Uống rượu thuốc phiện: Xử lý thế nào?
Đó là nhận định của lãnh đạo cảnh sát phòng chống ma túy và các luật sư sau vụ bắt hơn 5.000 lít rượu ngâm cây anh túc (thuốc phiện) tại cơ sở buôn bán đá quý Thúy Gấu (Từ Liêm, Hà Nội).
Ngày 27/12, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về Môi trường – Công an Hà Nội, cho biết đang đánh giá hàm lượng ma túy có trong số rượu thu tại cơ sở Thúy Gấu, điều tra nguồn gốc cây và quả thuốc phiện ngâm rượu. Loại rượu ngâm thân, quả cây anh túc này thường được dân nhậu gọi là “rượu 138″ (tên Kế hoạch 138 do UBND tỉnh Yên Bái đề ra nhằm kiểm soát, xử phạt đối với người trồng cây thuốc phiện).
Phải có tiền lệ
Theo một lãnh đạo của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về ma túy (Bộ Công an), về vụ bắt giữ số rượu có ngâm cây anh túc vừa qua tại Hà Nội, với số lượng như vậy bước đầu có thể nhận thấy cơ sở này có hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy. Nói đến chất ma túy được hiểu là bao hàm những thứ liên quan đến ma túy từ dạng lỏng, dạng rắn, heroin, cocain, nhựa cần sa, nhựa thuốc phiện, lá, hoa, quả cây cần sa, quả thuốc phiện. Luật quy định việc tàng trữ, sản xuất, hay vận chuyển trái phép chất ma túy đều sẽ bị xử lý.
Uống rượu ngâm bằng quả, cây, rễ thuốc phiện vẫn là thói quen xấu của một số người (Ảnh minh họa)
Theo luật sư Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), nhằm trấn áp tội phạm về ma túy nên luật quy định đối tượng vi phạm sẽ bị xử lý hình sự luôn, không phụ thuộc vào số lượng chất ma túy nhiều hay ít. Còn việc quy định về số lượng, hoặc các hành vi như phạm tội có tổ chức, phạm tội nhiều lần… mà Bộ luật Hình sự quy định là để áp dụng khung hình phạt với hành vi phạm tội đó.
Đối với trường hợp người nào có hành vi uống rượu ngâm chất ma túy (như loại “rượu 138″) và kết quả xét nghiệm là dương tính thì cũng được coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy. Nó chỉ khác nhau ở cách thức đưa vào cơ thể. Hành vi này sẽ bị xử lý hành chính, nếu đã nghiện sẽ bị đưa đi cai nghiện.
Video đang HOT
Theo luật sư Tiến, Bộ luật Hình sự cũng có đề cập đến quả thuốc phiện tươi và quả thuốc phiện khô, nhưng trong trường hợp này lại là quả thuốc phiện đã ngâm rượu. “Có lẽ cần phải có hướng dẫn thêm mới áp dụng để xử lý được. Vụ việc này khá hy hữu, nếu giải quyết tốt sẽ tạo thông lệ để xử lý những trường hợp tương tự mà theo tôi đang tồn tại khá nhiều trong đời sống hiện nay” – ông Tiến nhận định.
Vận chuyển, sử dụng “rượu 138″: Xử lý khó
Nhưng đó là trên lý thuyết, còn trên thực tế, trao đổi với phóng viên, một cán bộ điều tra thuộc Đội Cảnh sát phòng chống tội phạm ma túy – Công an tỉnh Hòa Bình cũng cho biết, việc người dân sử dụng “rượu 138″ hiện nay khá phổ biến và đúng là những vấn đề pháp lý về loại rượu đặc biệt này vẫn còn nhiều điều phải bàn.
