Uống thuốc cảm không đúng cách, cô gái trẻ nhập viện vì suy gan
Chỉ vì uống thuốc không đúng cách, cô gái trẻ tên Tiểu Mai đã bị suy gan cấp, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Rất nhiều người cho rằng cảm cúm là bệnh nhỏ, chỉ cần tự mua thuốc uống vài ngày là khỏi nhưng đôi khi, chính thói quen này lại đẩy chúng ta vào tình thế nguy hiểm.
Điển hình là câu chuyện của Tiểu Mai, đến từ Thượng Hải, Trung Quốc. Một ngày cô cảm thấy đau đầu và có dấu hiệu sốt nhẹ nên đã đi mua thuốc cảm cúm để uống. Loại thuốc mà cô mua trong thành phần chứa Acetaminophen có tác dụng giảm đau và hạ sốt. Tiểu Mai uống 4 viên một ngày đúng theo hướng dẫn sử dụng.
Liên tục 9 ngày sử dụng thuốc, bệnh cảm cúm của Tiểu Mai không khỏi mà còn thêm triệu chứng buồn nôn và tiêu chảy kéo dài. Khi nhập viện, Tiểu Mai trong tình trạng tinh thần không ổn định, mất đi ý thức được chẩn đoán bị suy gan cấp. Bác sĩ cho biết, lúc đó tình hình sức khỏe của cô hết sức nguy hiểm, diễn biến bệnh thay đổi thất thường. Chỉ số transaminase trong gan sau khi xét nghiệm lên đến 17000 u/L cao gấp nhiều lần so với bình thường và có dấu hiệu hoại tử .
Truyền thông đưa tin trường hợp suy gan do uống thuốc cảm của Tiểu Mai
Với nỗ lực cấp cứu không ngừng của các bác sĩ tại bệnh viện, cuối cùng chỉ số transaminase của Tiểu Mai cũng giảm xuống xấp xỉ 5000 u/L và các chỉ số khác cũng dần hồi phục lại như trạng thái ban đầu.
Sau khi giành lại sinh mạng Tiểu Mai từ tay tử thần, các bác sĩ khuyến cáo cô không nên sử dụng thuốc cảm một cách bừa bãi vì trong thuốc cảm có chứa Acetaminophen là một loại thuốc hạ sốt và giảm đau với dược tính nhất định nếu dùng quá liều sẽ gây tổn thương gan. Lượng Acetaminophen có trong thuốc sử dụng hằng ngày không được vượt quá 2000 mg.
Video đang HOT
Bác sĩ khuyến cáo không nên uống thuốc bừa bãi
Chuyên gia khuyến cáo 3 lưu ý khi mắc bệnh cảm cúm:
- Trong trường hợp mắc cảm cúm nhẹ, chúng ta không nên lạm dụng thuốc cảm cúm. Chúng ta cần cho cơ thể thời gian nghỉ ngơi, uống nhiều nước và ăn nhiều hoa quả giúp cơ thể bổ sung dưỡng chất và hồi phục.
- Không nên sử dụng quá nhiều thuốc cảm cúm một lúc sẽ gây ra phản tác dụng và dẫn đến tình trạng suy gan.
- Trong quá trình sử dụng thuốc không nên uống rượu. Rượu làm giảm chức năng của gan khiến gan không thể thực hiện tốt chức năng thải độc của mình gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Ngoài ra trong quá trình sử dụng thuốc cảm nếu có những biểu hiện mệt mỏi hoặc những dấu hiệu bất thường cần lập tức đến cơ sở y tế kiểm tra.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc cảm cúm:
- Không cùng lúc sử dụng thuốc cảm cúm, thuốc hạ sốt và thuốc giảm đau.
- Uống thật nhiều nước khi sử dụng thuốc
- Uống thuốc trước khi đi ngủ từ 15-30p. Mỗi lần uống cách nhau 8 tiếng.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Trẻ thứ 3 tử vong sau tiêm ComBE FIVE, Bộ Y tế vào cuộc
Đến nay đã có 3 trẻ tử vong liên quan đến vaccine ComBE FIVE.
