Uống rượu, bia lái xe vẫn phổ biến trước giờ G
Sát ngày Luât Phong chông tac hai rươu bia co hiêu lực, tại nhiều địa phương tình trạng uống rượu, bia lái xe vẫn diễn ra khá phổ biến.
CSGT Quy Nhơn, Bình Định kiểm tra nồng độ cồn người điều khiển mô tô. Ảnh: Quang Đạt
Luât Phong chông tac hai rươu bia co hiêu lưc tư 1/1/2020 với rất nhiều điểm mới được kỳ vọng sẽ kéo giảm tình trạng sử dụng rượu bia tham gia giao thông. Tuy nhiên, ghi nhận của Báo Giao thông những ngày cuối tháng 12/2019, tình trạng uống rượu bia vi phạm giao thông vẫn khá nhức nhối ở hầu khắp các địa phương trên cả nước…
Người vi phạm ngơ ngác nói chưa biết quy định mới
Theo Phòng CSGT Công an TP HCM, trong 1 tuần, từ 13 – 19/12, đơn vị đã phát hiện, xử lý 8.595 trường hợp vi phạm giao thông, trong đó có khoảng 180 trường hợp vi phạm nồng độ cồn.
Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó ban chuyên trách Ban ATGT TP HCM cho biết, máy đo nồng độ cồn thế hệ mới hoạt động ổn định, chính xác nhưng số lượng rất ít. Ban ATGT TP đã đề xuất Nhà nước trang bị thêm cho CSGT. “Nếu có nhiều máy mới để kiểm soát vi phạm nồng độ cồn, chắc chắn tình trạng lái xe uống rượu bia sẽ giảm đáng kể”, ông Tường cho hay.
Ghi nhận của PV Báo Giao thông, khoảng 20h ngày 23/12, các quán karaoke, nhà hàng, quán nhậu vỉa hè dọc tuyến đường Lê Thánh Tông, Trần Quốc Nghiễn, Bãi Cháy, Hoàng Quốc Việt… trên địa bàn TP Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) vẫn tấp nập đón khách. Lập chốt kiểm soát nồng độ cồn trên tuyến đường Lê Thánh Tông, cách quán karaoke TKV khoảng 1km, tổ công tác thuộc Đội CSGT TP Hạ Long nhanh chóng kiểm tra 2 trường hợp điều khiển xe máy có sử dụng rượu bia nhưng ở mức dưới 0,25 miligam/lít khí thở nên chỉ nhắc nhở.
Không bị xử phạt nồng độ cồn vì kết quả đo 0,13 miligam/lít khí thở, anh Nguyễn Văn Tâm (phường Hồng Hải, TP Hạ Long) xuýt xoa: “May quá”. Khi được hỏi có biết Luật Phòng chống tác hại rượu bia có hiệu lực từ 1/1/2020, trong đó quy định đã uống rượu, bia thì không được điều khiển phương tiện, anh Tâm tỏ ra ngơ ngác và nói “không biết”.
Do phát hiện lực lượng CSGT lập chốt kiểm tra nồng độ cồn, những chiếc xe ô tô, xe máy từ các quán karaoke, quán ăn nhậu nằm “bất động” hoặc đi vào các ngõ ngách để né tránh. Nhiều thanh niên điều khiển xe máy không đội MBH còn cố tình chạy tốc độ cao, vượt qua chốt kiểm tra với lời lẽ thách thức.
Chị Nguyễn Lan Anh, chủ một nhà hàng ăn uống trên đường Trần Quốc Nghiễn cho biết: “Để hỗ trợ khách ra về an toàn khi đã uống rượu bia, chúng tôi liên kết với một số hãng taxi. Tuy nhiên, phần lớn khách đều khẳng định mình tỉnh táo, đủ sức lái xe nên không thể can ngăn. Có khách khó tính còn chửi bới và gây sự với nhân viên của nhà hàng”.
