‘Uống nước tiểu trị corona’ – Vì sao đám đông mù quáng chia sẻ tin giả

Theo dõi VGT trên

Những cơ chế tâm lý nào đằng sau những nút “share”? Và bạn có đủ hiểu bản thân để chắc rằng mình hoàn toàn đứng ngoài vòng “sẻ chia mù quáng”?

Uống nước tiểu trị corona - Vì sao đám đông mù quáng chia sẻ tin giả - Hình 1

Uống nước tiểu trị corona - Vì sao đám đông mù quáng chia sẻ tin giả - Hình 2

Phan Tường YênChuyên gia tâm lý

Phan Tường Yên là chuyên gia tâm lý đang sinh sống và làm việc tại TP.HCM. Cô là chuyên gia của Workplace Options (Mỹ) – tổ chức tư vấn hỗ trợ đời sống, công việc chuyên nghiệp cho các doanh nghiệp và người lao động toàn cầu. Cô đang quản lý Phòng tâm lý Saigon Psychub và là Phó chủ tịch Mạng lưới lãnh đạo trẻ toàn cầu Sunwah – khu vực TP.HCM. Đây là bài viết riêng của cô cho Zing.vn.

Uống nước tiểu vào buổi sáng sớm kết hợp với các thực phẩm thực dưỡng sẽ đảm bảo hết bệnh cúm corona.

Tôi rùng mình khi được chia sẻ đường link của một người nổi tiếng trong giới bán thực ph ẩm thực dưỡng. Người này đăng tải lời khuyên đầy tự tin, hướng dẫn phòng và trị virus corona vô cùng chi tiết, cụ thể.

Nói tới đây mọi người có thể phì cười vì chuyện như vậy ai mà tin được. Nhưng không, nhiều người tin theo, và phần lớn là những người đi theo lối sống thực dưỡng, những người đã tin và sống cùng với sản phẩm của chị này qua một thời gian dài.

Hiện tượng trên được gọi là “hiệu ứng hào quang” (halo effect), một hiệu ứng tâm lý tạo nên thiên kiến nhận thức có sức chi phối mạnh mẽ đến những điều chúng ta tin, nói và làm.

Nôm na là, khi bạn thấy một người hiểu biết và đáng tin cậy trong một hoặc một vài lĩnh vực, thì tự nhiên bạn sẽ thấy họ cũng thật có lý và đáng tin trong một vấn đề rất ngẫu nhiên nào đó khác. Hiệu ứng tâm lý này không từ một ai – từ giới bình dân, lao động phổ thông đến thanh thiếu niên (đặc biệt là tuổi dậy thì với lòng hâm mộ thần tượng). Và cả giới trí thức.

Bẫy hào quang dễ thấy là khi ca sĩ, diễn viên đưa tin về dịch bệnh, có không ít người lập tức tin theo không cần kiểm chứng.

Niềm tin mà ta dành cho người mang hào quang có thể xuất phát từ sự yêu mến đặc biệt, hoặc được trầm tích qua thời gian và tiếp xúc. Chẳng hạn, nghệ sĩ sẽ đặc biệt có uy tín hơn với người hâm mộ của mình. Blogger mà mình theo dõi từ lâu sẽ có xu hướng cái gì cũng hay ho thú vị và đáng tin. Người thầy yêu thích của bạn sẽ đặc biệt giỏi và đúng hơn những thầy cô ở khoa khác, trường khác.

Bẫy hào quang dễ thấy là khi ca sĩ, diễn viên đưa tin về dịch bệnh, có không ít người lập tức tin theo không cần kiểm chứng. Khó nhận ra hơn một chút, khi người nổi tiếng phát ngôn về vấn đề xã hội là một tên tuổi khoa học lẫy lừng hay một nhà nghiên cứu nhiều thành tựu ở lĩnh vực khác (vật lý, toán học hay hoá học), ta dễ bị thuyết phục bởi học vấn cũng như thành tựu của người này mà quên rằng họ không hề có chuyên môn và chứng thực trong những điều mình tuyên bố.