Rượu ngâm các loại thảo dược không rõ nguồn gốc được chủ cửa hàng Thúy Gấu ngâm trong các thùng và chậu lớn sau đó sang chiết sang các chai nhỏ
Tuy nhiên, cán bộ này cho rằng, trong trường hợp một người dân sử dụng “rượu 138″ với lượng lớn và bị lực lượng chức năng phát hiện có phản ứng dương tính với ma túy thì cũng có thể xử phạt hành chính với người đó. Tuy vậy, trường hợp này rất khó xảy ra vì khi ngâm rượu, hàm lượng chất gây nghiện trong thân, củ, rễ của cây anh túc cũng đã giảm đi đáng kể, khó có thể tạo nên một hàm lượng đủ lớn để có thể phát hiện được khi xét nghiệm nhanh.
Bên cạnh đó, để xác định người đó có thật sự nghiện ma túy hay không, cơ quan chức năng phải dựa vào kết quả điều tra tại địa phương, gia đình, xác định xem người đó có tiền sử sử dụng các chất gây nghiện không. Nếu đã xác định rõ thì mới có thể đưa người đó đi cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật, còn nếu không thì chỉ xử phạt hành chính.
Với trường hợp vận chuyển “rượu 138″ mà bị bắt quả tang trên đường, lực lượng chức năng cũng sẽ tùy vào số lượng rượu mà xử lý. Nếu chỉ là khối lượng nhỏ, một vài bình ngâm để sử dụng trong gia đình, thì cơ quan chức năng cũng khó mà xử lý bởi khi này, rất khó xác định được hàm lượng chất gây nghiện hay ma túy trong “rượu 138″ là bao nhiêu.
Theo 24h
Đừng đùa với rượu thuốc phiện
Khoảng 5.000 lít rượu ngâm cây anh túc vừa được Phòng cảnh sát môi trường Công an Hà Nội bắt giữ tại cơ sở buôn bán đá quý Thúy Gấu (Mễ Trì,Từ Liêm, Hà Nội). Câu hỏi đặt ra là uống rượu ngâm anh túc hại gì, lợi gì?
"Rượu 138", đó là tên được dân nhậu sử dụng để gọi các loại rượu có ngâm rễ, thân, cành hoặc quả của cây thuốc phiện (cây anh túc). Rượu này được dân nhậu đặt tên theo kế hoạch 138 do UBND tỉnh Yên Bái đề ra nhằm kiểm soát, xử phạt đối với người trồng cây thuốc phiện. Từ nhiều năm nay, "rượu 138" vẫn âm thầm được bán trên thị trường, vụ việc Công an Hà Nội phát hiện ngày 25/12 chỉ là điển hình.
Món hẩu của dân nhậu
Với những tác dụng được "lưu truyền" như một thứ "thần dược", "rượu 138" được dân nhậu săn lùng như một món thuốc giảm đau, chữa các bệnh về dạ dày, đường ruột, tăng cường khả năng của nam giới... Thực tế, tại các tỉnh miền núi phía Bắc thời gian trước đây, khi cây thuốc phiện chưa bị triệt phá, đồng bào dân tộc cũng có thói quen ngâm rượu anh túc để uống. Cho đến khi chính sách triệt phá cây thuốc phiện được thực hiện, thói quen này cũng ít dần.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn người lén lút trồng cây anh túc và trào lưu ngâm, uống và bán "rượu 138" vẫn chưa dứt hẳn, mấy năm gần đây dân nhậu lại rất quan tâm săn lùng loại rượu này. "Rượu 138" được bán phổ biến ở một số huyện của tỉnh Yên Bái như Nghĩa Lộ, Mù Cang Chải, Trạm Tấu...
Hàng ngàn chai rượu ngâm cây anh túc được trưng bày tại cơ sở Thúy Gấu - Ảnh: Bách Sơn
Công nghệ chế biến rượu thuốc phiện khá đơn giản, có hai loại ngâm khô và ngâm tươi. Rượu ngâm tươi cây anh túc được phơi héo, rửa qua rượu rồi ngâm thẳng vào bình với rượu ngô men lá của đồng bào dân tộc. Sau một tuần, nước rượu chuyển sang màu nâu sậm là có thể uống được. Mỗi bình "rượu 138" loại 5 lít được bán với giá 1,5-2 triệu đồng. Nếu bình rượu chỉ ngâm quả sẽ có giá đắt gấp đôi so với rượu ngâm cành, thân, rễ. "Rượu 138" sau đó thường được các đối tượng buôn bán vận chuyển về xuôi dưới nhiều hình thức ngụy trang nhằm qua mắt cơ quan chức năng.
