Uống thuốc phá thai lúc bầu 18 tuần, mẹ bất ngờ khi thai vẫn còn sống, nhìn con chào đời mà tột cùng hối hận
Người mẹ buộc phải đưa ra quyết định đau đớn là phá bỏ con khi mới 18 tuần tuổi nhưng thật bất ngờ, đứa trẻ vẫn chào đời dù sau đó chỉ sống được 10 tiếng.
Khi làm mẹ, việc phải đưa ra quyết định phá bỏ con là điều không hề dễ dàng, thậm chí còn là sự ám ảnh. Mới đây, Loran Denison, 27 tuổi, một bà mẹ trẻ ở Blackburn, Lancashire, Anh đã chia sẻ câu chuyện ân hận tột cùng về quá trình phá thai của mình, khi cô buộc phải bỏ con lúc 18 tuần tuổi, nhưng không thành công, đến khi con ra đời nhưng lại chỉ có thể bên cô được 10 tiếng.
Dù uống thuốc sẩy thai nhưng thai nhi vẫn còn sự sống đến khi chào đời
Người mẹ Loran Denison mang thai lần thứ 4 và khi đi siêu âm ở tuần thứ 15 thai kỳ, kết quả kiểm tra cho thấy thai nhi mắc hội chứng Edwards. Đó là một chứng bệnh hiếm gặp và rất nguy hiểm, hầu hết trẻ sơ sinh mắc hội chứng Edwards sẽ chết trước hoặc ngay sau khi sinh ra, hoặc khi còn nhỏ.
Người mẹ trẻ và chồng là Scott Watson, 35 tuổi buộc phải đưa ra quyết định đau lòng là phá thai nội khoa sau khi được bác sĩ thông báo rằng thai nhi khó có thể sống được sau khi sinh ra.
Người mẹ dùng thuốc để gây sẩy thai thế nhưng khi quay trở lại bệnh viện để thăm khám vào lúc 18 tuần 4 ngày, cô vô cùng bất ngờ khi biết thai nhi vẫn duy trì sự sống.
Đứa bé ra đời chỉ nặng 150g
Thế nhưng, người mẹ vẫn phải chấp nhận sự thật đau lòng là đứa trẻ sau khi sinh ra chỉ sống được 10 tiếng, cậu bé Kiyo Bleu Watson sinh ra vào lúc 3h50 chiều ngày 9/4 và qua đời vào lúc 2h30 sáng ngày 10/4, người mẹ đau khổ chia sẻ việc nhìn thấy đứa con ra đi ngay trước mắt mình là một cực hình. Và cô ân hận vô cùng vì đã uống thuốc phá thai mà không biết con đã kiên trì để sống như thế.
Người mẹ xúc động nói: ” Tôi rất vui vì có thể có thêm một chút thời gian bên con nhưng điều đó cũng khiến tôi đau khổ hơn rất nhiều. Tôi đã nghĩ việc đưa ra quyết định phá thai đã là sự đau khổ lắm rồi, nhưng bây giờ cảm giác của tôi còn tồi tệ hơn gấp mười lần.
Video đang HOT
Tôi phải chứng kiến tim của con dần đập chậm lại và con dần trút hơi thở cuối cùng. Bác sĩ nói con bị mắc hội chứng Edwards nên sẽ không sống được, nhưng cậu bé con của tôi đã có một trái tim vô cùng dũng mãnh. Không ai trong số các bác sĩ nghĩ được rằng dù uống thuốc sẩy thai mà cậu bé vẫn sống. Con tôi đã rất kiên trì để sống sót.
Hội chứng Edwards là gì?
Hội chứng Edwards là một tình trạng bệnh hiếm gặp, hầu hết trẻ sơ sinh mắc hội chứng này không thể sống đủ tháng hoặc chết vài giờ sau khi được sinh ra vì chúng có thêm một nhiễm sắc thể, số 18.
Theo thống kê, chỉ có khoảng 13 trong số 100 trẻ sơ sinh mắc hội chứng Edwards được sinh ra có thể sống được hơn 1 tuổi, nhưng hiếm sống được đến khi trưởng thành.
Ai cũng bất ngờ vì thai nhi vẫn còn hơi thở dù mẹ đã uống thuốc sẩy thai.
Tôi chỉ cầu cho con được sống sót, khi chồng tôi đón con, thằng bé chỉ nặng 150g, anh ấy đã thốt lên trái tim con đang đập, tất cả đều kinh ngạc bởi khi tôi uống đến viên sẩy thai ngày thứ 6, bác sĩ đã nói như thế là đủ để dừng thai nghén, chúng tôi đều không nghĩ con sẽ còn hơi thở đến hiện tại.
Các bác sĩ cũng nghĩ con không còn sống nên không kiểm tra nhịp tim thai nhi trước khi tôi chuyển dạ, giá như họ đã kiểm tra, tôi ân hận vô cùng và không biết phải nói lời nào để diễn tả cái cảm giác hối hận khủng khiếp đó “.
Theo trường Cao Đẳng về Sản, Phụ Khoa tại Hoàng Gia Anh, việc thai nhi vẫn còn duy trì sự sống khi sinh ra trước 22 tuần tuổi là rất hiếm gặp. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2005 thống kê có khoảng 66 trẻ sơ sinh sống sót sau ca nạo phá thai mỗi năm và vẫn có hơi thở. Khoảng 1 nửa số đó sống được khoảng 1 giờ đồng hồ, và 1 nửa có thể sống sót đến 10 giờ.
Số liệu nghiên cứu từ Mỹ cho thấy có khoảng 2,3/1.000 trẻ vẫn còn sống sau khi phá thai bằng phẫu thuật, với phương pháp phá thai nội khoa sớm trước 9 tuần thì tỷ lệ này là 1-14/1.000 trẻ.
