Uống thuốc An cung ngưu ngừa tai biến, người đàn ông xuất huyết toàn thân
Người đàn ông ở Vĩnh Phúc nhập viện cấp cứu do chảy máu dưới da sau khi uống một liều thuốc An cung ngưu hoàng hoàn ngừa tai biến não.
Bệnh nhân 65 tuổi được bệnh viện ở Vĩnh Phúc chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) ngày 31/3 vì nghi ngờ sốt xuất huyết do có hiện tượng xuất huyết dưới da. Kết quả xét nghiệm, chiếu chụp cho thấy khả năng đông máu của bệnh nhân giảm, tình trạng xuất huyết dưới da ngày càng nặng, có chảy máu dạ dày, chảy máu trong cơ kèm theo biểu hiện suy gan.
Bệnh nhân cho biết khoảng ba tuần trước đó đã uống một liều thuốc An cung ngưu hoàng hoàn để dự phòng tai biến mạch máu não. Sau đó ông bắt đầu có biểu hiện bất thường như xuất huyết dưới da, chảy máu dạ dày… Bệnh nhân đang bị bệnh tiểu đường, huyết áp cao.
Một loại An cung ngưu hoàng hoàn. Ảnh: VFA.
Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, một số bệnh nhân uống An cung ngưu hoàng hoàn gây giảm đông máu song chỉ phát hiện khi xét nghiệm các chỉ số đông máu. Đây là lần đầu bác sĩ Cấp điều trị một bệnh nhân bị chảy máu có các biểu hiện bên ngoài nghiêm trọng như người này.
Theo bác sĩ Cấp, An cung ngưu hoàng hoàn không có tác dụng dự phòng tai biến mạch máu não. Đây là loại thuốc dùng trong trường hợp bị tai biến nhồi máu và phải có chỉ định từ bác sĩ. An cung ngưu không phải thuốc dự phòng mà là thuốc điều trị bệnh.
Video đang HOT
“Về lý thuyết, bệnh nhân bị tai biến nhồi máu não uống An cung ngưu có thể cải thiện lâm sàng do thuốc làm giảm yếu tố đông máu. Trường hợp bị tai biến xuất huyết não, uống An cung ngưu càng nguy hiểm vì gia tăng chảy máu”, bác sĩ Cấp nói.
Kể cả trong trường hợp tai biến nhồi máu não, nếu bệnh nhân có đông tắc mạch thì việc tùy tiện dùng thuốc An cung ngưu cũng rất nguy hiểm, theo bác sĩ Cấp. Khi vùng nhồi máu quá lớn, dùng thuốc An cung sẽ gây nguy cơ chảy máu bên trong vùng nhồi máu làm tình trạng chảy máu thêm trầm trọng hơn.
Bác sĩ khuyến cáo, thuốc An cung ngưu hoàng hoàn được chỉ định dùng cho các trường hợp tai biến mạch máu não do thiếu máu, tắc mạch, nhồi máu, sốt cao, rối loạn tâm trí, viêm não. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng thuốc này cho bệnh nhân bị tai biến máu não do chảy máu hoặc thể chứng thoát – giai đoạn nặng, khi cơ thể suy nhược, nhiễm hàn.
Thuốc An cung ngưu có tác dụng chống đông. Bệnh nhân đang bị xuất huyết máu não, cần cầm máu không cho chảy thì lại uống An cung khiến máu không thể đông lại, càng chảy máu nhiều thêm, nguy hiểm cho người bệnh.
Vì thế, trước khi dùng thuốc, người bệnh cần được chụp cộng hưởng từ, chẩn đoán chính xác tình trạng tai biến mạch máu não có chảy máu hay không.
Phương Trang
Theo vnexpress.net
Quý ông xuất tinh ra máu là dấu hiệu của bệnh gì?
Xuất tinh ra máu thực sự đáng lo ngại gặp một số triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu đau, có lẫn máu trong nước tiểu.
