Uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Xử lý bằng cách nào?
Khi bệnh cao huyết áp ngày càng trẻ hóa, không ít những người mắc căn bệnh này đang trong thời kỳ mang thai. Vậy uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Sử dụng thuốc hạ áp cho phụ nữ mang thai là biện pháp điều trị bệnh hữu hiệu nhất hiện nay. Nhưng khi sử dụng thuốc, thai phụ cần phải tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi vì nếu tự ý sử dụng thuốc sẽ gây ra những tác dụng phụ khó lường cho cả mẹ và con.
Vậy uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp giúp mẹ bầu những băn khoăn khi bị cao huyết áp khi mang thai.
1. Uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Có thể bạn cũng đã nhận thấy được rằng, bệnh cao huyết áp ngày càng xu hướng trẻ hóa. Thực tế đã có không ít người mắc căn bệnh này ngay trong độ tuổi sinh đẻ, mang thai của phụ nữ.
Nhìn chung uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi hay không? Còn phụ thuộc vào từng nhóm thuốc. Để biết được chính xác bạn có bị cao huyết áp trong quá trình mang thai hay không? bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được phát hiện kịp thời, và có cách xử lý thích hợp nhất.
2. Phụ nữ mang thai bị cao huyết áp không nên sử dụng nhóm thuốc nào?
Các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên sử dụng các loại thuốc hạ áp của các nhóm sau. Bởi những nhóm thuốc này sau khi vào cơ thể sẽ qua nhau thai. Gây ra những tác hại xấu cho thai nhi như: hạ huyết áp, suy thận, vô hiệu, dị tật bẩm sinh và thậm chí là gây tử vong thai nhi.
2.1. Nhóm thuốc ức chế men chuyển (Captopril, Lisinopril, Enalapril)
Nếu dùng nhóm thuốc trong 6 tháng cuối thai kỳ sẽ gây hạ huyết áp. Chưa dừng lại ở đó chúng còn có thể gây suy thận, tăng kali máu của thai nhi. Khiến cho thai nhi bị teo chân tay, biến dạng mặt, giảm sản sự phát triển phôi. Hoặc giảm sản sọ trẻ sơ sinh. Sự giảm sản nước ối ở mẹ biểu hiện gần đúng với sự giảm chức năng thận của thai nhi vô cùng nguy hiểm.
Không nên tự ý mua thuốc hạ áp khi đang mang thai, bởi sẽ dẫn đến những tác động xấu đến thai nhi (Ảnh: Internet)
Nhiều trường hợp thuốc có thể gây giảm nước ối không xuất hiện. Cho đến khi thai nhi không thể đảo ngược được. Có lẽ vì thế mà các bác sĩ chuyên khoa đã khuyến cáo không dùng thuốc nhóm ức chế men chuyển ở giai đoạn 6 tháng cuối của thai kỳ.
Trong trường hợp bắt buộc phải dùng, thì bạn cần siêu âm định kỳ. Để có thể đánh giá môi trường âm đạo, và khi phát hiện có sự giảm nước ối cần ngưng dùng thuốc ngay. Trừ trường hợp khẩn cấp, cần cứu mạng sống của mẹ.
Ngoài ra, theo nghiên cứu mới nhất được công bố trên New England Journal Of Medicine. Thì các bà mẹ có thai dùng nhóm thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Sẽ làm tăng nguy cơ dị dạng tim mạch hệ thần kinh trung ương của bé. Do đó có khuyến cáo không nên sử dụng nhóm thuốc này trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
2.2. Nhóm thuốc đối kháng với Angiotensin II
Tác dụng đối với thai nhi gần tương tự với nhóm ức chế men chuyển. Nhưng nó có tác dụng nhanh và mạnh hơn, gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi nhiều hơn. Vì thế, uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? khi sử dụng nhóm thuốc này thì câu trả lời là có.
Hơn nữa, theo các bác sĩ chuyên khoa thì tuyệt đối không nên sử dụng nhóm thuốc vào 6 tháng cuối của thai kỳ. Nếu cần phải dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ thì cần phải thăm dò, kèm theo những hiệu chỉnh phù hợp.