Có thể gây nghiện ma túy
Ông Trần Đáng, nguyên cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế, thẳng thắn thừa nhận thực trạng uống rượu thuốc phiện không phải là mới. Theo ông Đáng, cách đây năm năm khi làm nghiên cứu về thực trạng rượu ngâm động vật và thảo dược ở 30 tỉnh thành của VN, nhóm nghiên cứu thuộc Cục An toàn thực phẩm đã thống kê được 2.000 loại rượu ngâm động vật và thảo dược, trong đó có rượu ngâm cây anh túc. "Không chỉ nghiện rượu, mà uống rượu ngâm anh túc độ một tuần liền là nghiện cả ma túy" - ông Đáng nói.
Bị tù vì bán rượu ngâm anh túc
Tháng 4-2010, Công an Yên Bái đã bắt giữ Bùi Thị Hoa (trú tại Nghĩa Lộ, Yên Bái) buôn bán 1.500 lít rượu ngâm cây thuốc phiện và hơn 2kg quả thuốc phiện. Theo khai nhận của Bùi Thị Hoa, số cây, cành, quả thuốc phiện được thu gom tại huyện Trạm Tấu với giá khoảng 40.000 đồng/kg. Sau đó Hoa mang về chế biến và bán cho khách hàng. Với hành vi này, TAND thị xã Nghĩa Lộ đã tuyên phạt Bùi Thị Hoa 7 năm tù giam về hành vi mua bán trái phép chất ma túy.
M.Quang
Theo ông Đáng, do phần lớn người ngâm rượu ở VN không ngâm theo công thức, chủ yếu làm theo kinh nghiệm và thói quen, nên nhiều loại rượu ngâm chưa hề được chứng minh có tác dụng với sức khỏe, nhưng người dân vẫn cứ ngâm để dùng. Với rượu ngâm anh túc, ông Đáng cho biết nhiều dân nhậu khi dùng thường tặc lưỡi "uống một chút không sao", nhưng thực tế không đơn giản như vậy, có những trường hợp chỉ ngửi hơi thuốc phiện cũng đủ nghiện. "Do đặc tính của cây anh túc là mới uống vào thấy khỏe người, nên nhiều người lầm tưởng về tác dụng của nó. Nhưng khi đã nghiện rồi thì không có để uống là vật vã, thèm nhớ, không chịu đựng được" - ông Đáng nói.
Đại tá Doãn Hữu Châu, trưởng Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường Công an Hà Nội, cho biết cơ quan công an đã gửi giám định để đánh giá hàm lượng chất ma túy trong số rượu mới bắt giữ hôm 25/12. Hiện cơ quan công an đang đấu tranh làm rõ nguồn gốc số cây, quả thuốc phiện này. Theo quy định của Bộ luật hình sự, những người mua bán trái phép các chất có chứa chất ma túy có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Hành vi uống "rượu 138" nếu xét nghiệm cho kết quả dương tính với ma túy cũng được coi là hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Ông Trần Quang Trung, cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), cho hay hiện đoàn kiểm tra thực phẩm liên ngành đang triển khai đợt kiểm tra chất lượng rượu trên toàn quốc, vừa qua đoàn đã phát hiện vụ sản xuất rượu vang Pháp giả và mới đây là vụ rượu ngâm cây anh túc. "Một trong những trọng tâm kiểm tra thực phẩm dịp này là rượu"- ông Trung cho biết.
Theo 24h
Suýt bỏ mạng vì "rắn thần" Thời gian gần đây, một số người dân tỉnh Lào Cai háo hức kéo nhau đi xem "rắn thần" ở Phố Ràng (Bảo Yên). Cũng vì dám cả gan bắt "rắn thần" mà có người suýt chết, thậm chí bàn tay đang bị hoại tử. Tin đồn "rắn thần" Trong những ngày này, khắp huyện Bảo Yên (Lào Cai) đi đâu cũng thấy...