Úp mở số phận thượng đỉnh Mỹ-Triều: Cuộc chiến “tâm lý” giữa 2 bên?
Việc “úp mở” số phận cuộc gặp “lịch sử” dường như đang là những bước đi thăm dò lẫn nhau đến từ 2 cả phía Mỹ và Triều Tiên.
Dư luận quốc tế hai ngày nay đổ dồn mọi sự chú ý cho “số phận” của hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều, khi mà chỉ một ngày sau khi thông báo hủy, Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/5 lại để ngỏ khả năng tiến hành cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo đúng kế hoạch ban đầu, tức ngày 12/6 tới tại Singapore.
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 25/5 lại để ngỏ khả năng tiến hành cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Ảnh: CNN.
Việc “úp mở” số phận cuộc gặp “lịch sử” dường như đang là những bước đi thăm dò lẫn nhau đến từ 2 cả phía và Mỹ đang muốn gây áp lực “tối đa” lên Triều Tiên trước khi cuộc gặp “lịch sử” này diễn ra (nếu có thể).
Trên trang mạng Twitter cá nhân vào tối 24/5, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết, nước này đang có các cuộc đàm phán “rất hiệu quả” với phía Triều Tiên về việc khôi phục lại cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều và nhiều khả năng cuộc gặp này vẫn sẽ diễn ra vào ngày 12/6 tới tại Singapore.
Thông tin trên không gây bất ngờ với dư luận, bởi trước đó cùng ngày, trên đường tới Học viện Hải quân Mỹ ở bang Maryland, ông Donald Trump cũng đã để ngỏ khả năng cuộc gặp này sẽ diễn ra đúng như kế hoạch ban đầu.
Vậy điều gì đã khiến ông Trump thay đổi quyết định hủy cuộc gặp với Nhà lãnh đạo Triều Tiên mà chính ông đưa ra trước đó một ngày. Trả lời báo giới, Tổng thống Mỹ cho biết, các đường dây liên lạc đã từng được mở giữa Mỹ và Triều Tiên song phía Triều Tiên không có hồi âm, dẫn tới việc Mỹ quyết định hủy bỏ thượng đỉnh Mỹ-Triều.
Tuy nhiên, việc thông báo hủy bằng cách gửi thư rất “lịch sự” thay vì chỉ thường thông báo trên Twitter cá nhân, đi kèm với mong muốn cuộc gặp có thể diễn ra sau đó, Tổng thống Mỹ đã nhận được phản ứng khá tích cực từ phía Triều Tiên, rằng Bình Nhưỡng sẵn sàng ngồi vào bàn đàm phán với Washington bất cứ lúc nào. Bản thân ông Donald Trump thừa nhận, phản ứng của Triều Tiên đối với quyết định hủy gặp của Mỹ là cách hành xử “nồng ấm và đầy tính xây dựng”.
Dẫu vậy, cho đến thời điểm hiện tại, số phận cuộc gặp này sẽ ra sao thì vẫn chưa có câu trả lời chính xác, với thời gian và địa điểm được cả 2 nước xác nhận.
Video đang HOT
Việc “úp mở” về số phận cuộc gặp thượng định Mỹ – Triều đã được giới chuyên gia phân tích đưa ra trên các trang báo quốc tế sáng nay. Hãng tin Reuters của Anh cho rằng, đây vẫn là chiến thuật “gây áp lực tối đa” lên phía Triều Tiên của vị Tổng thống Mỹ – chiến thuật mà ông Trăm từng nêu ra cách đây 1 năm.
Nhận định này được đánh giá là hoàn toàn “dễ hiểu” khi ngay sau tuyên bố hủy cuộc gặp, ông Trump đã cảnh báo Triều Tiên rằng “quân đội mạnh nhất thế giới” luôn sẵn sàng để đối phó với cách hành động “liều lĩnh” từ Triều Tiên. Trong khi đó, truyền thông Mỹ hôm 25/5 cũng đưa tin, Hội đồng An ninh Quốc gia nước này đã thảo luận về các biện pháp trừng phạt có thể áp đặt đối với Triều Tiên, cũng như lựa chọn quân sự và nhiều biện pháp khác. Hãng tin APA của Mỹ cho biết, chính quyền Tổng thống Donald Trump đang xem xét áp đặt hàng chục biện pháp trừng phạt mới đối với Triều Tiên và những biện pháp này có thể có hiệu lực vào đầu tuần tới.
