Uống nước tốt cho sức khỏe nhưng có 4 điều cấm kỵ khi uống nước, nếu không sẽ gây hại, thậm chí mắc bệnh ung thư
Nước là nguồn sống của cơ thể con người, uống nước là việc làm cần thiết. Tuy nhiên, đừng uống nước theo 4 cách cấm kỵ này bởi nó có thể khiến sức khỏe của bạn “tụt dốc không phanh”.
Có thể bạn đã nghe qua câu nói này về tầm quan trọng của nước đối với cơ thể: “ Nếu không ăn 3 ngày vẫn có thể sống nhưng không uống nước 3 ngày chắc chắn sẽ khó qua khỏi“. Thực tế, nước đóng vai trò rất quan trọng, là nguồn sống của cơ thể con người. Uống nước thường xuyên là rất tốt nhưng có 4 điều cấm kỵ khi uống nước bạn nên nhớ, nếu lỡ phạm phải, rất có thể sẽ gây hại nghiêm trọng cho sức khỏe, thậm chí gây ung thư.
1. Không uống được nước thô
Nước thô là nước không qua bất kỳ quá trình xử lý nào, được chảy trực tiếp từ các đường ống nước hoặc nước ở các con sông hoặc suối hoang dã. Uống loại nước này không đảm bảo vệ sinh, vì nó có thể chứa một số lượng lớn clo, nhiều vi khuẩn, trứng côn trùng và các chất độc hại khác, có thể gây bệnh cho cơ thể con người.
Hơn nữa, với một số bệnh lây lan qua phân, nếu nguồn nước có chứa phân của những người bệnh này thì rất dễ sẽ trở thanh nguồn lây nhiễm. Do đó, khi uống nước, bạn hãy nhớ chỉ nên uống nước tinh khiết hoặc nước khoáng, nước đun sôi.
2. Không uống nước quá nóng (trên 65 độ C)
Mặc dù uống nước nóng có nhiều lợi ích cho sức khỏe của bạn, nhưng có sự khác biệt trong nhiệt độ nước lại có thể quyết định nó mang lại lợi ích hay đem đến tai họa. Với nước quá nóng trên 65 độ C có thể làm hỏng màng nhầy của thực quản hoặc dạ dày và làm tăng nguy cơ mắc bệnh thực quản, bệnh dạ dày, đặc biệt là ung thư.
Niêm mạc thực quản có thể chịu được nhiệt độ lên đến 50 độ C, nếu vượt quá 50 độ C thì niêm mạc thực quản sẽ bị tổn thương. Vì vậy, khi bạn uống nước, hãy cố gắng chờ cho nước nguội bớt ở khoảng nhiệt từ 37 độ đến dưới 40 độ rồi mới uống.
3. Không uống quá nhiều một lúc
Video đang HOT
Tốt nhất bạn nên uống nước từ từ và có thứ tự, uống nước với lượng nhỏ chia thành nhiều lần sẽ làm dịu cơn khát, nếu uống quá nhiều nước cùng một lúc rất dễ bị ngộ độc nước.
Tốt nhất mỗi lần uống nước không quá 500ml, mỗi lần uống khoảng 200ml là thích hợp nhất. Lượng nước bạn uống trong một ngày nên từ 1.5 lít đến 2 lít, tùy thuộc vào thể trạng của bạn.
4. Đừng chờ đến khi khát mới uống nước
Trong cuộc sống, nhiều người chỉ uống nước sau khi khát, thực ra thói quen là rất sai lầm, bởi thời điểm này đã cho thấy cơ thể đang thiếu nước trầm trọng, cơ thể có thể sẽ xảy ra nhiều tình trạng bất thường.
Do đó, bạn nên uống nước thường xuyên hơn, uống vào một khoảng thời gian cụ thể, đừng đợi đến khi khát không chịu được mới uống nước.
Chọn nước uống tốt cho cơ thể
Uống nước tinh khiết dài ngày, cơ thể sẽ thiếu vi chất, đào thải khoáng trong cơ thể. Vậy uống nước khoáng có tốt hơn không?
Nước uống phải có vi chất
Hiện các sản phẩm nước tinh khiết, máy lọc nước tinh khiết (lọc nước RO) được quảng cáo rất nhiều. Người tiêu dùng lạc trong mê hồn trận, không biết sản phẩm nào là tốt, sử dụng như thế nào là an toàn. Trong khi đó, các quảng cáo chỉ với mục đích bán, không đưa ra khuyến cáo an toàn cho người dùng.
Nước uống không đơn giản là để thải độc mà phải cung cấp vi lượng và khoáng chất cho cơ thể. Nước tinh khiết không đảm nhận được chức năng này. Sử dụng nước tinh khiết lâu dài, khi cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vi lượng sẽ dẫn đến loãng xương, suy giảm hệ miễn dịch.
Nước tinh khiết là nước sạch theo đúng nghĩa đen. Nhưng vì chúng không chứa bất cứ loại khoáng chất, nguyên tố vi lượng nào nên chúng không tốt cho cơ thể.
PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Trường ĐHKHTN, ĐHQG Hà Nội cho rằng, nước tinh khiết đóng chai có thể sử dụng trong một số trường hợp đặc thù như đi du lịch, phải di chuyển xa chứ không nên sử dụng nước uống tinh khiết thay thế nước uống thông thường.
Nếu lạm dụng sẽ làm cơ thể thiếu hụt khoáng chất và vi chất. Trong khi đó, 50% lượng khoáng chất và vi chất của cơ thể là được lấy qua đường nước uống hàng ngày. Mỗi ngày, cơ thể dung nạp một lượng nước rất lớn qua đường uống, ăn. Nếu chỉ uống nước tinh khiết sẽ không có lợi cho cơ thể. Nước có lợi cho cơ thể sống phải có khoáng chất và vi chất.