2.3. Nhóm thuốc chẹn Calci (Nifedipin, Amlodipin)
Video đang HOT
Khi sử dụng nhóm thuốc hạ áp này sẽ làm giảm huyết áp mạnh. Từ đó gây ra giảm tưới máu tử cung, thiếu oxy cho thai nhi. Trong những cuộc thử nghiệm ở súc vật, khi sử dụng nhóm thuốc này khi chúng mang thai làm giảm tưới máu tử cung. Nên đã gây ra hiện tượng quái thai như: gây bất thường ở đầu, chi, chết phôi thai. Hay làm kích thước rau thai nhỏ lại, nhung mao kém phát triển (ở khỉ). Hoặc làm thời gian mang thai kéo dài, thú sơ sinh giảm khả năng sống sót.
Nghiêm trọng khi nhóm thuốc này có thể gây quái thai cho súc vật, thì khi quy ra người mức độ nguy hiểm còn nhiều lần liều bình thường.
Uống thuốc hạ áp theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé (Ảnh: Internet)
Mặc dù trên người chưa có nghiên cứu, hay một kiểm chứng cụ thể. Nhưng trong một vài trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm chẹn Calci. Sẽ gây ra các biến đổi sinh hóa ở phần đầu tinh trùng, dẫn đến giảm chức năng tinh trùng. Đây cũng chính là một trong những lý do các bác sĩ chuyên khoa, khuyến cáo không nên sử dụng thuốc chẹn Calci cho sản phụ trong suốt quá trình mang thai.
Tuy nhiên, nhóm thuốc này còn có tác dụng chống co thắt tử cung. Nên nếu sản phụ bị dọa sảy thai bác sĩ vẫn cho sử dụng nhưng với điều kiện phải theo dõi cẩn thận.
2.4. Nhóm chẹn Beta
Khi thử nghiệm trên súc vật cho thấy, nhóm thuốc này có thể gây hủy phôi thai. Làm chậm nhịp tim ở thai và ở thú sơ sinh. Tuy chưa có kiểm chứng cụ thể trên người. Chỉ mới có thông tin về mức độ ảnh hưởng không có lợi của nhóm thuốc này đến thai nhi khi sử dụng ở 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi khi thuốc đi qua nhau thai, nồng độ thuốc trong máu của mẹ và trong thai nhi gần xấp xỉ nhau. Vì thế, các bác sĩ khuyến cáo không nên dùng nhóm thuốc hạ áp này cho người mẹ trong 3 tháng đầu của thai kỳ.
Mẹ bầu có thể Tìm hiểu vai trò của thuốc chẹn Beta điều trị tăng huyết áp. Tuy nhiên, cần sử dụng thuốc điều trị này đúng cách.
Muốn biết uống thuốc hạ áp có ảnh hưởng đến thai nhi không? bà bầu bị cao huyết áp nên thăm khám bác sĩ thường xuyên để có phương pháp điều trị huyết áp trên thai phụ sao cho phù hợp. Cao huyết áp khi mang thai được điều trị phù hợp sẽ không làm ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
3. Bà bầu bị cao huyết áp cần làm gì?
Không chỉ với các sản phụ tuổi còn trẻ, mà ở bất kỳ độ tuổi nào. Người bệnh khi mới chớm bị cao huyết áp sẽ có nhiều cách hơn để đưa huyết áp về mức an toàn bằng cách cải thiện chế độ ăn, luyện tập, tránh gây căng thẳng trong gia đình… Giai đoạn này chưa nhất thiết phải dùng thuốc.
Mẹ bầu bị cao huyết áp cần thăm khám bác sĩ thường xuyên để có phương pháp điều trị thích hợp (Ảnh: Internet)
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang mang thai cần phải dùng thuốc. Cần phải dùng thuốc theo chỉ định và dưới sự theo dõi của bác sĩ. Bởi có thuốc có thể dùng được nhưng ở một giai đoạn nào đó của thai kỳ. Bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình thực tế của bệnh nhân mà chọn lựa một thuốc, cũng như cho cách dùng phù hợp.
Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai bị cao huyết áp cần thăm khám định kỳ, nhất là trong giai đoạn chuyển thai kỳ. Để bác sĩ thuốc nắm bắt và điều chỉnh thuốc kịp thời. Trong trường hợp đặc biệt, bạn phải dùng một loại thuốc chưa phù hợp với giai đoạn thai kỳ đó. Bác sĩ sẽ cân nhắc giữa lợi ích cùng nguy cơ để chỉ định, thông báo cho bệnh nhân. Biết và hợp tác với người bệnh theo dõi một cách cẩn trọng nhất trong suốt quá trình dùng thuốc. Nhằm có biện pháp xử lý kịp thời nếu không may xảy ra tình huống xấu.
Hướng dẫn chi tiết về phương pháp điều trị tăng huyết áp nhẹ
Điều trị tăng huyết áp nhẹ sớm bằng đúng phương pháp, giúp làm chậm tiến triển và phòng tránh các nguy cơ biến chứng do bệnh gây nên.
Vì thế, ngay khi được chẩn đoán tăng huyết áp nhẹ thì người bệnh cần phải tiến hành thực hiện nghiêm túc các biện pháp điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tăng huyết áp nhẹ hay còn gọi là tăng huyết áp độ 1, được xác định khi bệnh nhân có chỉ số huyết áp nằm trong khoảng 140-159/90-99mmHg. Mặc dù là mức độ nhẹ nhất trong các phân độ tăng huyết áp, tuy nhiên điều này không có nghĩa là ta có thể chủ quan trong vấn đề điều trị tăng huyết áp nhẹ.
Ngược lại, điều trị tăng huyết áp nhẹ cần được chú trọng và tiến hành sớm bằng các phương pháp thích hợp nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng của tăng huyết áp gây ra cho cơ thể.
1. Mục đích điều trị tăng huyết áp nhẹ là gì?
Đầu tiên, khi nói đến vấn đề điều trị tăng huyết áp nhẹ thì hai mục đích chính của quá trình này được đề cập đến chủ yếu bao gồm:
- Ngăn chặn sự tiến triển của tăng huyết áp: Kiểm soát tốt huyết áp của bệnh nhân là mục đích đầu tiên trong điều trị tăng huyết áp nhẹ. Các phương pháp áp dụng kiểm soát huyết áp ở giai đoạn này dễ dàng và có hiệu quả hơn nhiều so với khi áp dụng ở những giai đoạn muộn hơn của tăng huyết áp. Điều này làm chậm lại quá trình diễn tiến tự nhiên của tăng huyết áp tốt hơn.
- Phòng ngừa các biến chứng tăng huyết áp: Can thiệp và điều trị tăng huyết áp khi nó ở mức độ nhẹ làm giảm tối đa sự ảnh hưởng của tăng huyết áp lên các cơ quan trong cơ thể. Chính vì vậy, thực hiện điều trị tăng huyết áp nhẹ có thể giúp làm giảm hiệu quả nguy cơ mắc các biến chứng do tăng huyết áp gây nên.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về Các biến chứng thường gặp của bệnh cao huyết áp.
Điều trị tăng huyết áp nhẹ đúng cách giúp làm chậm tiến triển của bệnh và phòng tránh biến chứng (Ảnh: Internet)
2. Chiến lược điều trị tăng huyết áp nhẹ
Do các đặc điểm về khả năng hạ huyết áp cũng như nguy cơ biến chứng,... mà bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ có thể được điều trị với một chiến lược khác với các mức độ tăng huyết áp khác.
Khi bệnh nhân được chẩn đoán xác định mắc tăng huyết áp nhẹ, vấn đề điều trị sẽ được đặt ra dựa trên yếu tố nguy cơ tim mạch và các tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp của bệnh nhân.