Nhật Bản – một đồng minh của Mỹ tại khu vực lâu nay vẫn luôn ủng hộ chiến dịch “gây áp lực tối đa” này của Mỹ dành cho Triều Tiên. Đến ngày 25/5, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe vẫn cho rằng, Triều Tiên cần phải thực hiện một số bước đi tích cực trước khi có thể xây dựng mối quan hệ hợp tác với các nước.
“Nếu Triều Tiên tuân thủ các Nghị quyết có liên quan của Liên hợp quốc và thực hiện phi hạt nhân hóa hoàn toàn, có thể kiểm chứng và không thể đảo ngược. Thêm vào đó là việc thả tự do cho các công dân Nhật Bản bị bắt cóc. Nhật Bản lúc bấy giờ mới có thể xúc tiến mối quan hệ hợp tác với Triều Tiên”.
Do vậy, việc hủy và để ngỏ khả năng khôi phục thượng định Mỹ – Triều đang được giới chuyên gia nhận định là một cuộc chiến tâm lý “gây áp lực tối đa” lên phía Triều Tiên của chính quyền Mỹ và lực lượng đồng minh, nhằm chiếm được lợi thế trong đàm phán giữa hai bên. Tuy nhiên, thế giới vẫn có quyền để hi vọng, những nỗ lực khôi phục cuộc gặp thượng đỉnh “lịch sử” này đến từ “thiện chí” của hai quốc gia – vốn đang mong muốn có được hòa bình và phi hạt nhân hóa hoàn toàn trên bán đảo Triều Tiên.
Theo Đình Nam
VOV1
Điều gì khiến Mỹ "quay ngoắt 180 độ", tiếp tục điều quân tới Syria?
Phát ngôn trái ngược của Tổng thống Mỹ Donald Trump liên quan đến hoạt động điều quân tại Syria đã khiến chính giới Mỹ và đồng minh "chao đảo".
Hãng tin Reuters dẫn nguồn tin từ một quan chức chính phủ Mỹ ngày 4/4 cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý kéo dài sự hiện diện của quân đội tại Syria trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia. Thông báo này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi ông Trump tuyên bố đang cân nhắc việc sớm rút quân ra khỏi Syria. Những phát ngôn trái ngược nhau đã khiến dư luận đặt câu hỏi, điều gì khiến ông Trump bất ngờ thay đổi lập trường như vậy?
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đồng ý kéo dài sự hiện diện của quân đội tại Syria. Ảnh: ABC.
Sức ép từ chính giới và quân đội Mỹ
Trong cuộc họp của Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ hôm 3/4, Tổng thống Donald Trump đã đồng ý duy trì quân đội Mỹ tại Syria với mục đích tiêu diệt tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Theo vị quan chức trên, nhà lãnh đạo Mỹ không phê chuẩn thời gian rút quân cụ thể, đồng thời mong muốn các quốc gia khác trong khu vực cũng như Liên Hợp Quốc tăng cường và trợ giúp thiết lập sự ổn định tại Syria.
Vậy mà chỉ cách đây chưa đầy 1 tuần, ông Donald Trump tuyên bố "Chúng tôi đã đập tan sào huyệt của IS. Chúng tôi sẽ rút quân ra khỏi Syria trong thời gian sớm nhất và để các lực lượng khác tiếp quản tình hình".
Trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik, cựu đại sứ Anh tại Syria cho rằng, mong muốn của ông Trump rút toàn bộ quân đội ra khỏi Syria sẽ không thể được thực hiện trong một sớm một chiều. "Tôi cho rằng đang có sự chia rẽ giữa Bộ Quốc phòng Mỹ với Nhà Trắng. Tổng thống Donald Trump thực sự muốn nhấc chân ra khỏi vũng lầy này, nhưng điều kiện và hoàn cảnh chưa cho phép".
Trên thực tế, quan điểm của ông Trump dường như mâu thuẫn với những tuyên bố của các cố vấn an ninh của ông và quân đội Mỹ - vốn ủng hộ vai trò lâu dài của Mỹ ở Syria. Đề xuất rút quân khỏi Syria cũng vấp phải sự phản đối từ một số nghị sỹ Mỹ.
Tướng Lục quân Joseph Votel, người giám sát các lực lượng Mỹ tại Trung Đông, đứng đầu Bộ Tư lệnh Trung ương nhấn mạnh: "Nhiệm vụ khó khăn vẫn còn ở phía trước. Đó là việc ổn định tình hình tại các khu vực ở Syria, củng cố lợi ích của Mỹ, đưa người dân trở về nhà, tái thiết các thị trấn và thành phố bị phá hủy trong giao tranh".
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Adrian Rankine-Galloway khẳng định: "Sứ mệnh của chúng tôi không thay đổi. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực thi chiến dịch đánh bại IS."
