Uống rượu nhiều dễ dẫn đến đột quỵ
Uống rượu nhiều dễ dẫn đến đột quỵ. Nam giới uống rượu nhiều hơn 2 lần/tuần làm tăng nguy cơ tử vong do đột quỵ, theo một nghiên cứu mới được tiến hành tại Đại học Đông Phần Lan.
Nghiên cứu dựa trên dữ liệu lấy từ Nghiên cứu Các Yếu tố rủi ro dẫn đến bệnh tim Kuopio Ischaemic (KIHD) trong thời gian 20 năm, với 2.609 nam giới trên 40 tuổi tham gia.
Lượng rượu tiêu thụ của những người này được thiết lập dưới dạng biểu đồ theo biểu đồ đo mức tiêu thụ rượu Bắc Âu. Biểu đồ ghi rõ lượng rượu tiêu thụ tại một điểm thời gian và tần suất uống rượu trung bình của những lần uống trong vòng 12 tháng trước đó.
Dữ liệu về các trường hợp đột quỵ được thu thập từ sổ xuất viện, sổ ghi chép Đột quỵ Phần Lan, và sổ ghi chép Lí do tử vong Quốc Gia của đơn vị Thống kê Phần Lan.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa rượu với đột quỵ không chỉ nằm ở định lượng mà còn ở tần suất uống rượu.
Ngoài ra, đột quỵ còn là kết quả trực tiếp của các bệnh cao huyết áp, tắc động mạch vành, suy tim, rung nhĩ, tiểu đường, hẹp động mạch cảnh, tình trạng thừa cân, hút nhiều thuốc lá và hàm lượng cholesterol trong máu cao.
Uống nhiều rượu kéo theo nhiều loại bệnh khác nhau. Mối liên hệ giữa việc uống nhiều rượu và đột quỵ do thiếu máu cục bộ cho thấy những người uống rượu vừa phải có nguy cơ đột quỵ là thấp nhất, trong khi uống rượu quá mức làm tăng nguy cơ đột quỵ.
Một người không nhất thiết phải uống rượu thường xuyên, chỉ cần quá 2 lần trong một tuần thì nguy cơ tử vong do đột quỵ sẽ tăng lên gấp nhiều lần. Nguy cơ xuất huyết não cũng tăng tỉ lệ thuận với việc uống rượu: càng tiêu thụ nhiều rượu, nguy cơ đột quỵ càng gia tăng.
Theo Tạp Chí Đàn Ông
Video đang HOT
Nguy cơ đột quỵ vì bệnh rung nhĩ
Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất, gây hồi hộp, đánh trống ngực, khó thở... Bệnh làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp 5 lần, dễ dẫn đến thuyên tắc mạch.
Rung nhĩ đã và đang là vấn đề sức khỏe lớn tại nhiều quốc gia lớn trên thế giới. Tại Mỹ, số người mắc rung nhĩ là hơn 2,5 triệu người, ở châu Âu là khoảng 4,5 triệu người. Rung nhĩ chiếm 1/3 số trường hợp nhập viện vì rối loạn nhịp tim. Dự đoán trong vòng 30-40 năm tới đây, số người mắc rung nhĩ ở Mỹ sẽ tăng lên gấp đôi hiện tại.
Tăng huyết áp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh rung nhĩ. Ảnh minh họa: Lê Phương.
Tim co bóp đều đặn suốt đời nhờ vào một hệ thống dẫn truyền hoạt động một cách nhịp nhàng và được chỉ huy bởi một vùng đặc biệt được gọi là nút xoang. Khi tim không còn đập đều đặn như bình thường nữa, người ta gọi là rối loạn nhịp. Rung nhĩ là loại rối loạn nhịp tim thường gặp nhất. Khi rung nhĩ xảy ra, hai tâm nhĩ đập hoàn toàn hỗn loạn, rất nhanh (thường trên 200 lần một phút), không còn phối hợp với hai tâm thất bên dưới. Bệnh lý này có thể gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ra hồi hộp đánh trống ngực, khó thở và mệt mỏi.
