Uống sữa như thế nào mới tốt cho sức khỏe?
Pha ly sữa không khó nhưng nhiêu khê hơn nhiều là uống ly sữa làm sao để đáng gọi là tốt cho sức khỏe và khỏi phí đồng tiền.
Nếu chỉ vì hình ảnh bình chân như vại của cục đá vôi mà tưởng chất vôi đặt đâu ngồi đó thì nhầm to. Vôi sau khi được hấp thu từ thực phẩm, tuy đúng là theo máu đến xương và răng nhưng một thời gian chịu trận trong mô xương, nó lại trở về dòng máu.
Nhờ hiện tượng đổi nơi “công tác” của vôi mà xương luôn có cấu trúc đổi mới nhưng mặt khác, xương không có độ bền vững cố định nên nếu tiến độ thuyên chuyển chất vôi ra khỏi xương mà nhanh hơn vận tốc bổ sung chất vôi mới thì xương càng lúc càng bọng. Bệnh loãng xương khi đó thành hình.
Hiểu rõ hơn bao giờ cũng đồng nghĩa với lo lắng nhiều hơn. Chính vì thế mà nhiều thầy thuốc khuyến khích người chưa bệnh nên uống sữa, tất nhiên là với cả sự cổ vũ hăng hái của các hãng bán sữa.
Nhưng muốn uống sữa cho sức khỏe được đúng là khỏe hơn thì người tiêu dùng cần lưu ý vài điểm trước khi pha sữa, vì con đường hấp thu chất vôi từ ruột vào máu không hề đơn giản.
- Trước hết, vôi dễ bị chất xơ trong các loại rau cải kết dính và kéo theo đường bài tiết. Do đó, khi uống sữa thì cùng lúc đừng ăn nhiều rau.
Video đang HOT
- Khẩu phần càng có nhiều magiê và sắt thì chất vôi càng khó được hấp thu. Chính vì thế mà người uống thuốc có hai khoáng tố này thường dễ bị loãng xương, cho dù có uống sữa suốt ngày.
- Khả năng hấp thu chất vôi tùy thuộc vào lượng nước chua trong dạ dày, cho nên uống sữa trong lúc bụng đói thì gần như bằng không. Tốt nhất là uống từng ngụm trong bữa ăn.
- Thận gia tăng bài tiết chất vôi khi lượng chất đạm trong cơ thể quá cao. Đã ăn thịt mỡ lại uống thêm sữa thì khó tránh trong máu thiếu chất vôi, trong khi vôi có cơ hội tích lũy trên đường tiết niệu để sinh sạn.
- Tùy theo tỉ lệ giữa vôi và phốt pho mà vôi được ký gửi trong xương hay bị huy động vào máu. Càng nhiều phốt pho (chẳng hạn vì chế độ dinh dưỡng quá nhiều thịt, cá, nước uống đóng hộp, sữa đặc có đường, bột nổi, bột ngọt…) thì có cố uống nhiều sữa cũng chẳng ích gì cho sức khỏe, chỉ thêm vui cho nhà sản xuất mà thôi.
- Cà phê và trà là hai yếu tố thúc đẩy tiến trình bài tiết chất vôi. Người uống mỗi ngày hơn 2 tách cà phê hay hơn 4 tách trà thì có pha thêm sữa vào cà phê hay trà cũng vô ích.
- Đối tượng bước vào tuổi mãn kinh dễ bị loãng xương vì khả năng hấp thu chất vôi đột ngột giảm thiểu vào thời kỳ này và vì vôi bị bài tiết nhiều hơn trong nước tiểu, dưới ảnh hưởng của rối loạn nội tiết tố. Chỉ uống sữa mà không được điều trị đặc hiệu thì xương không loãng mới là chuyện lạ.
Chế độ dinh dưỡng có đủ chất vôi chưa hẳn là điều kiện để vôi được hấp thu tối đa. Đừng tưởng cứ uống sữa theo quảng cáo thì ngừa được loãng xương.
Pha ly sữa không khó nhưng nhiêu khê hơn nhiều là uống ly sữa làm sao để đáng gọi là tốt cho sức khỏe và khỏi phí đồng tiền.
Bác sĩ Lương Lễ Hoàng (Trung tâm Điều trị ôxy cao áp TPHCM)
Theo NLĐ
Sau khi ăn hành tỏi hãy uống sữa
Bạn lo lắng hơi thở toàn mùi tỏi? Hãy uống 1 ly sữa. Đây là cách tốt nhất để chống lại sự e ngại trong giao tiếp sau khi ăn các món ăn có nhiều tỏi, hành.
Các nhà khoa học dinh dưỡng ở ĐH Bang Ohio chỉ ra rằng uống 1 ly sữa 200ml có thể giảm được sự hiện diện của AMS trong hơi thở tới 50%
Các nhà khoa học đã thử nghiệm đánh bay mùi tỏi hành sau bữa ăn bằng cách cho nhai đinh hương sống hoặc uống sữa để xem loại thực phẩm nào giúp át chế mùi và kéo dài được bao lâu.
Mặc dù tỏi rất giàu vitamin và khoáng chất, giúp giảm huyết áp và cholesterol, vị cay của tỏi cũng giúp bữa ăn thêm ngon miệng nhưng một số hợp chất chẳng hạn như allyl methyl shulphide (AMS) không thể bị bẻ gãy trong quá trình tiêu hóa sẽ gây mùi cho cơ thể qua đường thở và đường mồ hôi.
Các thử nghiệm trước đó cho thấy đánh răng sau khi ăn không giúp giải quyết được vấn đề. Nhưng việc nhấm nháp ngụm sữa sau bữa ăn sẽ giúp đánh bật mùi tỏi hành.
Nghiên cứu này còn cho thấy uống sữa nguyên kem sẽ hiệu quả hơn là uống sữa tách béo và uống ngay sau bữa chứ không phải là để thêm thời gian.
Theo Minh Thu
Dân trí/DM
Để duy trì đường huyết ổn định Sự gia tăng lượng đường trong máu sẽ kéo theo nguy cơ bệnh đái tháo đường và tim mạch. Những bí quyết sau giúp bạn giữ được mức đường huyết ổn định. Đi dạo 30 phút mỗi ngày Nếu có thời gian ngồi xem một tập phim truyền hình Hàn Quốc, chắc chắn bạn có đủ thời gian để đi bộ. Việc tăng...