Uống rượu tuyệt đối không dùng 4 loại thực phẩm sau làm đồ nhắm
Có một số loại thức ăn không thích hợp khi uống rượu vì không những chúng làm người uống rượu dễ say hơn mà còn sinh ra nhiều chất độc ảnh hưởng tới sức khỏe.
Cà rốt:
Carotene có trong cà rốt sẽ cùng với enzyme có trong gan tạo ra các độc tố gây hại cho cơ thể.
Các loại thức ăn chứa phèn:
Phèn sẽ làm chậm tác dụng của nhu động dạ dày ruột. Khi uống ruợu cùng thức ăn có chứa phèn, rượu sẽ ở lại đường tiêu hoá lâu hơn và làm tăng yếu tố kích thích của rượu đối với đường tiêu hóa, làm giảm tốc độ lưu thông của máu. Khi đó, người uống rượu sẽ dễ bị say hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thức ăn hun khói và có chứa chất bảo quản:
Video đang HOT
Những loại thức ăn hun khói và thức ăn có chứa chất bảo quản có chứa nhiều sắc tố và chất Nitrosamine. Những chất này khi kết hợp với rượu không chỉ gây ảnh hưởng xấu cho gan, họng, nó còn là mầm mống của ung thư.
Đồ ăn nướng:
Có rất nhiều người có thói quen uống rượu tại những quán nướng vỉa hè. Nhưng đây lại là thói quen có hại cho sức khỏe của bạn.
Theo Trí thức trẻ
Gối: Ổ vi trùng khủng khiếp
1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể... và có thể có hàng nghìn con bọ ve nằm trong gối của bạn.
1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể...
Bạn có bao giờ để ý tới trọng lượng của chiếc gối? Tại sao khi mới mua về, chúng nhẹ tênh nhưng càng ngày, bạn càng giác chúng xẹp xuống và nặng hơn? Chúng nặng hơn thật, vì chất bẩn.
Gối - Ổ vi trùng
Chiếc gối ngày càng trở nên nặng hơn vì chúng được tích tụ thêm những mảng da chết từ người dùng, những bụi bẩn trong phòng, những thành phần của nước mắt và của cả nước miếng, mồ hôi. Các chất dịch cơ thể rơi vào gối khiến chiếc gối trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho mầm bệnh.
Cùng với đó, không khí trong phòng ngủ thường ít lưu thông hơn nên gối trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, và cũng là nơi ẩn núp của virus như các siêu vi trùng MRSA và virus cúm, thủy đậu và thậm chí cả bệnh phong...
Đó là những thông tin cảnh báo từ TS. Arthur Tucker sau khi nghiên cứu hàng trăm chiếc gối của bệnh nhân đến từ Tổ chức phi lợi nhuận Barts Health NHS Trust, London, Anh. Ông cũng cảnh báo ở những nơi có khí hậu nhiệt đới (như Việt Nam) thì nguy cơ dưới gối càng cao. Một số gối chứa còn chứa cả vi khuẩn E.coli. Sau mỗi lần người ốm sử dụng gối thì chiếc gối càng trở nên bẩn.
Những vi trùng này có thể gây bệnh nhiễm trùng đường hô hấp và tiết niệu. Ông cảnh báo: Nói không ngoa, 1/3 trọng lượng của vỏ gối là da chết, vi khuẩn, dịch cơ thể... và có thể có hàng nghìn con bọ ve nằm trong gối của bạn. Và việc giặt rửa cũng khó làm sạch hết các vi khuẩn ẩn sâu trong ruột gối.
Ngoài ra, ruột gối cũng có thể được tạo ra từ những sợi bông tổng hợp, nên một số người có thể bị dị ứng. Vỏ gối làm không đạt chuẩn có thể khiến sợi bông lọt ra ngoài và có thể gây sặc, làm nặng thêm tình trạng ở những người bị hen suyễn. Không những thế, nhiều loại ruột gối giá rẻ không rõ nhãn mác, có thể có những mầm bệnh và chất độc công nghiệp như chất tẩy màu, chất bảo quản formaldehyde...
Để ngủ ngon với gối
- Người bị dị ứng nên lựa chọn ruột gối và vỏ gối chống dị ứng.
- Diệt bọ ve bằng cách giặt gối thường xuyên với nước 60 độ C.
- Nên giặt gối ít nhất 3 tháng một lần. Sau mỗi lần ốm, bạn cần giặt gối ngay.
- Thường xuyên phơi gối ra nắng để làm khô và sạch vi khuẩn.
- Bạn nên thay gối mỗi năm một lần.
- Đừng xem thường, hãy chọn những chiếc gối có nhãn mác sản xuất rõ ràng để đảm bảo chất liệu làm ra chúng đã được kiểm tra.
Theo SKGĐ
8 thực phẩm dần phá hoại não Chất ngọt nhân tạo thường được tìm thấy trong đồ uống đóng chai có khả năng gây nguy hiểm cho sức khỏe, nhất là bộ não. Chất lượng các loại thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cơ thể và bộ não. Việc tiêu thụ thực phẩm sau đây với một lượng dư thừa có thể...