Tại Nghệ An, dọc các con phố lớn như: Đại lộ Lê Nin, Lê Mao kéo dài, Phố đêm Đào Tấn… số lượng thực khách rời bàn nhậu rồi lên xe đi về khá phổ biến. Anh Nguyễn Văn Công (trú phường Vinh Tân, TP Vinh) vừa cùng bạn ngồi ăn ở quán Rạm Biển 2 và có uống rượu. Song, khi tàn cuộc, anh vẫn điều khiển ô tô về nhà. “Uống có mấy chén sao say được. Không đi xe về mai lấy gì đi làm sớm”, anh Công nói.
Tương tự tại Đà Nẵng, sau cuộc nhậu tới bến với bạn bè, gương mặt Bình đỏ gay, hơi men chếnh choáng, cậu thanh niên điều khiển xe máy về phòng trọ cách quán nhậu gần 10km. Uống quá chén, sáng hôm sau Bình ôm đầu than đau. Anh ta cũng không nhớ nổi mình đã về phòng trọ bằng cách nào.
Khi được hỏi có biết về quy định mới của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia: “Điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn” sẽ bị xử phạt, Bình lắc đầu. “Có nghe nói cấm, không được ép người khác uống rượu bia thôi chứ chưa rõ lắm. Trước đây có khung xử phạt cũng đâu ai tự đo xem mình đã đến mức bị phạt chưa đâu”, Bình nói.
Ghi nhận của PV, dọc các tuyến đường ở Đà Nẵng như Nguyễn Tất Thành, Thăng Long, Võ Nguyên Giáp… quán nhậu mọc san sát. Khi màn đêm buông xuống cũng là lúc những cuộc vui chính thức vào giai đoạn rộn rã nhất. Tiếng hô, tiếng ly cụng náo nhiệt. Nhưng tàn cuộc, phần lớn ai có xe tự đi về nhà. Phải hiếm lắm mới bắt gặp cảnh nhóm người say “quắc cần câu” đứng bên đường chờ taxi, Grab tới đón.
Đủ kiểu lý lẽ của bợm nhậu
Video đang HOT
Người đàn ông bước ra khỏi quán bia trên phố Hào Nam (Đống Đa, HN) lập tức leo lên xe máy, không đội MBH tham gia giao thông. Ảnh: Khánh Linh
Tại TP HCM, ghi nhân cua PV, doc tuyên đương Lê Văn Viêt (quân 9), Hoang Diêu 2, Pham Văn Đông (quân Thu Đưc) và tuyên đương gân cac khu công nghiêp giap ranh tinh Binh Dương, Đông Nai trơi sang đen la luc nhưng quan nhâu tư via he đên nha hang xe may, ô tô tâp nâp vao ra.
Khi được hỏi về Luât Phong chông tac hai rươu bia co hiêu lưc tư 1/1/2020, nhiêu ngươi nói thẳng: Không biết. Đăt câu hoi vơi môt sô thanh niên đang ngồi nhậu trong một quán via he trên đương Lê Văn Viêt (quân 9) vê quy định: Cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu bia, moi ngươi ai nây đêu ung hô viêc câm ep buôc uông rươu. Nhưng nhiều người vẫn khăng khăng cho răng, quy định cấm lôi kéo người khác uống rượu bia là khó khả thi khi xử phạt.
Anh N.S.Đ (29 tuổi, ngụ Thu Đưc) cho biết, hầu như chiều nào anh cũng rủ bạn bè đông nghiêp làm vài “ve” cho đỡ buồn trươc khi vê nha. “Đã không nhậu thì thôi, ngồi vô bàn nhậu là phải uống hêt minh. Vậy việc gọi bạn be đông nghiêp đến ban nhâu có được xem là xúi giục không, hoăc mơi ngươi cung ban cung ly co bi xem la lôi keo ngươi khac uông rươu bia không, xư phat thê nao.?”, anh Đ. băn khoăn.
Tại Bạc Liêu, ghi nhận của PV Báo Giao thông vào khoảng 17h ngày 22/12, có gần chục quán nhậu, quán ốc nằm trên đường Ninh Bình (phường 2, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu), xe máy, xe ô tô đậu chật ních, khách đến quán cứ việc bỏ xe trên lề đường, lập tức có nhân viên đến dắt hộ, có nơi chiếm gần hết vỉa hè, lòng đường để làm bãi đậu xe.