Hiệu ứng hào quang nguy hiểm ở chỗ có thể tạo ra một kiểu “uy tín ảo” che mờ sự tỉnh táo sắc bén của chúng ta. Bởi vậy ngay cả khi có tư duy phản biện, thiện cảm mà hào quang lan toả ra bấy lâu nay vẫn có thể khiến bạn dễ dãi và thiên vị hơn khi so sánh, cân nhắc và đánh giá các ý kiến.

Và hiệu ứng hào quang không phải là tác nhân duy nhất khiến nỗi hoang mang và hoảng sợ bởi tin tức giả tiếp tục được phát tán, lan truyền trong bối cảnh dịch corona đang hoành hành.

Cho đến nay ở Việt Nam, cơ quan chức năng các địa phương đã triệu tập hơn 170 người đăng tải các thông tin sai sự thật về dịch virus corona. Blog tài chính nổi tiếng Zero Hedge của Mỹ bị cấm khỏi Twitter vì cùng lý do. Ứng dụng TikTok được xem như một điểm bùng nổ phát tán video đưa tin giả về dịch bệnh.

Các tin sai sự thật trên báo lá cải cũng như mạng xã hội nhận được hàng trăm nghìn lượt truy cập. Trên thế giới, đã có “hàng triệu người đã tiếp xúc với thông tin sai lệch về virus corona”, theo Guardian.

Video đang HOT

Đã có quá nhiều lời kêu gọi cho sự tỉnh táo và chia sẻ có trách nhiệm. Thế nhưng, có vẻ chúng ta vẫn chưa trả lời thấu đáo câu hỏi về điểm xuất phát của vấn đề: Những cơ chế tâm lý nào đằng sau những nút “share”? Và bạn có đủ hiểu bản thân để chắc rằng mình hoàn toàn đứng ngoài vòng “sẻ chia mù quáng”?

TỨC GIẬN, SỢ HÃI – “ĐỒNG MINH” CỦA TIN GIẢ

Trong nhiều lần hướng dẫn sinh viên và cán bộ Y tế về đọc – hiểu – chọn lọc thông tin, tôi luôn tự hỏi liệu kiến thức đó đã đủ cho họ áp dụng và thoát khỏi bẫy thông tin muôn hình trạng ngày nay chưa.

Câu trả lời sau nhiều lần chiêm nghiệm là CHƯA.

Hẳn nhiên, một vài buổi tập huấn không bao giờ là đủ. Bạn sẽ luôn phải thực hành và phản biện với bản thân. Nhưng, vấn đề nằm ở chỗ khác.

Biết về các công thức đánh giá tin tức không giúp ta trả lời được câu hỏi “vì sao mình phải hoài nghi thông tin này?”, “tại sao mình tin điều kia?”. Chỉ khi hiểu bản thân và cách mình tin tưởng, mỗi người mới có động lực để thận trọng hơn trước những điều ta tiếp nhận và đặt lòng tin.

Người làm truyền thông hẳn không lạ gì với các phương thức “câu view” như giật tít bằng nội dung gây sốc, dùng ngôn từ gây hấn, thù địch để thu hút sự chú ý hoặc khơi dậy cảm xúc tức giận, sợ hãi.

Cảm xúc là thứ cốt lõi thúc đẩy chúng ta hành động (nhấp chuột, chia sẻ, bình luận, bàn tán). Và trên tất cả, khi con người tức giận và sợ hãi, kỹ năng tư duy phản biện của họ giảm dần.

Đơn cử như bài báo sai lệch nghiêm trọng của Daily Mail cho rằng sự bùng phát coronavirus là do người Trung Quốc ăn món canh dơi với một video bị tách ra khỏi bối cảnh đã được chia sẻ hơn 96.000 lần trên Facebook cùng lúc tạo nên một làn sóng buộc tội và kỳ thị nặng nề.

Chỉ cần tỉnh táo một chút là người ta đã có thể tránh khỏi chiếc bẫy thô sơ này, nhưng tại sao những “mánh” này lại vẫn cứ hiệu quả? Bởi vì cảm xúc là thứ cốt lõi thúc đẩy chúng ta hành động (nhấp chuột, chia sẻ, bình luận, bàn tán). Và trên tất cả, khi con người tức giận và sợ hãi, kỹ năng tư duy phản biện của họ giảm dần.

