Uống nước lạnh giải khát: Thói quen xấu mùa hè
Các bác sĩ cho biết thói quen uống nước lạnh để giải nhiệt mùa hè tưởng chừng làm mát cơ thể nhưng thực chất đây là thói quen xấu ảnh hưởng tới họng và răng.
Phù nề họng vì nước lạnh
Trường hợp của chị Nguyễn Vân Anh – Thanh Xuân, Hà Nội tìm tới bác sĩ vì tình trạng họng viêm đau, phù nề. Do ‘nghiện’ uống nước lạnh, hàng ngày, chị đều uống nước để tủ lạnh, thậm chí còn cho thêm đá.
Cảm giác uống nước càng lạnh càng khiến cơ thể sảng khoái hơn. Tuy nhiên, gần đây chị Vân Anh bị viêm họng và mua thuốc uống không đỡ. Chị đã giảm tần suất uống nước lạnh, khi nào thèm mới uống chút xíu. Nhưng các bác sĩ lại cho rằng thói quen này chính là nguyên nhân làm cho tình trạng viêm họng không thể dứt được.
Chị Vũ Hải Nga – Hà Đông, Hà Nội cho biết hai tuần nay nóng nắng chị bị đau họng, nuốt nước bọt, ăn uống đều đau. Thủ phạm được bác sĩ chỉ ra đó là thói quen uống nước đá và đi ngủ dùng điều hòa quá lạnh làm cho họng khô và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút tấn công.
Bé Nguyễn Khải Phong – 11 tuổi, Hà Đông, Hà Nội được mẹ đưa đi khám vì viêm họng. Khi đến khám, bác sĩ cho biết cháu bị viêm họng hạt cộng với thói quen uống nước lạnh làm cho tình trạng viêm họng nặng lên.
Trong khi đó, bé Phong cho rằng mỗi lần uống nước lạnh bé lại cảm thấy đỡ tình trạng đau họng hơn.
Uống nước lạnh giải khát: Thói quen xấu mùa hè
Nước đá làm viêm họng hay chữa viêm họng?
PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết thói quen ngày hè nhiều người mắc phải là thích uống các loại nước lạnh, nước cho đá vì nghĩ làm mát cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này ảnh hưởng tới cơ thể rất nhiều đặc biệt là vùng họng miệng.
Trước đây có quan niệm uống nước lạnh làm giảm tình trạng viêm họng nhưng thực chất, bác sĩ Dinh cho biết đây là quan niệm sai lầm. Khi người bệnh thường xuyên uống nước đá sẽ làm thay đổi môi trường và tác động mạnh đến niêm mạc, gây tổn thương niêm mạc dù trước đó người bệnh cảm thấy rất dễ chịu, giảm đau.
Bác sĩ Dinh cho biết vào mùa hè tình trạng viêm họng do ăn kem, uống nước lạnh liên tục tăng lên do ảnh hưởng của nước lạnh tới niêm mạc họng làm co mạch ở niêm mạc, gây khô họng nên dễ nhiễm vi khuẩn hơn.
Đó còn chưa kể tới quá trình sản xuất đá cũng không đảm bảo vệ sinh tốt nhất, không nhiễm khuẩn, an toàn 100%. Vì thế, trong trường hợp nước đá không sạch sẽ vô tình tạo cơ hội cho virus xâm nhập, bám sâu vào khoang miệng khiến bệnh viêm họng ngày càng nặng hơn.
Quan điểm giải khát bằng nước đá là không đúng vì bác sĩ Dinh cho rằng chỉ mát “cửa miệng”. Về sinh lý, các cơ quan trong cơ thể người luôn giữ ổn định ở nhiệt độ 37 độ C. Tất cả các loại thực phẩm hay ngay cả không khí bên ngoài dù nóng, lạnh bao nhiêu nhưng khi vào các cơ quan chức năng trong cơ thể sẽ điều tiết về mức nhiệt ổn định. Nên khi bạn uống nước lạnh vào thì cơ thể sẽ phải huy động năng lượng để làm nóng nó về 37 độ C. Quá trình này con người sẽ bị mất đi một ít năng lượng.
Video đang HOT
Khi bị viêm họng, bác sĩ Dinh cho biết người bệnh nên chú ý hơn. Cần ăn các loại thực phẩm không quá nóng, không quá lạnh. Bệnh viêm họng hoàn toàn có thể chữa khỏi nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được can thiệp, điều trị và xử lý tốt. Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh hãy chủ động đến cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Đặc biệt, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bị viêm họng cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết nhằm tăng sức đề kháng như sau: Bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt, đạm, canxi, protein, vitamin, chất xơ, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên hạn chế các loại thức ăn quá lạnh, quá cay… để làm giảm tổn thương lên niêm mạc miệng.
