Uống nước trị bá bệnh?
Thời gian gần đây, nhiều người mách nhau “ thủy liệu pháp”: chỉ cần uống nước từ 10 ngày đến 180 ngày có thể chữa các bệnh cao huyết áp, đau dạ dày, tiểu đường…
Tuy nhiên, theo các bác sĩ (BS), nước rất quan trọng với cơ thể, nhưng để điều trị những bệnh chuyên khoa trên thì hoàn toàn không có cơ sở khoa học.
Trị cả bệnh nan y!
Tài liệu “thủy liệu pháp” giới thiệu hai nghiên cứu của Nhật Bản và Mỹ về công dụng của phương pháp uống nước lọc chữa các bệnh từ nan y tới các chứng bệnh thông thường. Các bệnh được khẳng định điều trị thành công 100%, bao gồm: nhức đầu nhức mỏi, đau mình bệnh tim phong thấp nhịp tim đập nhanh kinh phong mập, thừa mỡ sưng cuống phổi suyễn, lao phổi sưng màng óc bệnh về thận và đường tiểu ói mửa do đau bao tử tiêu chảy bệnh túi mật tiểu đường táo bón các bệnh về mắt ung thư tử cung phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt bệnh tai – mũi – họng…
Phương pháp điều trị rất đơn giản, chỉ cần mỗi buổi sáng uống bốn ly nước lọc, mỗi ly 160ml (tổng cộng 640ml) trước khi đánh răng. Sau đánh răng, bạn không ăn hoặc uống trong vòng 45 phút rồi mới ăn uống bình thường. Sau khi ăn sáng, ăn trưa và ăn tối, có thể ăn thêm các món khác trong vòng 15 phút. Tuy nhiên, trong vòng hai giờ sau, không được ăn uống gì thêm.
Tài liệu khuyên rằng, người lớn tuổi hoặc đang mang bệnh không thể uống nổi nhiều nước lúc ban đầu, có thể tập để tăng liều lượng từ từ cho đến khi uống được bốn ly mỗi sáng. Phương pháp uống nước lọc chữa bệnh này được cho là không có phản ứng phụ.
Ngoài ra, cũng có phương pháp cho rằng, chỉ cần uống năm ly nước mỗi ngày sẽ giảm 45% nguy cơ ung thư ruột và có thể giảm nguy cơ ung thư vú từ 79% cùng 50% nguy cơ ung thư bàng quang. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, lượng nước uống (năm ly – 160ml/ly) cộng với nước chuyển hóa từ thức ăn, vẫn chưa đủ lượng nước cơ thể cần hằng ngày mà mới chiếm khoảng một nửa nhu cầu.
Theo PGS. TS. DS Nguyễn Hữu Đức (Khoa Dược – ĐH Y Dược TPHCM), nước chiếm 70 – 75% cơ thể, vì vậy, uống đủ nước hằng ngày rất cần thiết để đảm bảo sức khỏe. Trẻ con bị tiêu chảy, nếu để thiếu nước có thể bị rối loạn điện giải, thậm chí tử vong. Người lớn tuổi cũng phải uống nước nhiều dù không có cảm giác khát. Đặc biệt, khi bị táo bón hoặc sỏi thận, người bệnh rất cần nước để đào thải.
Tuy nhiên, việc uống nước để điều trị bá bệnh trong một thời gian nhất định hoàn toàn chưa có chứng cứ y học. Đau đầu, đau nhức toàn thân có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, hay ung thư, lao phổi, tiểu đường hoàn toàn không thể chỉ dùng nước mà điều trị hết 100%.
Dư nước cũng sinh bệnh
PGS-TS-BS Phạm Văn Bùi – Phó Giám đốc BV Nguyễn Tri Phương (TP.HCM), một chuyên gia về thận niệu, cho rằng: “Tài liệu về phương cách uống nước nói trên có một vài điểm đúng, như uống nước lọc vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy là một phương cách để rửa thận. Giấc ngủ trong đêm thường kéo dài sáu-tám giờ, nên cơ thể thường thiếu nước. Nước tiểu có khuynh hướng cô đặc lại, đáng ngại nhất là các tinh thể tăng lên, kết dính với nhau tạo thành sỏi thận. Thông thường, lượng nước uống buổi sáng sớm tốt nhất là 250 – 300ml”. Tuy nhiên, uống bốn ly nước liên tục là điều bất khả thi.
Video đang HOT
Các chuyên gia cũng khẳng định, nước rất cần thiết cho các phản ứng trong cơ thể. Nước giữ cho các chất trong cơ thể ở trạng thái quân bình đồng thời thải những chất độc hoặc từ ngoài đưa vào hoặc được sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể, đặc biệt khi uống thuốc. Qua điều chỉnh các rối loạn điện giải, nước giúp thăng bằng kiềm – toan, giúp các cơ quan khác của cơ thể hoạt động trong tình trạng tối ưu nhất. Chính vì vậy, người bị suy thận thường bị phù thũng do ứ nước, các chất độc có thể tích tụ trong người khiến bất cứ bộ phận cơ thể nào cũng bị rối loạn.