Đó là cách mà cảm xúc điều khiển, khiến chúng ta mất tỉnh táo và cảnh giác.

Một người mẹ sẵn có nỗi lo con nhỏ mắc bệnh sẽ dễ bị tác động bởi những tin tức liên quan đến vệ sinh và dịch hại dễ lây lan nguy hiểm cho trẻ em. Một người sẵn có định kiến về ngành y tế sẽ dễ bị tác động bởi những bài viết tấn công vào thiếu sót, sai kém, thậm chí đơn giản là vào hình thức cá nhân người giữ chức vụ cao. Một người vợ/chồng có thiên hướng chăm lo gia đình sẽ dễ bị tác động bởi tin tức liên quan đến nguy cơ thiếu các nhu yếu phẩm cần thiết trong mùa dịch như khẩu trang, nước rửa tay.

Nghiên cứu cũng cho thấy người ta dễ lung lạc lòng tin hơn và thuận theo người khác trong đám đông, nhất là đám đông cảm xúc. Vậy nên lướt qua một loạt các dòng trạng thái giận dữ, bạn dễ có cảm giác mình nên tức giận, bất bình theo.

Nếu thấy quá nhiều tin tức gây hoang mang trong ngày, con người dễ có xu hướng cảm thấy mình nên chia sẻ chung một nỗi đồng cảm sâu sắc với bạn bè mình trên mạng về những hoang mang, bức xúc ấy.

“MÊ LỰC” KHÓ CƯỠNG VỚI TIN XẤU

Tin xấu hay tiêu cực (về các nguy cơ kém an toàn, khủng hoảng, xung đột, tai nạn, các trường hợp vi phạm giá trị đạo đức hay khuôn mẫu xã hội…) có một “mê lực” khó cưỡng với phần đông dân số.

Những bài viết có giọng điệu thù địch với người dân Trung Quốc, thông tin về bùng nổ đại dịch, tin giả về số người chết và nhiễm bệnh tăng mạnh, hay các bài viết về sự lúng túng của chính quyền trong bảo vệ nhân dân… được xem là những tin như vậy.

Có nhiều bằng chứng khoa học cho thấy con người có xu hướng “ưu tiên” sự chú ý của mình vào những nội dung tiêu cực hơn các tin tức tích cực. Đó được gọi là “thiên kiến tiêu cực” (negativity bias), một thuật ngữ tâm lý học nói về sự khao khát tập thể của con người trong việc nghe, đọc và ghi nhớ các “tin xấu”.

Nói cách khác, tâm trí con người nhận định “mặt tốt của tin xấu” chính là nỗi lo mà nó gieo cho ta để thận trọng hơn. Và điều này cũng trùng khớp với các chiêu bài truyền thông đánh vào nỗi sợ của số đông để trục lợi.

Những thông tin chính thống đưa ra dường lẻ loi, mờ nhạt và dễ dàng bị nhấn chìm bởi hàng trăm nghìn lượt tin ly kỳ và tiêu cực khác.

Sự thiên vị của con người đối với tin xấu còn được hai nhà khoa học Marc Trussler và Stuart Soroka lý giải thêm rằng, chúng ta thường ngồi đâu đó thư thái, cảm nhận cuộc sống mình đang có là ổn thoả, tốt đẹp (trên mức trung bình) và đọc tin tức. Cái nhìn dễ chịu này về thế giới làm cho những tin tức xấu trở nên đáng ngạc nhiên và mặn mà hơn.

Giống như vết dầu loang trên mặt hồ, nhờ phông nền sáng êm ả đó mà các điểm tối được làm nổi bật. Cũng chính vì vậy mà những thông tin chính thống đưa ra dường lẻ loi, mờ nhạt và dễ dàng bị nhấn chìm bởi hàng trăm nghìn lượt tin ly kỳ và tiêu cực khác.

HÃY HOÀI NGHI CHÍNH MÌNH

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tuấn, chuyên gia dịch tễ học thuộc Đại học Notre Dame (Australia) trong một bài viết mới đây cho Zing.vn đã khẳng định: “Môi trường kiến thức khoa học bất định là một mảnh đất màu mỡ cho các tin đồn và tin giả”. Đúng vậy.