Những thói quen vào mùa hè gây nguy hiểm cho sức khoẻ mà ai cũng có thể mắc phải
Đột quỵ, tai biến, rối loạn tiêu hoá hay viêm họng là những vấn đề sức khoẻ có thể gặp phải do những thói quen vào mùa hè như uống nước đá lạnh, nằm ngủ dưới sàn nhà, tắm ngay sau khi đi nắng về,....
1. Uống quá ít nước hoặc uống quá nhiều nước
Vào mùa hè, đi cùng với việc ra nhiều mồ hôi thì nhu cầu uống nước cũng tăng lên. Tuy nhiên nếu bạn uống quá nhiều nước có thể khiến thận bị quá tải và một số khoáng chất sẽ bị mất đi do quá trình đào thải nước của thận.
Ngược lại, nếu uống quá ít nước, cơ thể sẽ nhanh chóng cảm thấy mệt mỏi, mất năng lượng, làm việc kém hiệu quả; nghiêm trọng hơn nữa là mất mạng nếu xảy ra ở người già và trẻ nhỏ.
Lời khuyên:
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, với người trưởng thành, lượng nước trung bình cần bổ sung 1 ngày là từ 2 - 2,5 lít nước bao gồm nước lọc, sữa, canh, soup,... Khi uống cần uống thành từng ngụm nhỏ, không chỉ uống nước khi khát mà nên cách một thời gian nhất định uống một lần.
Người chơi thể thao cần bổ sung lượng nước nhiều hơn người bình thường (Ảnh: Internet)
Với người chơi thể thao, tuỳ từng cường độ mà mức độ nước cần bổ sung cho cơ thể sẽ khác nhau. Điều này cũng áp dụng cả với người bình thường có cân nặng, chiều cao khác nhau. Công thức tính lượng nước cần uống hàng ngày như sau:
Công thức 1:
- Bước 1: Hãy kiểm tra cân nặng của bạn
Công thức này tính lượng nước bạn nạp vào tỉ lệ với trọng lượng của bạn. Điều này cũng dễ hiểu vì không thể một người nặng 45kg lại phải uống nhiều nước như một người nặng 85kg.
- Bước 2: Chia số cân nặng của bạn cho 30
Đó sẽ là số lít nước bạn phải uống hàng ngày. Chẳng hạn, nếu bạn nặng 60kg, bạn nên uống 2 lít nước mỗi ngày. Trong khi đó, nếu bạn nặng 80kg, bạn nên uống 2,6 lít nước.
Công thức 2: Công thức dành cho người có tâp thể dục.
Lương nước (oz) = CT1 ((thời gian luyện tập/ 30 phút) x 12 oz)
Ví dụ:Bạn nặng 50 kg, lượng nước cần hằng ngày là 1,5 lit, thời gian tập luyện là 60 phút công thức tính lượng nước sẽ là: 50 oz [(60/30) x 12 oz] = 74 oz = 2,22 lít.
2. Ăn hoặc uống đồ lạnh
Thói quen vào mùa hè phổ biến là ăn kem, uống nước đá, các loại nước có gas lạnh,... Nhiều người cho rằng đây là một biện pháp giúp "giải nhiệt" cho cơ thể. Tuy nhiên thói quen này lại hết sức nguy hiểm cho sức khoẻ, cơn khát của bạn cũng sẽ chẳng được giải quyết sau khi bạn uống nước lạnh. Nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài có thể khiến cơ thể bị mất nước, ảnh hưởng tới các hoạt động của tế bào.
Ăn kem vào mùa hè không đúng cách có thể gây bệnh (Ảnh: Internet)
Uống nước đá lạnh hay ăn kem còn làm tăng nguy cơ bị viêm họng hay cảm lạnh. Đối với trẻ nhỏ nguy cơ bị bệnh cũng sẽ cao hơn. Ngoài ra, nếu người đang bị cảm hay say nắng mà uống nước lạnh có thể gây sốt do quá trình tản nhiệt bị cản trở.
Lưu ý, một số loại nước giải khát không phù hợp để uống sau khi đi nắng như nước ngọt có ga gây sốc đường cơ thể, nước dừa gây rối loạn hoạt động của ion, uống nhiều làm chóng mặt thậm chí là đột quỵ.