Thượng nghị sĩ Lindsey Graham đầu tuần này cũng nhận xét rằng, đề xuất rút quân đội Mỹ khỏi Syria của ông Trump sẽ gây bất ổn cho khu vực và thúc đẩy sự hồi sinh của IS. "Đó là quyết định tồi tệ nhất mà Tổng thống có thể đưa ra", ông Graham nói.
Theo nhận định của một số nhà phân tích, việc ông Donald Trump đồng ý duy trì quân đội ở lại Syria nhiều khả năng cũng có sự tác động của một số quan chức mới trong chính quyền, chẳng hạn như tân ngoại trưởng Miike Pompeo và cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton. Cả hai nhân vật này dù ủng hộ chấm dứt cuộc chiến chống IS nhưng lại có quan điểm cứng rắn đối với Iran. Trước đó hai quan chức này từng thể hiện lo ngại việc Mỹ rút quân ra khỏi Syria sẽ tạo đà cho Iran mở rộng ảnh hưởng.
Sức ép từ liên minh chống khủng bố
Ngoài sức ép trong nội bộ, Tổng thống Mỹ còn phải đối mặt với ảnh hưởng từ các đồng minh chống khủng bố. Mỹ đang dẫn đầu một liên minh chống khủng bố gồm hơn 60 quốc gia tại Iraq và Syria, tiến hành nhiều chiến dịch không kích và tấn công quy mô lớn nhằm phá hủy sảo huyệt của IS cũng như Al Qedal. Do vậy việc bất ngờ rút quân ra khỏi chiến trường Syria sẽ khiến liên minh này như "rắn mất đầu", khó phối hợp hiệu quả trong các hoạt động quân sự và có nguy cơ tan rã.
Bên cạnh đó, điều này cũng gây ra sự chia rẽ giữa Mỹ với lực lượng người Kurd nước này hỗ trợ bấy lâu nay, vốn đang bị yếu thế trước các cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ tại Afrin. Người Kurd sẽ có thêm lý do để hoài nghi cam kết của Mỹ đối với cuộc chiến và đối với lợi ích của họ. Một quan chức cấp cao của lực lượng người Kurd phụ trách quan hệ với Mỹ cho biết: "Mỹ muốn chúng tôi thực thi và hoàn thành điều quan trọng đối với Mỹ, nhưng lại không quan tâm đến điều mà chúng tôi mong muốn. Hãy để họ chống khủng bố còn chúng tôi sẽ chiến đấu vì lợi ích của chính mình."
Công sức của Mỹ tại Syria đổ bể?
Theo các chuyên gia, ít có khả năng việc Mỹ sẽ rút quân khỏi Syria vì đây là các hoạt động khá tốn kém và có thể mang lại hậu quả mà các bên không lường trước được.
Ông Baris Doster - nhà phân tích tại Đại học Marmara cho biết, Mỹ đã dành rất nhiều thời gian để huấn luyện và đào tạo Lực lượng Dân chủ người Kurd (SDF), cũng như thiết lập hơn chục căn cứ quân sự tại Syria. "Đến thời điểm hiện tại Mỹ đã cung cấp cho các nhóm người Kurd 5.000 xe tải với vũ khí các loại, có kế hoạch đào tạo các nhóm này để lập nên quân đội chính quy lên tới 50.000 người. Bây giờ trên lãnh thổ Syria có 20 căn cứ của Mỹ. Sau khi đầu tư những khoản tiền lớn như vậy, chắc chắn người Mỹ sẽ không rời khỏi Syria trong tương lai gần", ông Doster khẳng định.
Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực, hãng Thông tấn Anadolu cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ đang thiết lập hai căn cứ mới ở khu vực Manbij để hỗ trợ lực lượng người Kurd chống lại lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ. Còn hãng tin Sputnik ngày 2/4 thông báo, ngoài Manbij, Mỹ còn bị xây căn cứ quân sự tại các khu vực trên bờ Đông của sông Euphrates nhằm cô lập các khu vực này khỏi phần còn lại của Syria.
Theo Hồng Anh
VOV
Tổng thống Trump: Hàn Quốc sắp ra tuyên bố quan trọng về Triều Tiên Hàn Quốc sẽ đưa ra "tuyên bố quan trọng" về Triều Tiên lúc 7h tối 8/3 (sáng nay 9/3 theo giờ Việt Nam), Reuters dẫn lời Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết. Giám đốc Hội đồng an ninh quốc gia Hàn Quốc Chung Eui-yong hôm nay sẽ có cuộc họp báo đặc biệt tại Nhà Trắng. (Ảnh: Yonhap) Phát biểu với phóng...