Tôi không nghĩ chúng ta có thể tạo ra “cuộc cách mạng bài trừ tin giả” bởi tin tức sai lệch là một phần tất yếu của kỷ nguyên công nghệ này. Câu hỏi đặt ra là, sau tất cả, chúng ta có thể làm gì?

Hãy hoài nghi chính mình.

Đừng tự mãn rằng mình vốn là người tích cực và chỉ thích xem tin tức dễ chịu. Đôi khi bạn khó nhận ra được bộ não đang dẫn mình đi đâu.

Hãy luôn tự vấn, rằng liệu mình có đang bị thu hút bởi những từ tiêu cực trong tiêu đề? Đừng tự mãn rằng mình vốn là người tích cực và chỉ thích xem tin tức dễ chịu. Đôi khi bạn khó nhận ra được bộ não đang dẫn mình đi đâu. Bằng chứng là có nghiên cứu đã cho thấy rằng ngay cả khi những người tham gia nói mình muốn xem tin tức tích cực hơn, họ vẫn chọn những câu chuyện tiêu cực để dừng lại xem khi online.

Hãy tự hỏi, mình muốn chia sẻ tin tức này là vì sao? Bởi vì nó nghe nó hay ho? Bởi vì nó thực sự hữu ích? Bởi vì nó đang “thay lời” mình để bày tỏ quan điểm hay nỗi lòng? Hay bởi vì mình sợ phải “đứng ngoài cuộc”, mình cần phải tham gia vào dòng chảy ấy?

Hãy chậm lại và tự hỏi mình xem mình đang đặt niềm tin vào bài viết/tin tức này là vì điều gì? Liệu có phải vì người viết là bạn thân của mình? Vì người viết là giám đốc bệnh viện? Vì đó là trang tin yêu thích của mình? Vì người chia sẻ cho mình là cậu bạn tiến sĩ ở Mỹ? Hay vì mình đã dành vài phút kiểm tra và thấy thông tin đáp ứng tương đối các tiêu chí của một bản tin tốt?

Càng hiểu về bản thân, càng nhận rõ xu hướng đặt để niềm tin của mình và lý do sâu thẳm bên trong mỗi lời bình luận, mỗi cái nhấp chuột chia sẻ… chúng ta sẽ càng tỉnh táo, dễ dàng nhận diện tin tức có cơ sở và chia sẻ có trách nhiệm hơn.

Bản thân tôi là người vốn thận trọng, nhưng vẫn có nguy cơ bị tác động bởi cơ chế tâm lý này bởi nó tinh vi hơn chúng ta tưởng. Tôi vẫn có thể bị “hào quang dẫn dắt” dẫu đã biết nhiều về nó.

Càng hiểu về bản thân, càng nhận rõ xu hướng đặt để niềm tin của mình và lý do sâu thẳm bên trong mỗi lời bình luận, mỗi cái nhấp chuột chia sẻ… chúng ta sẽ càng tỉnh táo, dễ dàng nhận diện tin tức có cơ sở và chia sẻ có trách nhiệm hơn.

Bằng cách nào? Khi có các sự kiện lớn hay khủng hoảng liên quan tới sức khoẻ (chẳng hạn dịch cúm corona), tôi sẽ có xu hướng đặt niềm tin ở những bài viết hoặc chia sẻ của bạn bè mình đang là bác sĩ hay đang nghiên cứu về dịch tễ học. Tôi cổ vũ cho niềm tin đó bằng trầm tích của việc biết/hiểu về con người này, bằng việc họ đang nói điều đúng với chuyên môn chuyên ngành.

Tôi mất cảnh giác và lờ đi các quy tắc kiểm chứng thông tin của mình. Thật may, đến khi muốn nói cho người thân, sinh viên hay bạn bè mình về những thông tin đó, tôi chậm lại và tự hỏi mình đã làm đủ các bước xác thực thông tin chưa hay đang dễ dãi mặc định mọi thứ được nghe là đúng vì đó là bạn mình, vì đó là bác sĩ.

Bước chậm lại này chính là điều chúng ta cần và nên làm.