Chia sẻ với PV, BS Đinh Hữu Việt, Khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết, ông đã từng khám và tư vấn cho rất nhiều trường hợp là quý ông xuất tinh ra máu.
Theo đó, bình thường, tinh dịch khi xuất ra có màu trắng ngà. Khi tinh dịch có máu (bằng mắt thường nhìn thấy tinh dịch có màu đỏ, hồng hoặc khi xét nghiệm thấy có máu trong tinh dịch) thì gọi là xuất tinh ra máu.
Xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát.
Trường hợp tinh dịch có lẫn máu từ ngoài vào như rách quy đầu, rách, rạn rách da quy đầu, đặc biệt trong những trường hợp quan hệ mạnh, thì không gọi là xuất tinh ra máu.
Theo BS Việt, xuất tinh ra máu là bệnh lành tính và tự khỏi nhưng rất hay tái phát. Xuất tinh ra máu có tần suất tăng theo tuổi. Càng nhiều tuổi thì thành mạch kém bền vững, nếu trải qua cuộc quan hệ tình dục thì các cơ vận động nhiều, khi chảy máu thì có nguy cơ tái phát.
Một vài trường hợp khác có nguyên nhân ác tính, có thể đến u đường tiết niệu, đường sinh dục, viêm nhiễm, viêm ống dẫn tinh, viêm túi tinh hoặc do viêm lao mào tinh hoàn - tinh hoàn cũng có thể xuất tinh ra máu.
BS Việt cho biết, xuất tinh ra máu thực sự đáng lo ngại gặp một số triệu chứng như: tiểu buốt, tiểu đau, có lẫn máu trong nước tiểu; đau khi xuất tinh; sốt nhẹ; đau lưng dưới; đau bụng dưới; đau, sưng ở vùng tinh hoàn, bìu, bẹn.
Sở dĩ xuất tinh ra máu do khi bị viêm, túi tinh bị phù, tắc nghẽn khiến xuất tinh, túi tinh tăng cường co bóp làm đứt mạch máu. Đặc biệt khi quan hệ mà tâm lý căng thẳng hoặc tư thế không thuận lợi cũng dẫn đến niêm mạc niệu đạo tổn thương, có thể dẫn xuất tinh kèm máu.
Một số trường hợp xuất tinh ra máu cũng là biểu hiện của các loại ung thư ở cơ quan tiêt niệu và sinh dục nam như: ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đường dẫn tinh, ung thư tinh hoàn, u lympho... dê gây xuất tinh ra máu.
Theo BS Việt, xuất tinh ra máu tuy không ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng sinh lý của nam giới nhưng người bệnh sẽ lo lắng và tâm lý nặng nề khi quan hệ tình dục.
Thông thường khi phát hiện tinh dịch có lẫn máu, nam giới thường chủ quan bỏ qua, để bệnh tự khỏi. Họ không biết được những nguy hại của xuất tinh máu gây ra vì xuất tinh ra máu thường liên quan đến một bệnh lý trường hợp xuất tinh ra máu nhiều ngày.
BS Việt khuyên quý ông nên đến cơ sở chuyên khoa để chẩn đoán và loại trừ, tìm nguyên nhân. Nếu để lâu, bệnh nặng mới đi khám và điều trị thì thời gian điều trị sẽ lâu và tốn kém.
Theo Danviet
Những đồ nên ăn để đối phó với 'bão' sốt xuất huyết Dịch sốt xuất huyết đang lan rộng, bạn có thể chuẩn bị chế độ dinh dưỡng cho gia đình để phòng tránh hoặc điều trị bệnh. Nên ăn gì Khi đã nhiễm bệnh hoặc khi cần phòng bệnh thì các loại thực phẩm, thức uống này cần được phải tiêu thụ nhiều hơn so với cơ thể khoẻ mạnh. Hoa quả, nước ép...