Uống thuốc tự tử tại tòa: Bị cáo có hành vi côn đồ, đâm người sau khi ghẹo gái nhà lành
Mặc Văn Hào chọc ghẹo một cô gái rồi xảy ra mâu thuẫn dẫn đến hành vi dùng dao đâm người. Với bản án 30 tháng tù giam, Hào không phục nên mang thuốc sâu đến tòa uống đòi tự tử.
Liên quan đến việc bị cáo Mặc Văn Hào (32 tuổi) uống thuốc đòi tự tử tại trụ sở TAND tỉnh Bình Phước, Công an tỉnh này cho biết đang điều tra làm rõ nguyên nhân, cử lực lượng theo dõi bị cáo tại bệnh viện.
Trong khi đó, thẩm phán Bùi Thanh Thảo (Chủ tọa phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Mạc Văn Hào), cho biết thêm, việc Hào đến tòa án gây sức ép cho cán bộ rồi uống thuốc tự tử không phải là lần đầu. Trước đó, Hào cùng nhiều người khác kéo đến trụ sở tòa án để gây áp lực cho ông Thảo sau khi bị tuyên phạt 30 tháng tù giam.
Theo ông Thảo, việc bị cáo uống thuốc đòi tự tử không phải xảy ra ngay sau phiên xử mà sau đó gần 2 tuần. Cụ thể, phiên xét xử phúc thẩm diễn ra vào ngày 12/8. Đến ngày 14/8, Hào đi cùng nhóm người đến tòa đòi gặp trực tiếp ông Thảo. Do sợ bị hành hung nên vị thẩm phán này không ra gặp.
Đại diện phía TAND tỉnh Bình Phước nêu rõ lại quá trình gây án dẫn đến việc bị kết án 30 tháng tù giam như sau: Vào chiều 7/7/2019, Mạc Văn Hào đến nhà một người quen để dự tiệc mừng liên hoan.
Video đang HOT
Tại đây, Hào thấy chị Trần Thị Chiến lên sân khấu hát nên có chạy lên dùng 2 tay ôm eo chị này. Chị Chiến không đồng ý để Hào ôm eo mình nên Hào về lại bàn nhậu. Sau đó, Hào cầm ly rượu đến mời chị Chiến nhưng bị từ chối và hắt rượu vào người Hào. Hào tức giận nên có hành vi hành hung chị Chiến.
Lúc bấy giờ, em họ chị Chiến lả anh Nguyễn Viết Sao thấy nên chạy đến dùng tay đánh vào mặt Hào. Mọi người đến can ngăn nên Hào bỏ về nhà. Không lâu sau, Hào chạy đến dùng dao đâm một nhát vào lưng anh Sao khiến anh này ngã xuống đất. Nạn nhân sau đó được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước.
Để lấy cơ sở xử lý theo pháp luật, Trung tâm Giám định pháp y tỉnh Bình Phước đã giám định thương tích của anh Sao với kết quả nạn nhân bị vết thương đâm thấu ngực, tràn khí khoang màng phổi, sẹo ở mũi và ở tay với thương tích 15%.
Lực lượng chức năng đưa Hào đi cấp cứu
Vào đầu tháng 5/2020, TAND huyện Phú Riềng đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm, tuyên phạt bị cáo Mạc Văn Hào 30 tháng tù treo về tội “ Cố ý gây thương tích”. Đến ngày 11/5/2020, anh Nguyễn Viết Sao có đơn kháng cáo, đề nghị xử tù có thời hạn, không cho hưởng án treo đối với bị cáo Mạc Văn Hào vì cho rằng bản án quá nhẹ.
TAND tỉnh Bình Phước đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vào ngày 12/8 và kết án 30 tháng tù giam đối với Hào. HĐXX phiên phúc thẩm cho rằng, hành vi dùng dao đâm bị hại của bị cáo Mạc Văn Hào hoàn toàn có tính toán trước, thể hiện bị cáo đi từ nhà mình đến hiện trường, lén tấn công bị hại từ phía sau, khi bị hại đang ở thế bị động và đâm vào vùng trọng yếu của cơ thể dễ dẫn đến chết người, thể hiện sự coi thường tính mạng của người khác. Bị hại không chết là do được cấp cứu kịp thời, hành vi của bị cáo mang tính chất côn đồ nhưng cấp sơ thẩm chưa nhận định là thiếu sót.
Từ đó, HĐXX phúc thẩm đã tuyên phạt bị cáo Mạc Văn Hào 30 tháng tù giam vì tội “Cố ý gây thương tích”.
Mặc dù bị kết án tù giam nhưng do chưa thực hiện việc thi hành án nên Hào vẫn chưa bị giam giữ. Chiều 24/8/2020, Hào cùng khoảng 10 người khác, kéo lên TAND tỉnh Bình Phước la lối. Hào xông thẳng vào phòng thẩm phán phản ứng về bản án.
Hào đã lấy 1 lọ nước (thuốc trừ sâu) uống, lực lượng an ninh đã có mặt kịp thời can thiệp, dùng bình nước lọc đổ vào miệng xúc rửa rồi đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Phước. Đến tối 24/8, tình hình sức khỏe của Mạc Văn Hào đã ổn định nhưng vẫn được theo dõi.
Vụ bị cáo tự tử tại tòa: Kháng nghị hủy hai bản án của các cấp tòa tỉnh Bình Phước
Cho rằng mình bị oan nên ngay sau khi có phán quyết của phiên phúc thẩm, bị cáo Lương Hữu Phước đã đến trụ sở TAND tỉnh Bình Phước lao đầu từ tầng hai xuống đất tự tử.