Từ 18 – 21h, hầu như ở các quán đều rất đông khách, nhất là quán nhậu N.S., quán nhậu Đ.T…., tiếng người nói cười, chúc tụng không ngớt. Đến hơn 22h, nhiều “ma men” bắt đầu ra về, mặt người nào cũng ửng đỏ, nhưng vẫn leo lên xe, có người tay lái loạng choạng. Mấy người trong quán còn nói với theo với bạn: “Về an toàn nhé. Lái xe cẩn thận. Khi nào về tới thì alo nhé”.
Anh Lê Chí Th. (ngụ huyện Vĩnh Lợi, Bạc Liêu) chia sẻ, hôm nay mình cùng nhóm bạn hẹn nhau nhậu mừng đứa bạn vừa tìm được việc làm. “Chúng tôi cũng chỉ uống vài chai thôi, chứ không dám uống nhiều vì nhà cũng hơi xa, nên mình tranh thủ, vì bạn rủ quá nên cũng phải đi cho bạn vui”, anh Th. chia sẻ và cho biết thêm, thông qua báo, đài anh cũng có biết được Luật Phòng, chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ 1/1/2020 nhưng cụ thể thế nào thì cũng chưa rõ.
Tối 23/12, hầu hết các quán nhậu trên tuyến đường Nguyễn Thị Định chật kín khách. Sau khi tàn cuộc chén chú chén anh, sau những cái bắt tay “hẹn gặp lại”, 3 vị “thượng đế” ngồi nhậu trước đó tại một bàn ở quán H.H trên đường Nguyễn Thị Định ra đường, leo lên 3 xe máy BKS: 77E1-135.47, 77X4-6216, 77Y2-7645… đậu phía trước phóng đi bạt mạng giữa các tuyến phố.
Quan sát của PV, nhiều quán nhậu trên đường Xuân Diệu, Ngô Gia Tự… đều sử dụng phần lòng đường hay giải phân cách giữa làm nơi đậu, đỗ phương tiện vào quán. Tình trạng này diễn ra đã lâu nhưng lực lượng chức năng TP Quy Nhơn vẫn chưa có biện pháp xử lý.
Luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ nhiệm Hội Luật gia TP Hồ Chí Minh:
Kì vọng kéo giảm mạnh TNGT liên quan đến rượu bia
Luật Phòng chống tác hại rượu bia 2019 chắc chắn khi đi vào cuộc sống sẽ kéo giảm TNGT liên quan đến tài xế sử dụng rượu, bia điều khiển phương tiện.
Khi Luật đi vào thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể kì vọng kéo giảm mạnh TNGT liên quan đến rượu bia, đồng thời cũng tạo đột phá trong vận tải công cộng. Nó cung cấp cho người dân một lựa chọn khi đã uống rượu, bia.
Luật Phòng chống tác hại rượu, bia lần này với một số nhóm giải pháp có tính khả thi cao, dễ áp dụng. Cụ thể là quy định cấm những người chưa đủ 18 tuổi uống rượu, bia; cấm người lao động, sinh viên, học sinh uống rượu, bia trước, trong và sau giờ làm việc; cấm xúi giục kích động, ép buộc người khác uống rượu, bia…
Người ta đã không muốn uống, mà có người lại xúi giục thì đây là một hành vi kích động. Luật ban hành sẽ xử lý được hành vi này. Luật cũng qui định đối tượng, địa bàn, phương thức bán, thời gian được bán rượu bia cũng là giảm đi khả năng tiếp cận với rượu, bia.
Khẩu hiệu trước đây chúng đã đưa ra “Đã uống rượu, bia thì không lái xe” mới chỉ là một thông điệp để tuyên truyền, giờ đã được luật hoá, chắc chắn Luật sẽ đi vào cuộc sống, góp phần tích cực kéo giảm TNGT liên quan đến rượu bia.
Cảnh sát đường thủy chưa được trang bị thiết bị đo nồng độ cồn
Về việc kiểm soát rượu bia đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường thuỷ, theo đại diện các phòng CSGT, hiện cảnh sát đường thuỷ một số tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL như: Cần Thơ, Bạc Liêu, Cà Mau… chưa thực hiện và cũng chưa được trang bị thiết bị để kiểm tra.
