Uống nhiều trà đá có nguy cơ suy thận
Trà đá là thức uống bình dân, rất phổ biến và giúp giải khát trong những ngày nóng bức. Tuy nhiên, có rất nhiều khuyến cáo về việc uống quá nhiều trà có thể dẫn đến nguy cơ bị sỏi thận, suy thận.
Ngày 1/ 4 vừa qua, một người đàn ông 56 tuổi ở Mỹ, phải nhập viện vì suy thận. Các bác sĩ phát hiện trong thận của người đàn ông này có quá nhiều tinh thể oxalate dẫn đến suy thận.
Oxalate có rất nhiều trong trà và người đàn ông này cũng thú nhận rằng ông uống 16 ly trà đá mỗi ngày. Điều này có thể đưa kết luận rằng trà đá gây ra suy thận, sỏi thận.
Các nhà khoa học Đại học Y khoa Arkansas, Little Rock giải thích rằng trong trà có chứa nhiều tinh thể oxalate – chất gây hình thành những tinh thể muối và chất khoáng trong nước tiểu.
Oxalate tồn tại trong cơ thể ở mức độ nhỏ thì không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, quá nhiều oxalate có thể tạo thành những hạt lớn trong thận gây đau buốt và khó tiểu.
Video đang HOT
Uống trà đá quá nhiều gây sỏi thận (Ảnh minh họa).
Cách uống trà đá tốt cho sức khỏe
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, lượng oxalate nạp vào cơ thể mỗi ngày nên dưới mức 500mg . Tuy nhiên, trong một cốc 100 ml trà đá lại chứa khoảng 50-100mg chất oxalate.
Oxalate cũng tồn tại trong nhiều loại thực phẩm đồ uống như: bia đen, trà, cà phê sữa hòa tan, socola, sữa đậu nành, ngũ cốc, bánh mì, cà chua,dứa…. Ăn quá nhiều những loại thực phẩm này cũng dẫn đến sỏi thận.
Nếu bạn đã ăn những thực phẩm có nồng độ oxalate cao thì không nên uống các sản phẩm liên quan đến trà sau đó. Có thể uống trà nóng thay vì uống trà đá, vì lượng oxalate có trong trà nóng ít hơn so với trà đá. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng, người bình thường chỉ nên uống 1-2 cốc trà mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe.
Những người không nên uống trà đá
Đối với những bệnh nhân mắc sỏi thận, suy thận không nên sử dụng trà đá và các sản phẩm có chứa nhiều oxalate. Điều này sẽ khiến cho bệnh tình càng trầm trọng hơn. Mặc dù đối với các bệnh nhân này, bác sĩ khuyên nên uống nhiều nước, Nhưng không nên sử dụng trà mà thay vào đó nên uống nước trắng vừa ít calo vừa đảm bảo sức khỏe.
Trẻ dưới 3 tuổi không nên uống trà vì trong trà có chứa axit tannic. Khi chất này được đưa vào dạ dày sẽ phản ứng với sắt có trong thức ăn tạo ra những chất bất lợi khiến cho lượng sắt trong cơ thể trẻ bị thiếu hụt, thậm chí dẫn đến chứng thiếu máu.
Những người có vấn đề về đường tiêu hóa cũng không nên uống trà đá, vì trà sẽ khiến cho chức năng của hệ tiêu hóa càng trở nên kém hơn.
Theo Trịnh Huế
Đời sống pháp luật
Bệnh thận và thịt đỏ
Nếu thận bạn đang có vấn đề, hãy giảm ăn món thịt bò bít tết. Nghiên cứu mới khẳng định ăn nhiều thịt đỏ có thể khiến bệnh thận trở nặng.
Ăn nhiều thịt đỏ không có lợi cho người suy thận - Ảnh: Shutterstock
Theo nghiên cứu được tiến hành tại Trường đại học Y Texas A&M (Mỹ), chế độ ăn uống có thể góp phần thúc đẩy bệnh thận tiến triển xấu, dẫn đến tình trạng suy thận.
Nghiên cứu cũng cho thấy chế độ ăn nhiều protein động vật, đặc biệt là thịt đỏ, có thể khiến bệnh nhanh diễn tiến xấu.
Cụ thể, những bệnh nhân thận mạn tính có chế độ ăn nhiều protein động vật thì nguy cơ bệnh tiến triển thành suy thận cao hơn gấp 3 lần so với những người ăn uống nhiều rau củ và trái cây.
Một khi thận không thể hoạt động, bệnh nhân cần phải chạy thận lọc máu 3 lần/tuần hoặc cấy ghép thận để duy trì sự sống, theo nghiên cứu được công bố trên chuyên san của Hiệp hội Thận học Mỹ.
Mai Duyên
Theo Thanhnien
Dấu hiệu đáng cảnh báo của chu kỳ kinh nguyệt Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể, cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh như: thiếu máu, bệnh gan... Kinh nguyệt quá ít có thể là hậu quả của sự căng thẳng não bộ, suy nhược cơ thể... Kinh nguyệt quá ít Thời gian kinh nguyệt dưới ba ngày...