Tối 5/6, Chánh án TAND cấp cao đã ra quyết định kháng nghị, đề nghị Ủy ban thẩm phán TAND cấp cao tại TP HCM hủy hai bản án của các cấp tòa tỉnh Bình Phước.
Đã 1 tuần trôi qua, cái chết của ông Lương Hữu Phước (55 tuổi, trú tại phường Tân Xuân, TP Đồng Xoài, Bình Phước) vẫn ám ảnh nhiều người dân địa phương. Theo đó, sáng 29/5, TAND tỉnh Bình Phước đã mở phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Phước về tội "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ" theo Điều 260 (BLHS 2015). Mặc dù tại tòa, luật sư của bị cáo Phước đã chỉ ra nhiều điểm thiếu sót của vụ án.
Tuy nhiên, HĐXX phúc thẩm đã bác mọi quan điểm bào chữa của luật sư, tuyên y án sơ thẩm 3 năm tù giam đối với bị cáo Phước. Cho rằng mình bị oan, khiếu nại nhiều nơi nhưng không được xem xét một cách thấu đáo, chiều cùng ngày bị cáo này đã đến trụ sở TAND tỉnh Bình Phước. Tại đây, bị cáo đã nhảy từ trên tầng hai của TAND tỉnh xuống đất dẫn đến tử vong.
Bị cáo Phước tại phiên tòa phúc thẩm sáng 29/5/2020 (ảnh Tuổi trẻ)
Bình luận về vụ việc đau lòng này, luật sư Vũ Anh Tuấn (Đoàn luật sư Hà Nội) cho rằng, việc ông tìm đến cái chết như trên là một cách phản ứng tiêu cực, không nên khuyến khích. "Có thể sau cái chết của bị cáo, các cơ quan tố tụng Trung ương sẽ có những ý kiến chỉ đạo xem xét lại bản án sơ thẩm và phúc thẩm của các cấp tòa tỉnh Bình Phước", luật sư Tuấn nhận định.
Theo luật sư Tuấn, để xem xét lại vụ án có oan hay không thì căn cứ khoản 3 (Điều 373, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015) quy định về việc những người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm gồm: Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của TAND cấp tỉnh, TAND cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
"Như vậy, Chánh án TAND cấp cao, Viện trưởng VKSND cấp cao tại TP Hồ Chí Minh có quyền kháng nghị, đề nghị Ủy ban Thẩm phán TAND cấp cao xem xét lại hai bản án của các cấp tòa tỉnh Bình Phước. Nếu 2 bản án này được xác định là sai phạm, bị hủy bỏ thì những người liên quan sẽ phải chịu những hình thức kỷ luật hành chính hoặc sẽ phải đối mặt với trách nhiệm pháp lý theo quy định pháp luật", luật sư Tuấn nói.
Được biết, hoàn cảnh của ông Phước rất đáng thương. Nhiều năm trước, gia đình ông Phước sinh sống ở Long An. Tại đây, con gái đầu của Phước bị một thanh niên trong xóm hãm hiếp, sát hại. Cuộc sống bế tắc, chán nản, gia đình ông Phước rời Long An lên Bình Phước lập nghiệp. Tại đây, ông Phước mua được mấy mẫu đất ở suối Bàu Năng nhưng sau đó cũng bị thu hồi giải tỏa khiến cuộc sống gia đình ông càng rơi vào cảnh bế tắc, kinh tế kiệt quệ.
Tối 5/6, tin từ TAND tối cao cho biết, Chánh án TAND cấp cao tại TP HCM đã kháng nghị giám đốc thẩm vụ án theo hướng hủy các bản án sơ, phúc thẩm để điều tra lại.
Theo cáo buộc, khoảng 13h ngày 15/1/2017, ông Trần Hữu Quý rủ ông Phước đi hát karaoke. Đi một đoạn, thấy ông Quý không đội mũ bảo hiểm nên ông Phước chở ông Quý đi về nhà ông Quý để lấy mũ bảo hiểm. Khi đi đến gần trước nhà ông Quý thì ông Phước dừng xe lại bên lề phải theo chiều đi của mình để ông Quý vào nhà lấy mũ bảo hiểm nhưng ông Quý không chịu xuống xe.
Lúc này, ông Phước lái xe rẽ trái đi qua đường. Khi xe của ông Phước tới phần đường dành cho xe đi ngược chiều thì bị xe máy do anh Lâm Tươi lái, chở anh Tiếp Trị đụng vào gây tai nạn, khiến ông Lương Hữu Phước và ông Trần Hữu Quý bị thương. Đến ngày 17/1/2017, ông Quý tử vong.
Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, Hội đồng xét xử tuyên phạt ông Phước 3 năm tù giam. Ông Phước kháng cáo và tại phiên xử phúc thẩm lần 1, án sơ thẩm bị hủy... Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ 2, Hội đồng xét xử vẫn tuyên án với ông Phước 3 năm tù giam. Sáng 29/5/2020, TAND tỉnh Bình Phước xét xử phúc thẩm lần 2 và tuyên y án sơ thẩm. Có lẽ do quá bức xúc nên chiều cùng ngày, ông Phước đã tìm đến trụ sở TAND để tự tử.
Dư luận Bình Phước xôn xao về thẩm phán tham gia xét xử 2 vụ án, có 2 người tự sát Cách nhau 5 năm, hai vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm và đều xảy ra các vụ tự tử sau khi nhận bản án. Ở cả hai vụ án này, HĐXX đều có tên thẩm phán Lê Viết Hoa, người vừa được bổ nhiệm làm Phó Chánh án TAND tỉnh Bình Phước. Một vụ việc gây chấn động dư luận...