Nếu bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch cao, rất cao hoặc có các tổn thương cơ quan đích do tăng huyết áp thì các loại thuốc hạ huyết áp sẽ được chỉ định ngay lập tức cùng với đó là hướng dẫn áp dụng tích cực các biện pháp thay đổi lối sống. Cụ thể về Phương pháp điều trị cao huyết áp không dùng thuốc mà bạn có thể tham khảo.
Còn trong trường hợp bệnh nhân chỉ chỉ có yếu tố tim mạch thấp hoặc trung bình thì người bệnh sẽ được ưu tiên thay đổi lối sống để kiểm soát huyết áp, sau 3-6 tháng mà không thể kiểm soát huyết áp thông qua các thay đổi lối sống trên thì mới tiến hành sử dụng thuốc hạ huyết áp.
3. Các phương pháp điều trị cụ thể tăng huyết áp nhẹ
3.1. Điều trị tăng huyết áp nhẹ không sử dụng thuốc
Các phương pháp điều trị tăng huyết áp nhẹ không sử dụng thuốc (hay các phương pháp thay đổi lối sống) là nội dung bắt buộc trong điều trị. Các phương pháp này nếu được áp dụng đúng cách và tích cực có thể giúp hạ huyết áp đến hơn 10mmHg, tương đương với hiệu quả của việc sử dụng một loại thuốc hạ huyết áp.Trong khi đó chúng lại an toàn hơn cho người bệnh, ít nguy cơ tác dụng phụ và hiệu quả hạ huyết áp bền vững hơn.
Các nội dung thay đổi lối sống chủ yếu mà bệnh nhân cần tuân thủ khi điều trị tăng huyết áp nhẹ bao gồm:
- Chế độ ăn: Bệnh nhân được khuyến khích ăn nhạt dưới 6g muối/ngày, hạn chế sử dụng các loại chất béo bão hòa,... Thay vào đó, nên sử dụng thêm các loại thực phẩm giàu chất xơ, bổ sung Vitamin và các loại khoáng chất như Kali, Magie, Canxi trong bữa ăn hàng ngày.
Mối quan hệ giữa muối và bệnh cao huyết áp, các bệnh tim mạch luôn có sự ràng buộc.
- Tăng cường vận động: Vận động ít nhất 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 ngày mỗi tuần giúp cải thiện đáng kể chỉ số huyết áp của bệnh nhân.
- Từ bỏ các thói quen có hại: Khi điều trị tăng huyết áp nhẹ, người bệnh cần từ bỏ một số các thói quen có hại như bỏ dùng thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia, Cafein,... Những thói quen này có thể làm gia tăng huyết áp hoặc làm giảm hiệu quả của các phương pháp điều trị tăng huyết áp khác.
- Giảm cân: Tăng huyết áp và béo phì có mối liên hệ mật thiết, béo phì làm gia tăng các nguy cơ tim mạch do tăng huyết áp. Chính vì vậy, bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ cần kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý với chỉ số khối cơ thể dưới 23kg/m 2 hoặc vòng bụng dưới 90cm đối với nam và dưới 80cm đối với nữ.
- Tránh lo âu căng thẳng: Yếu tố tâm lý ảnh hưởng nhiều đến chỉ số huyết áp, vì thế cần tránh lo âu, căng thẳng hoặc áp lực quá mức do công việc,... trong quá trình điều trị tăng huyết áp nhẹ.
Thay đổi lối sống tích cực hơn là nội dung bắt buộc trong điều trị tăng huyết áp nhẹ (Ảnh: Internet)
3.2. Điều trị tăng huyết áp nhẹ bằng thuốc
3.2.1. Các nhóm thuốc điều trị tăng huyết áp nhẹ
- Thuốc ức chế men chuyển: Thuốc ức chế men chuyển là thuốc thường được dùng đầu tay cho các bệnh nhân bị tăng huyết áp nhẹ dưới 60 tuổi. Thuốc tác động vào cơ chế tác động lên quá trình hoạt hóa hệ Renin-Angiotensin-Aldosterol do làm mất tác dụng của Angiotensin Converting Enzym. Những đại diện thường hay sử dụng có thể kể đến như Captopril, Enalapril, Peridopril,...