Ung thư tuyến mồ hôi - hiếm nhưng nguy hiểm
Ung thư tuyến mồ hôi là bệnh hiếm gặp, chiếm tỷ lệ không cao trong ung thư, nhưng số ca mắc gia tăng nhanh trong những năm gần đây.
Tuy là một bệnh lý hiếm gặp, song ung thư tuyến mồ hôi lại là một thách thức trong việc chẩn đoán và khó khăn trong điều trị.
Chẩn đoán khó khăn
Ung thư tuyến mồ hôi (UTTMH) là một loại bệnh lý do sự phát triển quá mức và mất kiểm soát của tuyến mồ hôi, có khả năng xâm lấn ra mô xung quanh và di căn.
Đến nay, y học thế giới vẫn chưa biết chính xác nguyên nhân trực tiếp gây UTTMH. Bệnh có liên quan đến tia cực tím (UV), khi tia này tiếp xúc với da gây ra hiện tượng suy giảm miễn dịch của phần da nơi tiếp xúc.
Ung thư tuyến mồ hôi xuất phát từ những cấu trúc phần phụ của da, ban đầu là những nốt nhỏ, diễn tiến rất chậm trong thời gian dài rồi đột ngột gia tăng kích thước. Không có hình ảnh đặc trưng nào giúp xác định chẩn đoán, chỉ đến khi các khối u trên cơ thể bệnh nhân có hiện tượng ra máu, tiết dịch thì triệu chứng mới rõ ràng.
Trên lâm sàng, vị trí các tổn thương của bệnh UTTMH nhiều nhất là ở mặt: 48,6%; các chi: 19%; vùng thân mình: 17,4%; da đầu và cổ chiếm 14%. Đa phần các trường hợp được phát hiện đều xuất hiện một cục cứng trong da, nằm ở vị trí cẳng chân, đùi phải hoặc đùi trái và vai, cánh tay.
Tổn thương trên lâm sàng là một khối bướu kích thước nhỏ dưới da, không đối xứng, giới hạn không rõ ràng, sượng cứng, xâm nhiễm ra da, bề mặt da sẫm màu hoặc có màu hồng. Ban đầu khối bướu có thể nhỏ, không đáng quan tâm, nhưng càng về sau bướu lớn dần, xâm chiếm vào mô, xương, gây đau nhức dữ dội cho bệnh nhân.
Một đặc trưng nữa, UTTMH là loại ung thư di căn rất nhanh đến hạch bạch huyết, do vậy ngoài tổn thương nguyên phát, các tổn thương hạch vùng nách, hạch cổ là những triệu chứng chính khiến người bệnh tìm đến khám và điều trị. Những khối hạch thường tròn, cứng, có thể rời rạc hoặc dính chùm với nhau.
Các hạch này thường không gây đau đớn. Gan, phổi hay xương là những vị trí thường bị di căn nhiều nhất.
Ung thư tuyến mồ hôi xuất phát từ những cấu trúc phần phụ của da.
Ai dễ mắc?
Nam giới thường mắc bệnh UTTMH nhiều hơn nữ (song cũng chưa rõ nguyên nhân). Bệnh thường gặp từ độ tuổi trung niên, khoảng 50 - 60 tuổi.
Ngoài ra, người ta thấy các loại thuốc điều trị khớp và kháng viêm sử dụng dài ngày cũng có vai trò trong việc gia tăng tỷ lệ loại ung thư này.
Điều trị cách gì?
Ảnh minh họa
Ung thư tuyến mồ hôi thường không nhạy với xạ trị, hóa trị cũng ít có vai trò trong điều trị. Vì vậy, phẫu thuật là phương pháp được xem hiệu quả hơn cả, nhất là khi bệnh còn khu trú tại chỗ, hoặc chưa có di căn. Diễn tiến của bệnh là phá hủy cấu trúc tại chỗ dữ dội và khả năng tái phát cao: tỷ lệ tái phát sau cắt rộng tại chỗ từ 47 - 59%.
Do vậy, sau phẫu thuật bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và đều đặn nhằm phát hiện sự tái phát hoặc sự xuất hiện một ung thư da khác.
Khi bướu tái phát, dẫu chưa sờ thấy hạch, bệnh nhân vẫn được chỉ định nạo hạch phòng ngừa vì những trường hợp này thường có nguy cơ di căn rất cao. Để tiên lượng diễn tiến bệnh, thông thường bác sĩ sẽ dựa vào các yếu tố liên quan như kích thước bướu, loại mô học, tình trạng di căn hạch hoặc di căn xa, song thực tế điều này cũng rất khó.
Nếu chưa có hạch di căn, (chưa gây bệnh cho các cơ quan khác) khoảng 56% bệnh nhân sẽ sống được thêm 10 năm. Nếu bệnh đã di căn hạch hoặc di căn xa đến các cơ quan khác trong cơ thể, tỷ lệ này chỉ còn 9%.
Khi nhận thấy trên da xuất hiện những u nhỏ, hoặc có thay đổi bất thường nào đó, người bệnh nên đến khám tại các trung tâm chuyên khoa ung bướu để được chẩn đoán kịp thời.
Người phụ nữ mắc bệnh hiếm gặp, đột nhiên rụng tóc, sạm da Suốt 7 năm uống thuốc bắc, điều trị laser... sau khi mặt nổi các dát sậm màu và rụng tóc nhưng vẫn không thuyên giảm, bà M. mới đến bệnh viện thăm khám và được chẩn đoán mắc bệnh hiếm gặp. Ngày 26-4, Ths-BS Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng Khoa Thẩm mỹ da - Bệnh viện Da liễu (TP HCM), cho biết...