Sau khi có ba ca tử vong sau tiêm vaccine mới chuyển đổi ComBE FIVE (vaccine 5 trong 1), Bộ Y tế đã có công điện gửi các sở y tế tỉnh thành, thành phố trực thuộc Trung ương về tăng cường công tác tiêm chủng an toàn và hiệu quả.
Công văn nêu rõ: Từ khi Bộ Y tế có quyết định sử dụng vaccine ComBE FIVE thay thế vaccine Quinvaxem trong tiêm chủng mở rộng, đến ngày 9-1-2019, đã có 28 tỉnh, thành triển khai tiêm vaccine này. Số trẻ được tiêm là 131.171 trẻ.
Theo báo cáo, ngoài những phản ứng thông thường như trẻ sốt nhẹ, sưng đau nhẹ tại chỗ tiêm, khó chịu, quấy khóc cũng đã ghi nhận một số trường hợp sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật ở một số địa phương, tỷ lệ khoảng 0,05%. Tuy nhiên các trường hợp này đều đã ổn định sau khi được cán bộ y tế theo dõi, điều trị.
Mặc dù tỷ lệ các phản ứng trên nằm trong thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, song để bảo đảm tiêm chủng an toàn, đạt tỷ lệ cao, Bộ Y tế yêu cầu Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo, tổ chức tập huấn ngay cho cán bộ y tế của các cơ sở tiêm chủng cũng như cán bộ y tế tuyến huyện chưa được tập huấn hoặc đã được tập huấn nhưng chưa thuần thục về khám sàng lọc, đặc biệt xử trí cấp cứu phản ứng sau tiêm chủng. Đồng thời chỉ những cơ sở tiêm chủng có cán bộ y tế đã được tập huấn và có kỹ năng về xử trí, cấp cứu sau tiêm chủng mới được tiến hành tiêm chủng. Yêu cầu tất cả các cơ sở phải có phác đồ xử trí phản vệ và được treo tại điểm tiêm chủng.
Sở Y tế các tỉnh, thành phố cần nhanh chóng cử cán bộ có trình độ chuyên môn từ tuyến trên tăng cường cho các Trạm Y tế xã, phường trong việc khám sàng lọc, cấp cứu và xử trí sau tiêm chủng. Đặc biệt là những Trạm không có bác sĩ hoặc những xã, phường khó khăn.
Cạnh đó cần tư vấn cho các bà mẹ biết cách theo dõi trẻ sau tiêm chủng, phát hiện các triệu chứng của trẻ như sốt cao, quấy khóc kéo dài, co giật, sưng đau tại chỗ tiêm... để đưa trẻ đến ngay bệnh viện gần nhất để được khám, xử trí cũng như cấp cứu kịp thời.
Ngoài ra, tăng cường công tác truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về lợi ích của việc tiêm chủng phòng bệnh; Những phản ứng có thể gặp sau khi tiêm và cách theo dõi, chăm sóc, xử trí khi trẻ có dấu hiệu bất thường sau tiêm chủng.
Trước đó, vào ngày 9-1, tại trạm y tế xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất xảy ra trường hợp 1 bé tiêm vaccine ComBE FIVE mũi 1 về nhà sốt được chuyển vào bệnh viện cấp cứu.
Người nhà cho biết sau khi tiêm về nhà bé bị sốt. Rạng sáng hôm sau, bé có biểu hiện bất thường, ra máu mũi. Gia đình đưa bé đến trạm y tế xã cấp cứu, rồi chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Thạch Thất. Tuy nhiên, các bác sĩ không thể cứu được bé.
Đây là trường hợp tử vong thứ 3 sau khi Bộ Y tế triển khai tiêm vaccine ComBE FIVE trên diện rộng.
Theo plo.vn
Những điều cần lưu ý khi cho trẻ đi tiêm văc-xin ComBe Five Khi cho con đi tiêm phòng, các bà mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khỏe hiện tại của con mình như trẻ đang bị ốm, đang dùng thuốc... có phản ứng mạnh với lần tiêm chủng trước. Theo dõi trẻ thường xuyên tại nhà trong 1- 2 ngày sau tiêm chủng về các dấu hiệu ăn, ngủ, thở xem...