- Thuốc ức chế thụ thể: Nhóm thuốc này cũng hạ huyết áp dựa trên sự tác động vào hệ Renin-Angiotensin-Aldosteron, nhưng lại do cơ chế ức chế thụ thể nhận cảm Angiotensin trên thành mạch. Thuốc có hiệu quả hạ áp tốt và lại có thể giảm được nhiều tác dụng phụ so với khi sử dụng thuốc ức chế men chuyển nên cũng thường hay được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp nhẹ. Các thuốc ức chế men chuyển thường sử dụng hiện nay bao gồm Losartan, Telmisartan,...
- Thuốc chẹn kênh Canxi: Nhờ tác dụng ức chế sự hoạt động của kênh vận chuyển Canxi trên thành mạch và tim, do đó nó làm giãn mạch và giảm sức co bóp cơ tim nên làm hạ huyết áp. Những thuốc điều trị tăng huyết áp nhẹ nhóm chẹn kênh Canxi hay dùng gồm Nifedipin, Nicardipin, Amlodipin,...
- Thuốc lợi tiểu: Thuốc lợi tiểu là nhóm thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị tăng huyết áp. Nó giúp làm giảm áp lực trong lòng mạch nhờ vào giảm thể tích tuần hoàn do sự tác động lên quá trình tái hấp thu dịch lọc cầu thận. Trong đó, lợi tiểu Thiazid là loại lợi tiểu rất thường được dùng để điều trị tăng huyết áp nhẹ.
- Thuốc chẹn Beta giao cảm: Thuốc tác động vào thụ thể Beta giao cảm ở tim và thành mạch làm chậm nhịp tim, giảm co bóp cơ tim và giảm co thành mạch,... từ đó giúp hạ huyết áp. Tuy nhiên thuốc chỉ thường được sử dụng cho các trường hợp có chỉ định cụ thể như suy tim,...
Ngoài ra, một số nhóm thuốc khác cũng có thể được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp như thuốc đối kháng Aldosterol, thuốc hạ huyết áp tác động lên hệ thần kinh trung ương Methyldopa, thuốc giãn mạch trực tiếp Hydralazin,...
Nhiều nhóm thuốc khác nhau có thể được sử dụng để điều trị tăng huyết áp nhẹ (Ảnh: Internet)
3.2.2. Khởi đầu sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp nhẹ như thế nào?
Đối với bệnh nhân tăng huyết áp nhẹ, khi khởi đầu điều trị bằng thuốc thì thường chỉ cần sử dụng một loại thuốc duy nhất.
Đối với các bệnh nhân trên 60 tuổi thì ưu tiên sử dụng các loại thuốc điều trị tăng huyết áp nhẹ nhóm chẹn kênh Canxi, thuốc lợi tiểu nhóm Thiazid hoặc giống Thiazid. Trong khi đó thuốc ức chế men chuyển và ức chế thụ thể nên được ưu tiên nhiều hơn khi điều trị tăng huyết áp nhẹ cho các bệnh nhân dưới 60 tuổi.
Còn đối với các bệnh nhân tăng huyết áp do cường giao cảm, suy tim, có thai hoặc đang có ý định có thai,... thì nên sử dụng thuốc chẹn Beta giao cảm để điều trị.
Các thuốc được lựa chọn cần phải có thời gian tác dụng kéo dài để làm giảm số lần dùng thuốc trong ngày cho người bệnh.
Qua đây có thể thấy rằng, điều trị tăng huyết áp nhẹ sớm và đúng cách là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa sự tiến triển và dự phòng các biến chứng của bệnh. Do đó, khi mắc tăng huyết áp nhẹ, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn về phương pháp điều trị đúng đắn, hiệu quả nhất.
Nhận biết tác dụng phụ một số nhóm thuốc hạ huyết áp thường dùng Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị tăng huyết áp được dùng rất phổ biến. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc hạ huyết áp thì ngoài những ưu điểm như hạ áp nhanh, hiệu quả,... người bệnh cũng sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ tác dụng phụ khác nhau. Trong các phương pháp điều trị tăng huyết áp, sử dụng...