Uống nước đá lạnh mùa nắng nóng có thể làm chậm nhịp tim
Uống nước lạnh có thể làm chậm hoạt động của hệ thống tiêu hóa, gây co các mạch máu, làm cho hệ miễn dịch yếu đi.
Vào mùa nắng, nhiều người thích uống nước đá, để giảm cơn khát và cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, đó là một thói quen không lành mạnh có thể gây ra thiệt hại nhất định đến sức khỏe của của con người. Thậm chí nước đá lạnh không giúp bạn giải nhiệt cơ thể mà còn khiến chúng ta khát hơn nữa.
Theo trang Food.ndtv, nguyên nhân càng uống nước đá lạnh càng khát là do nhiệt độ quá thấp của nước đá khi tiếp xúc với vùng miệng hầu họng làm mát tức thời vùng này làm hệ thần kinh trung ương phản ứng ngược lại. Khi đó hệ thần kinh của chúng ta tưởng thân nhiệt giảm nên truyền tín hiệu ra lệnh co mạch và bít kín lỗ chân lông ngoài da. Hậu quả là cơ thể không được tỏa nhiệt nên sau khi uống nước đá, cơ thể cảm thấy nóng hơn.
Thêm nữa, do cơ thể chúng ta sử dụng rất nhiều năng lượng để điều hòa thân nhiệt. Do đó việc uống nước đá sẽ làm chậm quá trình tiêu hóa, khiến các mạch máu co lại và giảm tốc độ cung cấp nước cho cơ thể. Nên dù bạn có uống nước đá thì cơ thể vẫn rất khát.
Food.ndtv cũng chỉ ra 5 tác hại của việc uống nước đá lạnh vào mùa nắng nóng:
Các chuyên gia cho rằng nước lạnh và thậm chí đồ uống lạnh làm co mạch máu của bạn, do đó hạn chế tiêu hóa. Nó cũng cản trở quá trình tự nhiên hấp thụ chất dinh dưỡng trong quá trình tiêu hóa.
Uống nước lạnh vào mùa nắng nóng làm chậm quá trình tiêu hóa. Ảnh: Brightside
Video đang HOT
Khi uống nước đá lạnh, sự tập trung của cơ thể được chuyển hướng khỏi quá trình tiêu hóa khi nó cố gắng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể và nước, điều này thực sự có thể gây mất nước và khiến bạn cảm thấy khát. Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C, và khi bạn tiêu thụ một thứ gì đó ở nhiệt độ rất thấp, cơ thể bạn sẽ bù lại bằng cách tiêu tốn năng lượng để điều chỉnh nhiệt độ này. Năng lượng bổ sung này được sử dụng để điều chỉnh nhiệt độ ban đầu được sử dụng trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Đây là lý do tại sao chúng ta nên uống nước ở nhiệt độ phòng.
2. Đau họng
Khi uống đá lạnh vào thời tiết nắng nóng, khả năng bị đau họng và nghẹt mũi rất cao. Nguyên nhân vì uống nước đá lạnh nhiều sẽ làm khô lớp nhầy bảo vệ niêm mạc cổ họng. Nó gây nên hiện tượng bỏng lạnh, từ đó khiến cổ họng của bạn bị rát và tổn thương. Vì thế vi khuẩn dễ xâm nhập dẫn đến viêm họng cấp nguy hiểm.
3. Ức chế sự phân giải chất béo
Các chuyên gia cũng nói rằng nếu bạn uống nước lạnh ngay sau bữa ăn, nhiệt độ lạnh sẽ làm đông cứng chất béo từ thực phẩm bạn vừa tiêu thụ, khiến cơ thể bạn khó phân giải các chất béo không mong muốn trong cơ thể. Điều này có thể làm chậm quá trình tiêu hóa mỡ.
Dù sao thì không nên uống nước trong và ngay sau bữa ăn. Chuyên gia dinh dưỡng có trụ sở tại Bangalore, Tiến sĩ Anju Sood khuyên bạn uống 30 phút trước và sau bữa ăn.
4. Làm chậm nhịp tim
Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Ảnh: Internet
Uống nước lạnh có thể làm giảm nhịp tim. Nó tác động và kích thích dây thần kinh phế vị, tạo thành một phần quan trọng trong hệ thống thần kinh tự trị của cơ thể. Khi hệ thống thần kinh này bị ức chế, nó sẽ gây suy giảm nhịp tim.
5. Yếu tố sốc
Bạn cũng không nên uống nước lạnh sau khi tập luyện. Các chuyên gia phòng tập thể dục khuyên bạn nên uống một ly nước ấm sau khi tập luyện. Khi bạn tập luyện, có rất nhiều nhiệt được tạo ra và nếu bạn uống nước lạnh ngay sau đó, nhiệt độ trong cơ thể sẽ bị thay đổi, và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa.
Một số người cũng phàn nàn về một cơn đau mãn tính ở dạ dày do uống nước lạnh ngay sau khi tập luyện. Điều này là do nước lạnh như tảng băng đi vào người bạn tạo thành một “cú sốc” đối với cơ thể bạn. Thêm vào đó, cơ thể bạn lúc này không thể hấp thụ nước lạnh, do đó không có tác dụng giải khát hay làm mát cơ thể.
Vì vậy, thay vì uống nước đá lạnh, bạn nên sử dụng nước ấm có nhiệt độ 27-41 độ C, đặc biệt vào buổi sáng. Nước ấm sẽ giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, cải thiện lưu thông máu, giảm căng thẳng, đặc biệt giảm cân hiệu quả. Bạn có thể thêm một lát chanh vào nước ấm để đạt hiệu quả cao hơn.
