Uống trà và vitamin D ngừa đãng trí
Theo các nghiên cứu được báo cáo tại Hội nghị quốc tế về bệnh Alzheimer, thường xuyên uống trà, tập thể dục và uống bổ sung vitamin D có thể giúp người cao tuổi ngừa đãng trí.
Nghiên cứu thứ nhất kéo dài 14 năm. Các nhà nghiên cứu đã theo dõi hơn 4.800 phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi. Họ nhận thấy những người uống trà từ 1-4 lần/tuần giảm được 37% nguy cơ mắc chứng mất trí so với những người không uống trà.
Nghiên cứu thứ hai tập trung vào tác động của vitamin D lên sức khỏe não. Nhóm tác giả thuộc trường ĐH Duke đã kiểm tra 3.325 người từ 65 tuổi trở lên và phát hiện những người không bổ sung đủ vitamin D có nguy cơ suy giảm nhận thức cao hơn những người khác đến 42%.
Ở nghiên cứu thứ ba, các nhà nghiên cứu thuộc Bệnh viện Brigham ở Boston đã theo dõi hơn 1.200 người cao tuổi trong hơn 20 năm và ghi nhận 242 trong số này bị mắc chứng mất trí nhớ.
Dựa vào những dữ liệu thu thập được, các nhà nghiên cứu phát hiện những người tham gia hoạt động thể chất từ cường độ vừa phải đến “nặng” giảm được 40% nguy cơ mắc chứng mất trí, trong khi những người ít tham gia hoạt động thể chất nhất lại tăng 45% nguy cơ này.
Theo TS Murali Doraiswamy thuộc ĐH Duke, các nghiên cứu trên là bằng chứng sinh động cho thấy người cao tuổi nên thay đổi lối sống để “ấn át” các gene có nguy cơ gây ra chứng mất trí nhớ.
Theo Tuổi trẻ
Những sai lầm khi uống trà
Uống trà có lợi cho sức khoẻ, đặc biệt trà có tác dụng giúp tránh được căn bệnh ung thư, nhưng để trà có thể phát huy được hết công dụng cần tránh mắc phải những sai lầm sau đây.
Video đang HOT
Uống trà càng mới càng ngon
Điều này rất sai lầm vì trà mới chế biến không đem lại cảm giác ngon miệng khi uống. Trong trà mới chế biến có chứa những chất như polyphenol, aldehyde, chất cồn và những hợp chất khác không có chứa chất oxy hoá. Những hợp chất này sẽ gây nên tác động tiêu cực cho hệ tiêu hoá, đặc biệt là dạ dày.
Vì thế bạn nên hạn chế uống loại trà mới chế biến, thời gian an toàn để thưởng thức là khoảng hai tuần sau khi chế biến.
Không cần rửa sạch trà tươi
Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, cộng thêm quá trình trồng trọt và phát triển có thể phải sử dụng đến các loại phân bón hoá học hay thuốc trừ sâu.
Vậy nên nếu muốn uống trà tươi bạn cần phải rửa lá trà thật sạch sẽ để loại bớt chất hoá học độc hại dính trên bề mặt lá.
Uống trà sau bữa ăn
Uống trà sau bữa ăn là một thói quen thường thấy ở rất nhiều người. Tuy nhiên, thói quen này vô cùng có hại vì nó gây nên ảnh hướng rất xấu đến hệ tiêu hoá.
Vùng nguyên liệu chè trên cao nguyên Mộc Châu
Điều này được lý giải là bởi trong trà có chứa một lượng lớn axit tanic, loại axit này lại phản ứng với chất sắt có trong thức ăn, sản sinh ra một hợp chất mới giúp cho quá trình tiêu hoá trở nên khó khăn hơn.
Hơn nữa, thường xuyên uống trà sau bữa ăn sẽ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt một lượng sắt đáng kể thậm chí là gây nên tình trạng thiếu máu.
Cách uống trà hiệu quả nhất là khoảng một giờ sau bữa ăn.
Cho bệnh nhân bị sốt uống trà
Trong trà có chứa chất theophyline, có thể là thủ phạm làm tăng nhiệt độ cơ thể. Vì thế bệnh nhân bị sốt không nên uống trà.
Bệnh nhân loét dạ dày uống trà
Chất cafein có trong trà có thể làm tăng quá trình bài tiết ra lượng axit dạ dày, càng khiến tình trạng loét dạ dày trở nên trầm trọng hơn.
Uống trà trong giai đoạn đèn đỏ
Uống trà trong giai đoạn này, nhất là loại trà đặc, sẽ rất có hại cho sức khỏe.
Những người trong giai đoạn kinh nguyệt uống trà sẽ làm tăng 2,4 lần nguy cơ mắc các triệu chứng căng thẳng, rối loạn tâm lý và phải chịu đựng những hệ luỵ rõ ràng của kỳ kinh (đau lưng, đau bụng) so với những người khác không uống trà trong thời điểm này.
Uống trà nhiều hơn bốn tách mỗi ngày, nguy cơ này sẽ tăng gấp 3/4.
Người cao tuổi nên uống trà vào buổi sáng. Uống trà vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần minh mẫn hơn, không ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa, có khả năng thanh lọc cơ thể hiệu quả.
Có thể thêm một chút đường khi uống trà, giúp trà ngon hơn mà không gây ảnh hưởng xấu đến tác dụng cũng như thành phần của nước trà.
Thời điểm tốt nhất nên uống trà xanh là vào buổi tối. Còn trà đen nên uống vào buổi chiều tối. Trà đen thích hợp với người gặp phải những rắc rối về tiêu hoá, dạ dày. Khi uống trà đen, cho thêm một chút sữa có thể làm ấm bụng.
Theo Tiền Phong
Uống trà, đánh răng, tháo dây lưng: Chớ làm sau khi ăn! Ăn cơm xong không nên lập tức uống trà, đặc biệt là trà đặc, vì không những dễ gây ra táo bón mà còn khiến nhiều chất độc hại có thể "thấm ngược" trở lại. Trong cuộc sống thường ngày tồn tại rất nhiều thói quen ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của chúng ta. Hãy xem bạn có mắc vào những...