Theo Zing

Tránh hoang mang không cần thiết từ các thông tin thất thiệt

Từ khi xuất hiện thông tin về bệnh viêm phổi cấp, đã có một số trang mạng xã hội tung tin đồn thất thiệt gây hoang mang dư luận. Thậm chí, một số tài khoản mạng xã hội còn hướng dẫn cộng đồng phòng bệnh bằng cách... uống nước tiểu vào buổi sáng ngay sau khi vừa tiểu ra.

Tài khoản Nguyen Binh khuyên mọi người không nên "đừng lo" như lời khuyên của một bác sỹ, mà nên nghe theo một "bác sỹ" khác, phòng bệnh bằng cách: Khi bị cúm, hắt hơi, nhức đầu thì buổi sáng uống nước tiểu ngay sau khi tiểu ra. Nước tiểu ngay sau khi tiểu ra không có mùi khai thối, chỉ khi ra ngoài gặp không khí, vi khuẩn, vi-rút thì mới kết hợp các dưỡng chất sinh ra mùi khai nồng. "Nước tiểu của bệnh nhân trong trường hợp này chính ra thần dược tăng cường sức đề kháng cho người bệnh".

Sau đó uống 1 muỗng cà phê dầu gấc 3 giọt dầu mè đặc biệt, kèm theo ăn trà, không cần ăn cơm, cháo. Tài khoản này còn nhấn mạnh: Việc cung cấp thông tin về phương pháp phòng bệnh này là theo bác sỹ Nhàn Lê để mọi người biết thêm thông tin chứ không cần lợi dụng tên tuổi của chị ấy để bán hàng thực dưỡng.

Tuy nhiên, theo khuyến cáo chính thức của Bộ Y tế thì những biện pháp phòng bệnh bao gồm: Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người bị bệnh đường hô hấp cấp tính (sốt, ho, khó thở); khi cần thiết phải đeo khẩu trang y tế đúng cách và giữ khoảng cách khi tiếp xúc; người có các triệu chứng sốt, ho, khó thở không nên đi du lịch hoặc đến nơi tập trung đông người. Thông báo ngay cho cơ quan y tế khi có các triệu chứng kể trên.

Tránh hoang mang không cần thiết từ các thông tin thất thiệt - Hình 1

Đeo khẩu trang y tế cũng có thể giúp ngăn ngừa vi khuẩn, vi-rút xâm nhập và phát tán.

Vệ sinh cá nhân, rửa tay thường xuyên dưới vòi nước chảy bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn ít nhất 20 giây; súc miệng, họng bằng nước xúc miệng, tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng để phòng lây nhiễm bệnh.

Cần che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất bằng khăn vải hoặc khăn tay, hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp. Không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; đảm bảo ATTP, chỉ sử dụng các thực phẩm đã được nấu chín.

Không đi du lịch đến các vùng có dịch bệnh. Hạn chế đi đến các nơi tập trung đông người. Trong trường hợp đi đến các nơi tập trung đông người cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân như sử dụng khẩu trang, rửa tay với xà phòng...

Tránh mua bán, tiếp xúc với các loại động vật nuôi hoặc hoang dã; giữ ấm cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt hợp lý, luyện tập thể thao; tăng cường thông khí khu vực nhà ở bằng cách mở các cửa ra vào và cửa sổ, hạn chế sử dụng điều hòa. Thường xuyên lau nền nhà, tay nắm cửa và bề mặt các đồ vật trong nhà bằng các chất tẩy rửa thông thường, như xà phòng và các dung dịch khử khuẩn thông thường khác...

Bên cạnh việc tư vấn cách phòng bệnh không đúng, nhiều người cũng nhanh tay quảng cáo bán các loại dung dịch rửa tay diệt vi-rút, vi khuẩn; các loại viên sủi tăng sức đề kháng; khẩu trang phòng dịch với giá cao.