Vậy, thay vì uống nước tinh khiết, nước đun sôi để nguội có lợi hơn không? Nước đun sôi để nguội có tốt hơn, an toàn hơn không lại phụ thuộc vào nguồn nước. Nếu nước máy hoặc nước ngầm khi đem đi đun sôi mà có tồn dư các thành phần kim loại nặng thì dù có đun sôi cũng không tốt cho cơ thể.
Ngược lại, nếu đã đảm bảo vệ sinh an toàn thì nước đun sôi để nguội sẽ cung cấp đầy đủ các nguyên tố vi lượng và khoáng chất cho cơ thể hơn là sử dụng hoàn toàn nước uống tinh khiết.
"Trường hợp không có nguồn nước an toàn để uống thì có thể dùng nước tinh khiết. Nhưng phải bổ sung vitamin, nguyên tố vi lượng bằng thuốc, hoặc bằng đường ăn uống khác. Nước đun sôi để nguội về nguyên lý chỉ diệt khuẩn, các thành phần khác có trong nước vẫn được giữ lại. Do đó, nếu nguồn nước sử dụng là an toàn thì dùng nước đun sôi để nguội uống sẽ tốt", PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết.
Có nên dùng máy lọc nước bổ sung khoáng
Không khó để tìm một loại máy lọc nước với nhiều cấp lọc khác nhau, trong đó được quảng cáo là có bổ sung các khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Thị trường máy lọc nước chưa bao giờ phong phú như bây giờ với đủ loại công nghệ khác nhau.
Phổ biến nhất là máy lọc nước RO (với sản phẩm đầu ra là nước tinh khiết), sau đó, qua nhiều cấp lọc khác nhau, nước uống sẽ được bổ sung khoáng và các nguyên tố vi lượng được quảng cáo là tốt cho sức khỏe.
Máy lọc nước RO thông thường có 5 lõi lọc. Để bổ sung bù khoáng, người ta chế tạo thêm các cấp lọc khác để tạo ra khoáng. Đó là thông tin đọc được từ quảng cáo, còn thực tế, máy có bù khoáng thật không thì lại rất khó để có thể kiểm soát.
Bản thân người tiêu dùng khi mua máy lọc nước thường chỉ dựa trên thông tin được cung cấp từ phía đơn vị bán hàng chứ ít có hiểu biết rõ ràng về công nghệ cũng như các thuật ngữ chuyên ngành.
PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, thị trường cũng có một số loại nước uống đóng chai được quảng cáo là có bổ sung một số khoáng chất.
Tuy nhiên, nước khoáng này cũng không có tác dụng giống như nước khoáng trong tự nhiên do lượng khoáng bổ sung là khoáng nhân tạo, thành phần của chúng chắc chắn không thể so sánh với nước khoáng khai thác từ tự nhiên.
Còn nếu lạm dụng nước tinh khiết thì rất nguy hại cho người già và trẻ em vì trẻ em cần nhiều khoáng chất để phát triển, người già thì cơ thể hấp thụ kém.
Phổ dụng nhất và cũng rẻ tiền nhất là nước đun sôi để nguội. Tuy nhiên nước uống cũng cần được bảo quản tốt như thực phẩm. Nên đựng nước trong các chai đóng kín để vi khuẩn, vi trùng, bụi bẩn trong không khí thâm nhập vào. Nếu bảo quản tốt có thể để được vài ngày.
Nhiều người cẩn thận quá mức bằng cách mua nước đóng chai về rồi lại đun sôi lên cho chắc chắn là không cần thiết. Nước đóng bình đã qua lọc RO thì hết vi trùng, vi khuẩn, chất độc hại, cả muối khoáng, vi chất rồi. Các chất hóa học gần như không đổi.
PGS.TS Trần Hồng Côn cho biết, việc nhận biết cơ thể thiếu vi chất, khoáng chất do nước uống thường không rõ ràng, ít có dấu hiệu cụ thể. Không giống như các bệnh khác để có thể nhận thấy rõ ràng ngay. Do đó, tác hại của việc sử dụng nước tinh khiết, nước có bổ sung khoáng không đảm bảo, là từ từ, khó nhận biết, nên người tiêu dùng thường không để tâm.
Nước uống tốt nhất cho sức khỏe là khoáng tự nhiên với hàm lượng vừa đủ. Nó ngoài việc đạt tiêu chuẩn về độ sạch như nước tinh khiết thì nó còn phải bảo đảm bên trong có chứa một số khoáng chất như Natri, Canxi, Kali... có lợi ích với sức khỏe, hoặc hỗ trợ chữa bệnh.
Nếu không có điều kiện uống loại nước này thì nước sạch đun sôi để nguội là giải pháp tối ưu. Người tiêu dùng khi lựa chọn các loại máy lọc nước công nghệ cao, nên tìm hiểu kỹ nguồn nước cấp, cấu tạo, cơ chế hoạt động của công nghệ lọc. Thường xuyên thay, rửa lõi lọc để đảm bảo không bị thẩm thấu ngược.
Loại thực phẩm được mệnh danh là "hạt trường sinh", gia đình nào cũng nên tích trữ Lạc được mệnh danh là "hạt trường sinh". Lạc là loại thực phẩm phổ biến ở Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới. Những món ăn chế biến từ lạc mang lại công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Theo Đông y, nhân lạc có tính bình, vị ngọt béo. Có tác dụng nhuận phế, hòa vị, trừ đàm, chỉ huyết....