3. Ngủ trên nền/sàn nhà lạnh
Thói quen "ngủ nền cho mát" vào mùa hè có thể khiến bạn bị cảm lạnh hay nặng hơn là đột quỵ, liệt cơ mặt,... do trời càng gần sáng nhiệt độ càng thấp. Điều này cũng khuyến cáo đối với những người bị cảm lạnh.
Khi bạn bị cảm, lỗ chân lông bị thu nhỏ lại, mồ hôi không thể thoát ra ngoài da khiến biểu hiện cảm nặng hơn.
4. Ngồi trong điều hòa cả ngày
Thói quen vào mùa hè phổ biến tiếp theo là ngồi trong điều hoà cả ngày. Đây chính là thủ phạm chính khiến sức đề kháng của bạn bị suy giảm do không khí không được lưu thông, vi khuẩn và bụi bẩn bị tích tụ lại từ đó gây ra các bệnh về đường hô hấp và cơ thể bị mệt mỏi.
Ngồi điều hoà trong thời gian dài khiến sức đề kháng bị suy giảm (Ảnh: Internet)
Ngoài ra, nếu chênh lệch giữa nhiệt độ trong phòng và ngoài trời nếu quá lớn mà bạn lại di chuyển đột ngột khiến nhiệt độ cơ thể bị giảm nhanh, mồ hôi không thoát ra được gây ra cảm lạnh hay nguy hiểm hơn là các mạch máu bị co lại bất ngờ khiến huyết áp tăng và đột quỵ.
Lời khuyên:
- Điều hoà nên để ở mức 26 - 27 độ C sao cho nhiệt độ trong phòng và ngoài trời không bị chênh nhau quá 5 độ C.
- Nên sử dụng thêm quạt thông gió giúp trao đổi khí với bên ngoài
- Tắt điều hoà từ 15 - 20 phút trước khi ra ngoài tránh sốc nhiệt.
5. Tắm ngay khi vừa đi nắng về và tắm nhiều lần trong ngày
Vào mùa nắng nóng, thói quen tắm khi vừa ở bên ngoài về hay tắm nhiều lần có thể ảnh hưởng tới việc tuần hoàn máu, huyết áp và nhịp đập của tim gây ra đột quỵ hay việc giảm nhiệt cơ thể đột ngột, lúc này lỗ chân lông của bạn co lại gây ra cảm lạnh.
Việc tắm nhiều lần trong ngày cũng có thể làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh đặc biệt là tắm nhiều vào ban đêm khiến những tĩnh mạch bị giãn ra và huyết áp giảm, gây đột quỵ. Cần đặc biệt lưu ý với người bị huyết áp thấp hay rối loạn vì việc tắm sai cách có thể khiến máu não bị sụt giảm nghiêm trọng, bạn có thể bị hôn mê và thậm chí là mất mạng.
Lời khuyên:
- Nếu đi từ bên ngoài về nên ngồi nghỉ từ 15 - 20 phút cho nhiệt độ cơ thể giảm bớt rồi mới đi tắm. Khi tắm nên dội nước từ từ để cơ thể thích nghi với nước mát.
- Không vào ngồi điều hoà hay ngồi trước quạt ngay khi tắm xong.
6. Để quạt thổi thẳng vào mặt
Khi cơ thể toát mồ hôi có nghĩa là những mạch máu ở dưới da cũng đang giãn nở để có thể toả nhiệt. Vì thế mà việc tiếp xúc với luồng khí lạnh thổi trực tiếp vào người như quạt gió, quạt điều hoà,.... khiến mồ hôi bị bốc hơi mạnh và nhiệt độ ngoài da giảm đột ngột, các mạch máu cũng bất chợt bị co lại - trái ngược với nhiệt độ cao bên trong cơ thể gây ra mất cân bằng.
Hậu quả là bạn có thể bị hoa mắt, chóng mặt hay choáng tạm thời. Nặng hơn là nguy cơ bị ngạt mũi, sổ mũi, đau rát khô họng hay liệt cơ mặt do tuần hoàn máu của cơ mặt bị rối loạn.
Top 7 thói quen phổ biến nhưng lại không tốt, các bạn trẻ cần tránh nếu muốn "năm sau đi học vẫn thấy được crush của mình" Giải nhiệt ngày nắng nóng là chuyện mà chúng ta ai cũng hướng đến sau những giờ vật lộn với nắng nóng. Tuy nhiên để không bị đột quỵ, 7 thói quen sau đây bạn cần nên tránh. Cởi trần nằm dưới sàn nhà Đây là một thói quen mà các "anh thanh niên" thường rất hay làm vào mùa hè nóng nực....