Thượng tá Huỳnh Văn Sáng, Trưởng phòng Cảnh sát đường thủy, Công an tỉnh Bạc Liêu cho biết, kế hoạch thực hiện cao điểm bảo đảm trật tự ATGT dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 của Cục CSGT tập trung vào lĩnh vực đường bộ là chủ yếu. “Đối với lĩnh vực đường thủy, hiện có bất cập là lực lượng Cảnh sát đường thủy chưa được trang bị thiết bị đo nồng độ cồn, dẫn đến việc xử lý trường hợp vi phạm gặp khó khăn”, Thượng tá Sáng thông tin.
Theo atgt.vn
"Đã uống rượu, bia - không lái xe"
Sau vụ tai nạn thương tâm của chị Yến và chị Quỳnh tại hầm Kim Liên, Hà Nội đêm 30/4/2019 do tài xế say xỉn lái xe làm họ thiệt mạng.
Nhiều phong trào, sự kiện được tổ chức bởi Cộng đồng cựu học sinh THPT Hà Nội khóa 1991 - 1994 và các tổ chức, cùng lan tỏa mạnh mẽ một thông điệp "Đã uống rượu, bia - không lái xe" đến toàn xã hội.
Hơn 8.000 tham gia sự kiện diễu hành "Đã uống rượu, bia - không lái xe". Nguồn: Báo Giao thông
Những nỗi đau còn mãi
Dù đã xảy ra cách đây hơn 2 tháng nhưng vụ hai phụ nữ tử vong tại hầm Kim Liên (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đêm 30/4/2019 khiến ai cũng không khỏi bàng hoàng, xót xa. Hai nạn nhân trong vụ tai nạn là chị Đinh Thị Hải Yến (SN 1976, ở Bạch Mai, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) hiện đang công tác ở Nhà hát kịch Việt Nam và chị Trần Thị Quỳnh (SN 1976, ở Láng Thượng, quận Đống Đa, Hà Nội) hiện đang là giáo viên Trường Tiểu học Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội). Hai người phụ nữ đã ra đi mãi mãi, họ để lại con cái, gia đình chỉ vì một phút "không may" gặp phải tài xế say rượu.
Trên trang facebook cá nhân, chị Minh Nguyệt (Hà Nội) chia sẻ kỷ niệm lần đầu tiên gặp cô giáo Quỳnh và chị Yến - hai nạn nhân xấu số tại hầm Kim Liên, Hà Nội. Những dòng chia sẻ của chị nhận được sự đồng cảm lớn từ mọi người, hầu hết ai cũng xót thương cho hai người phụ nữ không may là nạn nhân của những tài xế say xỉn.
Chị Nguyệt viết: "Trưa nay 2/5 tôi đi tiễn Yến - nữ diễn viên xinh đẹp Nhà hát kịch Việt Nam, người bạn cùng khóa cấp 3 Hà Nội 1991 - 1994, người tôi đã từng làm việc với bạn trong ban lễ tân của Gala Cúp Hội Ngộ. Trưa mai 3/5 tôi đi tiễn Tí (Quỳnh) - cô giáo tiểu học giỏi giang luôn tươi cười mà tôi mới gặp hôm 26/3 đây, người bạn cùng khóa cấp 3 Hà Nội 1991 - 1994 xấu số trong vụ tai nạn thảm khốc ở đường hầm Kim Liên đêm 1/5 vừa qua...".