Một số bệnh nhân không có triệu chứng và được phát hiện tình cờ khi đi khám sức khỏe, đa số sẽ có các triệu chứng như:
- Hồi hộp, tim đập nhanh và rối loạn.
- Mệt mỏi, yếu sức.
- Giảm huyết áp.
- Chóng mặt.
- Khó thở.
- Đau ngực.
Một số biến chứng của rung nhĩ
Rung nhĩ có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Tâm nhĩ trái không co bóp đồng đều có thể dẫn đến hình thành cục huyết khối bên trong, gây tắc nghẽn các mạch máu, trong đó có hai hệ thống mạch máu quan trọng nhất là hệ thống mạch máu não và hệ thống mạch vành của tim.
Rung nhĩ làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não tăng gấp 5 lần, nguy cơ này tăng dần theo tuổi của bệnh nhân và khi bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ tim mạch khác như đái tháo đường, tăng huyết áp, tiền căn đã có đột quỵ do tai biến mạch máu não...
Cục máu đông khi đi đến các mạch máu khác gây tắc nghẽn sẽ gây hiện tượng thiếu máu và hoại tử của các cơ quan tương ứng: tắc nghẽn mạch vành gây nhồi máu cơ tim cấp, tắc nghẽn mạch máu nuôi ruột gây hoại tử ruột, tắc nghẽn mạch máu thận gây nhồi máu thận, tắc nghẽn các mạch máu chi sẽ gây thiếu máu và hoại tử đoạn chi tương ứng, đôi khi phải đoạn chi nếu bệnh nhân đến trễ...
Bên cạnh đó, rung nhĩ còn làm cho suy tim nặng hơn, làm cho tim không thể bơm đủ máu đi nuôi các cơ quan trong cơ thể.
Các yếu tố nguy cơ và nguyên nhân gây ra rung nhĩ
- Tuổi: Càng lớn tuổi, nguy cơ xuất hiện rung nhĩ càng cao.
- Bệnh lý tim, đặc biệt là bệnh lý van tim. Đây vẫn là một trong những nguyên nhân lớn nhất gây rung nhĩ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam.
- Tăng huyết áp, đặc biệt ở bệnh nhân kiểm soát huyết áp kém.
- Sau nhồi máu cơ tim.
- Cường giáp.
- Uống rượu.
- Tiền căn gia đình có người bị rung nhĩ.
Rung nhĩ mạn tính có thể được chẩn đoán bằng cách đo điện tâm đồ, xét nghiệm này không xâm lấn. Siêu âm tim bên cạnh việc phát hiện rung nhĩ còn giúp chẩn đoán các bệnh lý cấu trúc của tim, nhất là bệnh van tim, một trong những nguyên nhân gây rung nhĩ thường gặp nhất ở Việt Nam.
Điều trị rung nhĩ có rất nhiều phương pháp, trong đó bao gồm điều trị nội khoa (uống thuốc), điều trị đốt điện rung nhĩ bằng phương pháp can thiệp nội mạch và điều trị rung nhĩ bằng phẫu thuật. Bên cạnh đó, bệnh nhân rung nhĩ còn cần sử dụng thuốc kháng đông để tránh hiện tượng hình thành cục máu đông, tránh được các biến chứng nguy hiểm khi cục máu đông bung ra và trôi theo dòng máu đến các cơ quan quan trọng trong cơ thể.
TS.BS Nguyễn Hoàng Định - ThS.BS Võ Tuấn Anh
Trung tâm Tim mạch Bệnh viện ĐH Y dược TP HCM
Theo VNE
Hóa giải những rắc rối xảy ra với "cuộc yêu" Những rắc rối khi "yêu" có thể dẫn đến một mối quan hệ đổ vỡ, lừa dối bạn đời và gây ra cuộc "chiến tranh lạnh" giữa 2 người. 1. Khi có em bé Khi có sự xuất hiện của trẻ nhỏ, những giây phút lãng mạn của cả hai có thể dần biến mất. Thời gian để tận hưởng những phút giây...