Thực tế, không cứ gì những loại khẩu trang đắt tiền mà theo Bộ Y tế, khẩu trang Y tế thông thường với 3 lớp vải không dệt thông thường cũng có thể giúp phòng bệnh hiệu quả, quan trọng nhất là phải đeo đúng cách sẽ ngăn chặn các giọt nước bọt lớn có chứa vi-rút văng ra từ người bệnh qua việc hắt xì hoặc ho. Mọi người sử dụng khẩu trang cần lưu ý: Chỉ sử dụng 1 lần rồi vứt vào thùng rác an toàn, có nắp đậy. Không tái sử dụng khẩu trang dùng một lần; Khi đeo khẩu trang phải để mặt xanh ra ngoài do mặt màu xanh có tính chống nước, các giọt nước bọt lớn bắn vào sẽ không thấm vào trong. Mặt màu trắng có tính hút ẩm, nên quay vào trong, để hơi thở thoát ra thấm vào khẩu trang.

Khẩu trang phải che kín cả mũi lẫn miệng; khi mang khẩu trang tuyệt đối không sờ tay vào, vì động tác sờ tay, thậm chí chỉnh sửa khẩu trang sẽ vô tình làm cho bàn tay lây nhiễm vi-rút và các tác nhân gây bệnh khác, sau đó truyền bệnh lại cho chính mình và những người xung quanh.

Khi tháo khẩu trang chỉ được cầm vào dây đeo qua tai, tháo ra cho vào thùng rác an toàn. Tuyệt đối không dùng tay cầm vào khẩu trang để tháo ra, thói quen lấy tay vo khẩu trang lại sẽ gây lây nhiễm vi-rút và các tác nhân gây bệnh khác cho bàn tay; rửa tay với xà phòng và nước sạch ngay sau khi vứt bỏ khẩu trang.

Thịnh An

Theo phapluatxahoi

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bé trai 8 tuổi đuối nước tử vong trong hồ bơi khách sạn ở Bình Dương
14:20:07 06/11/2024
Diễn biến vụ 20 học sinh nghi ăn nhầm thuốc diệt chuột qua lời kể cô giáo
10:29:10 06/11/2024
Vụ máy bay quân sự rơi ở Bình Định: Đã tiếp cận được phi công
22:43:17 06/11/2024
Bầu cử Mỹ 2024: Nước Mỹ chọn ông Trump là tổng thống thứ 47
15:07:54 06/11/2024
Cháy nhà ở TP Vũng Tàu, 2 cháu bé tử vong thương tâm
14:18:03 06/11/2024
Thanh niên đấm vào mặt CSGT khi bị kiểm tra nồng độ cồn ở Bình Dương
14:27:12 06/11/2024
Vẽ bậy ở TP.HCM, 2 người nước ngoài bị trục xuất khỏi Việt Nam
13:33:28 07/11/2024
Mắt bão Yinxing rõ rệt khi tiệm cận siêu bão, ngày mai đổ bộ Biển Đông
14:11:58 07/11/2024

Tin đang nóng

Nóng nhất Weibo: Selena Gomez lộ video nhạy cảm trong tiệc thác loạn 72 giờ đồng hồ của "ông trùm" Diddy?
15:08:29 07/11/2024
Nữ diễn viên gạo cội Vbiz tố bị quỵt cát xê, nhìn đến số tiền mới sốc
17:18:35 07/11/2024
Choáng ngợp trước hôn lễ cặp đôi đồng giới Vbiz: Huy động 2 xe tải hoa tươi, dàn sao "quậy" banh nóc
16:49:43 07/11/2024
Phi Thanh Vân công khai bạn trai mới: "Tôi được anh nuông chiều như một nàng công chúa"
17:21:46 07/11/2024
Nữ hiệu trưởng giật micro, chỉ mặt hội trưởng phụ huynh và sai phạm về tài chính phải nhận án kỷ luật
18:30:14 07/11/2024
Trường Giang lần đầu khoe cận diện mạo quý tử, visual "ngoan xinh iu" y hệt Nhã Phương
15:10:46 07/11/2024
Nữ diễn viên bị chồng tỷ phú đánh đập suốt 7 năm, phát hiện sự thật chấn động phải ôm con bỏ chạy
16:32:28 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024

Tin mới nhất

TP.HCM: Tai nạn thương tâm trên đường Phan Văn Hớn khiến một phụ huynh tử vong

19:04:51 07/11/2024
Một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy và xe bồn vừa xảy ra trên đường Phan Văn Hớn (Q.12) khiến 1 người phụ nữ tử vong, bé gái bị thương nặng.