Còn chị Trang (Hà Nội) là bạn cùng khóa hai nạn nhân cũng không khỏi bàng hoàng trước sự ra đi đầy đau đớn của những người bạn đồng niên. Không thể tin họ lại mãi mãi nằm xuống đất lạnh, đau đớn chỉ vì một người tài xế đã uống 6 chai bia trước khi điều khiển xe của mình. Những dòng trạng thái đầy đau đớn nhận được sự đồng cảm lớn từ mọi người: "Sáng sớm tôi mở máy tính vào ca trực đầu ngày. Đập ngay vào mắt là thông tin hai người bạn gái cùng khoá cấp 3 ra đi sau một tai nạn ở hầm Kim Liên ít giờ trước. Bàng hoàng! Đau xót! Bạn nằm đó, trên mặt đường đêm khuya lạnh lẽo. Ngay giữa thủ đô. Ngay ngày nghỉ lễ. Ám ảnh quặn lòng! Tôi không dám xem hết những hình ảnh được chụp, được quay tại hiện trường. Càng không dám nghĩ tới những ông bố bà mẹ, những đứa con của các bạn. Rồi đây họ sẽ sống ra sao?....".
ADVERTISEMENT
Có lẽ, người đau đớn nhất người thân của người bị nạn. Ai cũng xót xa cho L (con gái chị Yến), em mãi mãi mất mẹ, nấc nghẹn không thành lời trong lúc chờ nhận thi thể mẹ về lo hậu sự. Còn cậu con trai bị tự kỷ, còn không thể hiểu nổi mẹ em đã ra đi mãi mãi. Nhà cô giáo Quỳnh cũng vậy, ai cũng bàng hoàng trước nỗi đau này và rất nhiều lứa học sinh mất đi cô giáo tâm huyết với nghề dạy học.
Có những nỗi đau vẫn còn đó, vì những tay lái có hơi men!
Facebook nhóm cựu học sinh 91-94 Hà Nội đồng loạt thay ảnh thông điệp "Đã uống rượu, bia - không lái xe". (Nguồn: Facebook)
Chia sẻ những mất mát thành hành động
Trong lời khai với cơ quan điều tra lái xe Hiếu cho biết, anh đã lái ô tô từ năm 2006, tức là được gần 13 năm cho tới nay. "Tôi uống với bạn bè tại một quán trên phố Thợ Nhuộm. Chúng tôi uống cả bia và rượu. Tôi uống khoảng 6 chai bia, sau đó uống tiếp rượu. Khi ra về, tôi còn đưa một người bạn về nhà, rồi mới đi tiếp. Tới hầm Kim Liên thì tôi gây ra tai nạn", trích lời của Hiếu trên báo An ninh thủ đô.
13 năm lái xe, làm mất đi cuộc đời của hai người mẹ - vợ - công dân tốt chỉ sau 6 chai bia với bạn bè. Tất cả là quá đắt, quá đau đớn, quá bất công. Sẽ còn nhiều người "chết oan" vì bia rượu khi lái xe, nếu xã hội không nhận thức nghiêm túc vấn đề này.
"Cái chết oan nghiệt của Quỳnh, của Yến vẫn hằng ngày diễn ra, nếu chúng ta không hành động. Hôm nay, nạn nhân là bạn của chúng tôi, ngày mai có thể là bất kỳ ai trong số chúng ta" chị Trang - bạn chị Quỳnh chia sẻ.
Ngày càng nhiều vụ tai nạn do tài xế sử dụng bia rượu gây tai nạn khiến chúng ta ra đường không khỏi bất an, lo lắng cho sự an toàn của bản thân và xã hội.
Sau sự việc đau lòng của 2 người bạn đồng niên, nhóm cựu học sinh Phổ thông trung học 91-94 (những người cùng khoá cấp 3 năm học 1991 - 1994) đã phát động phong trào "Không lái xe khi đã rượu bia!". Phong trào này đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội facebook, kêu gọi mọi người đồng loạt đổi ảnh đại diện, với nội dung kêu gọi đầy nhân văn và văn minh: "Đã uống rượu bia thì không lái xe", "Say xỉn lái xe là tội ác"...
Không chỉ các cựu học sinh 91- 94 đồng loạt đổi hưởng ứng phong trào này mà còn nhiều tài khoản mạng xã hội khác. Không chỉ gói gọn phạm vi những bạn đồng niên của hai nạn nhân xấu số mà còn lay động toàn xã hội tiếc thương cho những người không may bị đoạt mạng bởi những tài xế say xỉn.
