnh đạo em có chỉ đạo như vậy nên trả lời như vậy. Em nhắc lại, hiện nay bọn em vẫn đang làm công tác xác nhận hoàn thành theo quy định”.
Xung quanh vụ việc này, khi được hỏi các luật sư đều cho rằng với việc xây dựng nhà máy không phép như trên thì Tổng cục Môi trường không thể cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án. Bởi nếu cấp thì đồng nghĩa cho việc Tổng cục này tiếp tay cho sai phạm, thừa nhận sai phạm. nếu không có giấy phép này thì về nguyên tắc hệ thống xử lý nước thải chưa đủ điều kiện vận hành.
Theo Gia đình & Xã hội
"Tuýt còi" Công ty URC Hà Nội vì cố tình xây dựng nhà máy trái phép
Mặc dù đã có biên bản tạm dừng việc triển khai thi công, tuy nhiên Công ty TNHH URC Hà Nội vẫn cố tình xây dựng nhà máy trái phép, không đúng quy hoạch.
Xây dựng trái phép
Thông tin trên tờ Người Lao Động cho hay, Ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội - vừa có văn bản gửi UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan báo cáo về Dự án xây dựng nhà máy nước giải khát không cồn và bánh snack URC Hà Nội tại Khu công nghiệp Thạch Thất, huyện Quốc Oai (Hà Nội) của Công ty TNHH URC Hà Nội.
Theo đó, Công ty TNHH URC Hà Nội đã tiến hành xây dựng nhà xưởng sản xuất mở rộng, nâng công suất bánh snack từ 3.485 tấn/năm lên 20.000 tấn/năm; công suất nước giải khát từ 160.000 tấn/năm lên 295.000 tấn/năm và đã lập ĐTM (đánh giá tác động môi trường) cho dự án "Nâng công suất nhà máy nước giải khát không cồn và bánh snack URC Hà Nội", được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt.
Cổng vào nhà máy nước giải khát URC
Công ty TNHH URC Hà Nội đang vận hành đồng thời 2 trạm xử lý nước thải. Trạm xử lý của giai đoạn 1 công suất 375m3/ngày đêm đã được cấp giấy xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ cho giai đoạn vận hành dự án.
Tuy nhiên, trạm xử lý của giai đoạn mở rộng công suất 525 m3/ngày đêm chưa được cấp giấy xác nhận.
Chính vì thế, khi Công ty TNHH URC Hà Nội lập hồ sơ đề nghị xác nhận hoàn thành các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành của dự án mở rộng nâng công suất, trình Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra, xác nhận.
Sau khi nhận hồ sơ đề nghị xác nhận của Công ty TNHH URC Hà Nội, Tổng cục Môi trường đã thành lập đoàn kiểm tra và sau đó phát hiện công ty này có một số vi phạm về bảo vệ môi trường cũng như pháp luật khác liên quan về đầu tư, xây dựng: Xây dựng trên đất sai quy hoạch, chưa có giấy phép xây dựng.
Vướng mắc chính trong việc Công ty TNHH URC Hà Nội chưa được cấp Giấy xác nhận hoàn thành của Tổng cục Môi trường là do công trình xây dựng (dự án) chưa hợp pháp.
Như vậy với việc xây dựng trạm xử lý nước thải của giai đoạn mở rộng công suất 525 m3/ngày đêm chưa được cấp giấy xác nhận của Tổng cục Môi trường. Nói cách khác, việc vận hành trạm xử lý nước thải là vi phạm quy định bởi chưa được xác nhận hoàn thành và chưa được coi như một biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ sản xuất.
Sản phẩm bị tố có dị vật
Được biết Công ty TNHH URC Hà Nội đang sản xuất sản phẩm nước giải khát trà xanh C2, đây sản phẩm liên tục trong thời gian qua bị người tiêu dùng phản ánh có dị vật gây bức xúc dư luận.
Cụ thể anh Vũ Ngọc Đức (huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang) phản ánh về việc tháng 4/2015 anh có mua 1 thùng sản phẩm trà xanh C2 về sử dụng và phát hiện một chai C2 có hiện tượng chứa dị vật như côn trùng bên trong.
Sau đó, anh Vũ Ngọc Đức đã ủy quyền cho luật sư của mình làm việc với Công ty URC, yêu cầu URC lý giải nguyên nhân chất lượng sản phẩm.
Chai trà xanh C2 trong 1 thùng sản phẩm được anh Vũ Ngọc Đức (Hà Giang) mua về sử dụng phát hiện dị vật lạ trong chai (ảnh do anh Đức cung cấp)
"Phía Công ty URC lại giải thích do trong quá trình vận chuyển đánh rơi dẫn đến nắp chai bị kênh nên có tạp chất vào dẫn đến hiện tượng như vậy", anh Đức cho biết.
Sau khi giải thích với khách hàng, Công ty URC đề nghị tặng anh Đức 5 thùng sản phẩm trà xanh C2, sau đó tăng lên 20 thùng nhưng anh Đức không đồng ý. Đến thời điểm này, anh Đức vẫn không biết được chất lượng chai nước C2 ấy thế nào?
Tương tự trường hợp anh Đức, anh P.V.H (Hoàng Mai - Hà Nội) cho biết: Tháng 7/2015, anh mua sản phẩm trà xanh C2 của Công ty URC. Tuy nhiên khi rót ra cốc để sử dụng, anh Hưng phát hiện trong nước trà xanh C2 vật lạ màu trắng như cao su.
Ngay khi phát hiện "dị vật" này, anh H đã liên hệ với Công ty URC theo số điện thoại in trên bao bì nhưng không liên lạc được. Sau đó, anh H tìm được số điện thoại khác trên mạng và liên hệ để phản ánh sự việc.
Cũng giống như trường hợp anh Đức, nhân viên Công ty URC Hà Nội đã cử nhân viên gặp anh H ngỏ ý xin lại chai trà xanh C2 chứa dị vật và hứa tặng anh 5 thùng trà xanh C2 khác.
Sau những phản ánh của người tiêu dùng cả nước, TP. Hà Nội đã tổ chức Đoàn thanh kiểm tra liên ngành về vệ sinh an toàn thực phẩm do Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội chủ trì đến kiểm tra dây chuyền tại Công ty TNHH URC Hà Nội vào ngày 15/9/2015.
Tuy nhiên với thời gian thanh kiểm tra diễn ra trong vòng hơn 1 giờ đồng hồ với một khối lượng lớn công việc từ thanh tra kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật của nhà nước về an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất thực phẩm phục vụ Tết Trung thu 2015, bao gồm: Các giấy tờ thủ tục pháp lý về an toàn thực phẩm; Kiểm tra các điều kiện an toàn thực phẩm thực tế; Lấy mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo qui định... nhiều ý kiến cho rằng cách đoàn thành thanh tra, kiểm tra của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội qua ngắn về thời gian chưa thể phát hiện sai phạm nếu có của doanh nghiệp.
Theo Giáo Dục
Phát hiện nhà máy 38 triệu USD xây dựng sai phép ở Hà Nội Một công trình nhà máy có tổng mức đầu tư lên tới 38 triệu USD đã cơ bản hoàn thành và đi vào hoạt động, nay mới bị phát hiện xây dựng sai phép, không đúng quy hoạch. Ông Nguyễn Xuân Lĩnh - Phó Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội - vừa có văn bản gửi...