Bịt kín quán karaoke An Phú sau vụ phát hiện thi thể trong bể nước

19:02:23 07/11/2024
Quán karaoke An Phú ở Bình Dương đã bị bỏ hoang hơn 2 năm sau vụ cháy kinh hoàng làm 32 người chết. Mới đây, chính quyền địa phương đã yêu cầu bịt kín quán karaoke này sau khi phát hiện một thi thể trong bể chứa nước PCCC.

Máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định: Sẽ giải mã hộp đen tìm nguyên nhân

18:13:18 07/11/2024
Lực lượng chức năng đang tìm máy bay quân sự YAK-130 rơi ở Bình Định để giải mã hộp đen, tìm nguyên nhân sự cố.

Vụ rơi máy bay quân sự YAK-130: Phi công kể lại giây phút tiếp đất

16:48:22 07/11/2024
Thượng tá Nguyễn Hồng Quân, phi công trong vụ rơi máy bay quân sự YAK-130, nhảy dù xuống khu vực rừng thì bị treo trên cây, cách mặt đất hơn 10 m, phải mất 10 phút thoát ra khỏi dù rồi bám vào thân cây và cành để xuống đất.

Quảng Ninh: Tai nạn tại Công ty Than Dương Huy khiến 1 thợ cơ điện tử vong

11:49:34 07/11/2024
Trước đó, vào ngày 21/10, tại lò giếng phụ trục tải -98/-250 thuộc Dự án khai thác của Công ty Than Dương Huy - TKV cũng đã xảy ra một vụ tai nạn lao động khiến một công nhân khai thác hầm lò bậc 1/5 tử vong.

Quảng Trị: Bờ sông Vĩnh Định sạt lở nghiêm trọng khiến hàng trăm hộ dân bất an

11:47:01 07/11/2024
Vĩnh Định là con sông đào, được khởi công năm Minh Mạng thứ 6 (1825). Con sông này được đào và khơi thông, nạo vét nhiều lần, trải dài từ thời vua Minh Mạng đến các đời vua Triều Nguyễn sau này.

Làm rõ nguyên nhân vụ máy bay YAK-130 rơi ở Bình Định

11:44:12 07/11/2024
Mọi người tham gia tìm kiếm đã động viên với nhau là anh em chúng tôi có thể mệt, có thể đói, lạnh nhưng mà không thể để đồng chí, đồng đội ở một mình trong điều kiện lạnh giá và đói rét như thế được .

Bắc Kạn liên tiếp xảy ra cháy rừng và cháy trên đất lâm nghiệp

11:40:04 07/11/2024
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ động, sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư, kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu.

Bão Yinxing mạnh nhất trước khi vào Biển Đông, đổi hướng di chuyển liên tục

21:44:35 06/11/2024
Bão sẽ mạnh nhất đạt cấp 14, giật cấp 17 trước khi vào Biển Đông, suy yếu khi vào gần vùng biển Việt Nam và gặp không khí lạnh.

Vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định: Đã liên lạc được với 2 phi công

21:41:56 06/11/2024
Lực lượng chức năng đã liên lạc được với hai phi công trong vụ máy bay gặp tai nạn tại Bình Định và đang tiếp cận vị trí để ứng cứu.

Tìm kiếm 2 phi công trong vụ máy bay Yak-130 gặp tai nạn tại Bình Định

19:04:30 06/11/2024
Quân chủng Phòng không - Không quân đã chủ trì phối hợp với các lực lượng tìm kiếm hai phi công điều khiển máy bay Yak-130 gặp tai nạn.

Nữ tài xế phân trần lý do quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ

18:05:30 06/11/2024
Trưa 6/11, Đội Tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc số 3 (Cục CSGT) đã mời nữ tài xế quay đầu ô tô trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ lên trụ sở làm việc.

Có thể bạn quan tâm

Phú bà này mua sẵn 99 món hồi môn toàn bằng vàng cho con gái từ khi con 2 tuổi

Netizen

20:37:52 07/11/2024
Đào Hỷ Nhi và Hạ A Đào là hai phú bà nổi như cồn trên mạng xã hội xứ Trung. Họ không những sở hữu vẻ ngoài kiều diễm, thu hút ánh nhìn người đối diện mà còn nổi tiếng với khối tài sản kếch xù.