Theo ThS. BS Lâm Văn Hoàng, Phó khoa Nội tiết (BV Chợ Rẫy, TPHCM), bình thường cơ thể chúng ta cần tiếp nhận trung bình một-hai lít nước trong ngày, nhu cầu nước có thể tăng cao hơn trong những ngày nắng nóng, hay khi lao động nặng… Tuy nhiên, nếu cơ thể nhận quá nhiều nước cũng có thể dẫn đến ngộ độc nước, ảnh hưởng đến sức khỏe và nguy hiểm đến tính mạng.
BS Hoàng cảnh báo: “Ngộ độc nước là do tình trạng dư thừa nước tự do trong cơ thể, hậu quả là gây các rối loạn về các chất điện giải trong máu như natri, kali, calci, magiê… Nồng độ các thành phần điện giải này có thể thấp trong máu do bị nước pha loãng, ảnh hưởng đến các tế bào và hoạt động của tế bào trong cơ thể, đặc biệt là tế bào não.
Trong trường hợp ngộ độc nước, người bệnh thường có các triệu chứng thần kinh như nhức đầu, nôn ói, lơ mơ, co giật, hôn mê… nếu không được nhập viện và xử trí kịp thời có thể tử vong. Ngoài ra, việc cung cấp quá nhiều nước thường xuyên hằng ngày cũng khiến thận gia tăng hoạt động bài tiết, về lâu dài cũng làm cho thận “mệt”, suy giảm chức năng nhanh hơn”.
BS Phạm Văn Bùi cũng cho biết, ông đã từng tiếp nhận không ít ca mắc bệnh do uống nước quá nhiều. Gần đây, một bệnh nhân nữ người Canada bị rối loạn chuyển hóa ion trong cơ thể do uống tám lít nước/ngày khiến tim đập nhanh, bồn chồn, yếu mệt, chán ăn… Kết quả xét nghiệm cho thấy, các chỉ số trong cơ thể bệnh nhân bị mất quân bình. Sau khi được điều chỉnh lượng nước uống hằng ngày, cơ thể của bệnh nhân dần trở lại trạng thái bình thường.
Để kiểm tra lượng nước uống có đủ hay không, chúng ta có thể quan sát màu nước tiểu. Nước tiểu bình thường có màu vàng nhạt. Nếu nước tiểu có màu vàng đậm như màu nước trà, có nghĩa là chúng ta đang thiếu nước còn nước tiểu quá trong là dấu hiệu cơ thể đang dư nước.
Theo Phụ nữ TPHCM
Bị viêm vòm họng, bác sĩ phán...ung thư
Còn nghi ngờ, chưa rõ ràng nhưng bác sĩ đoán mắc bệnh nan y làm không ít bệnh nhân bị tổn hại về tinh thần cũng như tiền bạc.
Bị viêm vòm họng, bác sĩ phán...ung thư
Một trong số những trường hợp bị bác sĩ "dọa" cho sợ mất mật tới mức suýt bán nhà lấy tiền chữa bệnh là anh Phạm Văn Khoa, sinh năm 1971, ngụ quận Tân Bình TP.HCM.
Bỗng dưng anh Khoa bị ù tai. Đi khám chuyên khoa tai - mũi - họng tại một bệnh viện tại TP.HCM, anh được chỉ định chụp CT vùng mũi, vòm họng.
Sau khi bác sĩ xem phim chụp, bảo anh Khoa có khối u nhỏ trong hốc mũi, nghi ung thư cần làm sinh thiết.
Bác sĩ cần giải thích rõ, tránh làm bệnh nhân hoang mang, lo lắng. Ảnh: Thanh Huyền
Nghe bác sĩ nói, anh Khoa hoảng hồn, đề nghị được làm sinh thiết luôn thì vị bác sĩ trên không cho với lý do đang bị viêm, về uống thuốc, 1 tuần sau quay lại.
"1 tuần sau chúng tôi quay lại yêu cầu làm sinh thiết vị bác sĩ trên vẫn chưa đồng ý và kêu chờ thêm 1 tuần nữa. Từ khi bác sĩ nghi ngờ chồng tôi bị ung thư làm cuộc sống gia đình tôi đảo lộn. Chồng tôi chỉ trong 10 ngày quá lo lắng, mất ngủ, sút tới 3 kg. Để giải tỏa nỗi ám ảnh, chúng tôi yêu cầu cho làm sinh thiết nhưng bác sĩ cứ kêu về nhà 1 tuần, rồi 1 tuần nữa quay lại. Muốn hỏi thêm nhưng vèo một cái bác sĩ đã khám xong, yêu cầu đi ra để còn khám cho người khác", chị Kim vợ anh Khoa kể.
Quá sốt ruột, chị Kim quyết định không ngồi...chờ chết nữa, đưa chồng sang Bệnh viện Ung bướu TP.HCM khám.
Tại Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM, bác sĩ ghi trong phiếu kết luận phim CT niêm mạc vùng vòm họng dày, nghi bị viêm.