Chị Nguyễn Linh Chi chia sẻ: "Rạng sáng nay (1/5), hai người bạn gái cùng niên khoá 91-94 của tôi đã bị chiếc xe Mercedes biển số 30F-154.78 tông trúng gây tử vong tại hầm Kim Liên. Người lái xe gây tai nạn đã uống rượu bia.
Hãy cùng Nhóm Cựu HS PTTH 91-94 Hà Nội phát động phong trào nói KHÔNG với rượu bia khi tham gia giao thông!".
Đám tang chị Yến với những logo tuyên truyền ý nghĩa, nhân văn. (Nguồn: Infonet)
Trong đám tang chị Đinh Thị Hải Yến ngày 2/5, những người bạn đồng niên đã đến tiễn biệt người bạn thân thiết của mình trong trang phục đen, có dán biểu tượng kêu gọi mọi người không uống rượu bia khi lái xe trên cánh tay trái và dán trên xe ô tô. Có lẽ, đây là đám tang đặc biệt nhất, họ đến không chỉ để thể hiện nỗi tiếc thương người đã mất mà còn là lời nhắc nhở người ở lại.
Không chỉ dừng lại phong trào mạng xã hội, thông điệp "Đã uống rượu, bia - không lái xe" đã lan tỏa đến toàn xã hội. Sáng 12/5, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm đã diễn ra sự kiện đi bộ kêu gọi cùng hành động "Đã uống rượu, bia - không lái xe" của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia phối hợp với thành phố Hà Nội. Hơn 8000 nghìn người đã hòa vào đoàn đi bộ cùng hô vang khẩu hiệu, không uống rượu bia chất kích thích khi lái xe ô tô, gắn máy. Sự kiện có Phó Thủ tướng, đại diện các bộ, ban ngành, các ngôi sao, các nhóm như Otofun, sinh viên, học sinh. Đặc biệt là hàng trăm thành viên nhóm Cựu HS PTTH 91-94 Hà Nội, họ có mặt để nhớ về người bạn xấu số. Từ mất mát, đau đớn ấy lan tỏa thông điệp nhân văn tới cộng đồng. Họ ở đây cùng nhau chia sẻ nỗi đau cùng người nhà nạn nhân, cùng nhau kêu gọi xã hội nhận thức về vấn đề sử dụng chất có cồn khi điều khiển phương tiện giao thông. Chính tình cảm đồng niên trân quý, tinh thần văn minh, tính nhân văn đã thực sự "thức tỉnh" toàn xã hội tầm quan trọng của việc loại bỏ bia rượu khi chúng ta là những người cầm vô - lăng.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Đức Hiệp, Chủ tịch Cộng đồng cựu học sinh THPT Hà Nội khóa 1991 - 1994 đã có chia sẻ đầy xúc động: "Chúng tôi đã mất 2 người bạn cùng khóa và sự ra đi này của họ đã khiến cảm xúc đau buồn lan tỏa thành viên trong cộng đồng học sinh PTTH Hà Nội khóa 1991 - 1994, nhất là sau chuỗi tai nạn giao thông xảy ra gần đây liên quan đến rượu bia. Chúng tôi mong muốn sự ra đi của người bạn không vô nghĩa, muốn sự ra đi đó lan tỏa thông điệp "Đã uống rượu bia - Không lái xe", giảm tai nạn giao thông".
Phong trào kêu gọi mọi người nói không với rượu bia là một lời tưởng niệm với 2 người bạn đồng niên đồng thời là thông điệp thức tỉnh mọi người trong xã hội tránh xa rượu bia và các chất kích thích khi tham gia giao thông nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho mình và những người khác. Với mong mỏi không chỉ dừng lại các phong trào ngắn, mà ý thức bỏ rượu bia khi lái xe còn lan tỏa mạnh mẽ thành hành động trong mỗi người khi điều khiển các phương tiện giao thông.
Minh Hải
Theo baophapluat
Chỉ còn 12 ngày nữa sẽ không được rủ rê, ép buộc người khác uống rượu, bia Đây là một trong những nội dung đáng chú ý được quy định tại Điều 5 luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia quy định 13 nhóm hành vi bị nghiêm cấm (ảnh minh họa) Cụ thể, tại Điều 5 của Luật này quy...