Mạnh Trường tiết lộ về vai chính trong phim mới đóng cùng Lê Bống

Hậu trường phim

20:32:48 07/11/2024
Trong phim Không thời gian sắp lên sóng, diễn viên Mạnh Trường tái xuất vai chính sau vai diễn trong Chúng ta của 8 năm sau.

Hiền Hồ sượng trân, né gấp khi bất ngờ bị hỏi về tin đồn cặp đại gia

Sao việt

20:27:15 07/11/2024
Hiếm hoi đổ bộ sự kiện giải trí nên Hiền Hồ nhận được nhiều sự chú ý của truyền thông. Giọng ca sinh năm 1997 gây bất ngờ khi nán lại chia sẻ về cuộc sống và công việc hiện tại.

Sốc: Rò rỉ ảnh nóng và clip Justin Bieber trong tiệc thác loạn của ông trùm Diddy?

Sao âu mỹ

20:16:29 07/11/2024
Loạt khoảnh khắc nhạy cảm nói trên của giọng ca Baby được cho là rò rỉ từ những bữa tiệc thác loạn do ông trùm nhạc rap tai tiếng tổ chức.

Hội chứng DiGeorge có cách điều trị?

Sức khỏe

20:12:00 07/11/2024
Các dấu hiệu khác của hội chứng DiGeorge là các khuyết tật tim bẩm sinh, bất thường ở vòm miệng và đặc điểm trên khuôn mặt, sự chậm phát triển và các rối loạn tâm thần, cùng nhiều dấu hiệu khác.

WHO kêu gọi phát triển vaccine phòng các căn bệnh gây tử vong trên diện rộng

Thế giới

20:00:03 07/11/2024
Giám đốc phụ trách vaccine của WHO, bà Kate O Brien cho biết những loại vaccine này không chỉ làm giảm đáng kể các loại bệnh có tác động lớn đến cộng đồng hiện nay, mà còn giúp giảm các chi phí y tế mà các gia đình và hệ thống y tế phải...

Sốc nặng với nhan sắc xuống cấp của "mỹ nhân trốn thuế" sau 1 năm rời khỏi showbiz

Sao châu á

19:19:23 07/11/2024
Ngoại hình thay đổi cộng với việc ăn mặc thiếu chăm chút khiến Tống Tổ Nhi bị nhận xét già trước tuổi, trông như bà thím .

TP.HCM: Bắt 2 kẻ gian vào bãi xe ở Nhà văn hóa Thanh niên trộm tài sản

Pháp luật

18:58:37 07/11/2024
Ngày 7.11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Q.1 (TP.HCM) đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam Mai Minh Đức (23 tuổi, ở H.Bình Chánh) và Võ Tấn Dũng (25 tuổi, ở Q.5) để xử lý về hành vi trộm cắp tài sản.

Bức ảnh phong thần của mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất hiện tại: Nhan sắc khuynh thành lại khiến netizen tiếc nuối?

Phim châu á

18:49:37 07/11/2024
Đảm nhận vai nữ chính Lăng Diệu Diệu trong phim Vĩnh dạ tinh hà , mỹ nhân sinh năm 1995 khiến khán giả chết mê chết mệt bởi sự đáng yêu cùng nhan sắc vô cùng xinh xắn.

CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa 'cơn lốc đường biên' của Nam Định lên tuyển

Sao thể thao

17:51:39 07/11/2024
Nhiều CĐV kêu gọi HLV Kim Sang-sik đưa hậu vệ Nguyễn Văn Vĩ lên tuyển Việt Nam dự AFF Cup 2024. Tối 6/11, CLB Nam Định đã có màn ngược dòng ấn tượng trước Tampines Rovers tại Cúp C2 châu Á.

Cảnh nóng điên rồ đến mức bị cắt trong bom tấn 18+ hot nhất hiện tại

Phim âu mỹ

17:27:09 07/11/2024
Ngày 1/11, siêu phẩm 18+ The Substance đã chính thức đổ bộ các rạp chiếu trên cả nước, đem tới một bữa tiệc kinh dị máu me cực kỳ mãn nhãn tới người hâm mộ.