Ngay lập tức anh Khoa được đưa đi làm sinh thiết tầm soát ung thư
"Vài ngày sau nhận được kết quả sinh thiết vợ chồng tôi nhẹ cả người. Chồng tôi chỉ bị viêm chứ không phải ung thư. Triệu chứng ù tai do anh ấy bị xoang. Trong lúc chờ đợi kết quả gia đình tôi như ngồi trong biển lửa. Tôi đã tính tới nước bán nhà đưa ông xã qua nước ngoài trị nếu như bị ung thư thật", chị Kim nói.
Qua đó, vợ chồng anh Khoa, chị Kim vô cùng bức xúc với cách chẩn bệnh, phán đoán và sự vô tâm hững hờ của vị bác sĩ chuyên khoa tai - mũi - họng. Chỉ bị viêm, cần tầm soát ung thư nhưng vị bác sĩ đó không giải thích rõ ràng để bệnh nhân hoảng loạn, hoang mang.
Trẻ sốt mọc răng bác sĩ bảo viêm phổi
Bị bác sĩ dọa cho xanh mặt không chỉ anh Khoa, chị Kim mà còn cả vợ chồng anh Hùng ngụ tại quận 7, TP.HCM.
Trong một lần về thăm quê nội ở Phú Thọ, con trai 10 tháng tuổi của anh Hùng bỗng dưng hừng hực sốt 39 - 40 độ C.
Xung quanh rừng núi hẻo lánh mà con lại sốt cao khiến anh Hùng lòng dạ nóng ran.
Vợ anh theo chỉ dẫn của bà con, đem cháu bé tới trạm y tế của xã khám.
Ngồi ngoài hiên chờ, anh thấy vợ hớt hải bế con về, nước mắt lưng tròng: "Chết rồi anh ơi, thuê xe đưa con về thành phố ngay. Bác sĩ bảo con mình bị viêm phổi nặng. Sau khi điều tra bệnh sử, bác sĩ kết luận do hôm qua anh cho con ăn hũ sữa chua để tủ lạnh đấy".
Anh Hùng nghe vợ nói vậy thì ớ người, bản thân dằn vặt và cũng không khỏi thắc mắc: "Ở nhà con ăn sữa chua để lạnh mãi có sao đâu, về quê ăn lại bị. Chắc tại khí hậu mỗi nơi một khác".
Vùng quê nơi anh Hùng đang ở không có xe taxi, thế là anh phải gọi điện cho người quen có xe ô tô ở thành phố Việt Trì lên đón.
Sau khi thăm khám bác sĩ ở Bệnh viện Việt Trì nói bé không bị viêm phổi, tai - mũi - họng bình thường, nằm theo dõi một ngày.
"Tới ngày hôm sau ông nhóc nhà mình miệng nhú ra hai cái răng cửa. Giời ạ, nó sốt mọc răng mà bác sĩ ở trạm xá lại bảo viêm phổi làm cả họ lo lắng, mất công đưa đi bệnh viện xa tới mấy chục cây số" - anh Hùng cười khổ.
Theo anh Hùng, nếu vị bác sĩ kia chưa rõ con anh bị gì đâu nhất thiết phán cháu bị viêm phổi, đã thế còn đổ lỗi cho hũ sữa chua làm vợ chồng anh gây gổ, trách móc nhau.
Cách đây không lâu, một phụ nữ tên Huỳnh Thị Đầy, ngụ tại Bạc Liêu cũng suýt chết vì viêm ruột thừa nhưng được bác sĩ địa phương chẩn thành...tiêu chảy nhiễm trùng. Sau khi về nhà uống thuốc tiêu chảy bác sĩ cho, chị Đầy chẳng những không hết đau mà bụng căng tức, quặn thắt dữ dội.
Quá lo lắng, người nhà chuyển bệnh nhân lên cấp cứu tại bệnh viện tuyến trên thì bác sĩ cho biết chị không hề tiêu chảy nhiễm trùng mà bị bệnh viêm phúc mạc tổng quát do abcec ruột thừa vỡ. Chị Đầy ngay lập tức được chuyển vào phẫu thuật với nguy cơ bị nhiễm trùng máu, nguy hiểm tính mạng.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Ánh, cũng ngụ tại Bạc Liêu bị nhiễm trùng ngón chân gây đau nhức, co giật. Khi đi khám bác sĩ địa phương "phán" rằng: ông Ánh đau bao tử, yêu cầu nội soi. Thấy tình trạng ông Ánh ngày càng nguy kịch, người nhà đã chuyển ông lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.HCM. Hóa ra bao tử ông Ánh không có vấn đề mà ông bị nhiễm trùng uốn ván. Theo các bác sĩ của Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, chỉ cần nhập viện chậm thêm 1 ngày có thể ông Ánh sẽ tử vong.
Theo VNN
"Nước thánh" chữa bách bệnh chỉ là tin đồn Nhiều người dân mắc phải những chứng bệnh nan y đang tìm đến "nước thánh" để mong khỏi bệnh. Tuy nhiên, hiện nay chưa ai xác minh chính xác được bất cứ trường hợp nào đã chữa khỏi bệnh nhờ "nước thánh". Theo ghi nhận của chúng tôi, chiều ngày 14/6 vẫn có rất nhiều người từ các nơi kéo về nơi có...