HẠ QUYÊN
Theo PLO
Những bệnh dễ mắc khi đi du lịch vào mùa hè
Vào mùa hè, nhiều gia đình tổ chức đi du lịch để tận hưởng thời gian bên nhau. Tuy nhiên, đi du lịch vào mùa này cũng tiềm ẩn không ít mối nguy hiểm, bởi có nguy cơ dễ mắc một số bệnh.
Bệnh sởi : Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 2.450 trường hợp mắc sởi. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao, nhất là đối với trẻ chưa có miễn dịch với vi rút sởi mà tiếp xúc với nguồn lây. Bệnh gây suy giảm miễn dịch nên trẻ em mắc bệnh sởi rất dễ bị biến chứng nếu không được chữa trị kịp thời.
Các biến chứng có thể gặp là viêm phổi, viêm tai giữa, viêm thanh quản, viêm não tủy, tiêu chảy kéo dài, suy dinh dưỡng, viêm loét giác mạc, viêm màng não. Bệnh lây truyền qua đường hô hấp do ho, hắt hơi, tiếp xúc gần với người bị nhiễm hoặc dịch tiết mũi họng. Các bậc phụ huynh khi cùng cả nhà đi du lịch cần phòng bệnh cẩn thận bằng việc tránh để mình và thành viên trong gia đình tiếp xúc với nguồn bệnh, nhất là trong bối cảnh các điểm du lịch thường rất đông người.
Ngộ độc thực phẩm là bệnh dễ mắc phải khi đi du lịch. (Ảnh minh họa, nguồn: Internet)
Sốt xuất huyết:Thông thường, dịch bệnh này xuất hiện từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm và đỉnh dịch rơi vào tháng 9 đến tháng 11. Tuy nhiên, năm nay, dịch bệnh đến sớm hơn. Hiện số trường hợp mắc trên cả nước đã là hơn 52.480 ca kể từ đầu năm, trong đó có 3 trường hợp tử vong tại Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang và Bình Thuận.
Bệnh do vi rút dengue gây ra, lây lan qua việc muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt. Người bệnh có biểu hiện sốt cao, kéo dài từ 2-7 ngày, mệt mỏi, xuất huyết, nếu bị nặng có thể sốc và tử vong.
Khi đi du lịch, việc mang thuốc xịt, thuốc bôi phòng chống muỗi đốt là rất cần thiết. Điều này càng cần được lưu ý với gia đình có con nhỏ. Những người đi du lịch lên vùng cao cần lưu ý phòng tránh côn trùng đốt bằng các loại kem bôi có tác dụng xua diệt côn trùng, nằm ngủ phải có màn, ban ngày vào rừng cần mặc quần dài, áo dài tay, đi giày có cổ.
Bệnh tay chân miệng:Bệnh do các nhóm vi rút đường ruột Enterovirus và Coxackie gây ra. Trẻ thường có biểu hiện sốt, đau miệng, biếng ăn kèm theo các nốt phỏng ở lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối, quanh mông hoặc các vết loét đỏ ở vòm miệng, môi trong, lưỡi.
Bệnh tay chân miệng lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp và đường tiêu hóa. Vì vậy, khi đi du lịch, cha mẹ cần tránh để con tiếp xúc với nguồn bệnh; vệ sinh sạch sẽ cho trẻ bằng cách rửa tay với xà phòng.
Ngộ độc thực phẩm: Số người đi du lịch dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 thường tăng vọt, đồng nghĩa với việc quá tải về phòng nghỉ và dịch vụ ăn uống. Do đó, người dân cần quan tâm hơn tới vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm nhằm tránh bị ngộ độc thực phẩm. Ăn chín, uống sôi là biện pháp để phòng chống ngộ độc thực phẩm hiệu quả.
Tiêu chảy: Tiêu chảy cũng là bệnh dễ gặp khi đi du lịch. Bệnh xảy ra quanh năm nhưng xảy ra nhiều hơn vào mùa hè, do uống nước bị ô nhiễm, ăn thực phẩm bị ô nhiễm, vệ sinh cá nhân không đủ và không đúng cách. Bệnh có triệu chứng là số lần đi đại tiện có thể ít (3-5 lần/ngày) hay nhiều (vài chục lần/ngày), nôn mửa, da bị mất nước và không còn đàn hồi, đi tiêu ít. Để phòng bệnh, cần ăn chín, uống sôi, rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
Say nắng: Bệnh xảy ra khi đi ra ngoài trời nắng quá lâu, tia nắng chiếu thẳng vào vùng cổ gáy làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể dẫn đến say nắng. Bệnh thường đi kèm với triệu chứng như chóng mặt, khó thở, tim đập nhanh, miệng khô, nặng hơn là li bì, hôn mê, trụy tim mạch. Các chuyên gia khuyến cáo, người dân khi đi du lịch nên hạn chế ra ngoài trời trong những khung thời gian nắng nóng gay gắt, đặc biệt là từ 11h đến 15h.
Khi đi du lịch ở các vùng biển, chỉ nên tắm biển vào buổi sáng sớm và chiều muộn, tránh tắm vào buổi trưa hoặc đầu giờ chiều, bởi đây là thời điểm nắng nóng gay gắt và có nhiều tia cực tím.
Theo hanoimoi
Bác sĩ chỉ cách nhận biết sớm trẻ bị viêm não, cha mẹ nào cũng cần biết Vào mùa nắng nóng, số lượng trẻ nhập viện vì viêm não, viêm màng não tăng cao, tuy nhiên hầu hết đều đến trễ vì cha mẹ không biết những dấu hiệu sớm. Sau 4 ngày sốt cao, bác sĩ phải mở hộp sọ cứu sống bé 13 tuổi Dùng tăm bông ngoáy tai, người đàn ông bị nhiễm trùng não Quý ông...