Uống nhiều sữa tươi có thể tạo nguy cơ… thiếu sắt
Điều tưởng là trớ trêu như thế nhưng lại có căn nguyên khoa học.
Bs. CK1. Vương Ngọc Thiên Thanh, giảng viên Bộ môn Nhi – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Khoa Sốt xuất huyết – BV Nhi Đồng 1. Ảnh: Võ Anh Tuấn
Với việc cung cấp protein, vitamin và khoáng chất, sữa vẫn được xem là nguồn dinh dưỡng toàn diện.
Thế nhưng, theo Bs. CK1. Vương Ngọc Thiên Thanh, giảng viên Bộ môn Nhi – Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, bác sĩ Khoa Sốt xuất huyết – BV Nhi Đồng 1, Uống nhiều sữa tươi có thể tạo nguy cơ gây thiếu sắt. Cơ chế được BS. Thiên Thanh lý giải như sau: giữa canxi, photpho và sắt có sự cạnh tranh với nhau. Canxi, photpho trong sữa cạnh tranh hấp thụ với sắt, khiến sắt không được hấp thụ hoặc hấp thụ không đủ.
“Ngay cả những trẻ béo phì cũng có thể bị thiếu sắt nếu trẻ uống sữa tươi quá nhiều. Nghiên cứu tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 năm 2018 cho thấy có khoảng 82% trẻ bị thiếu máu thiếu sắt (trên 12 tháng tuổi) được ghi nhận uống hơn 600 ml sữa tươi/ ngày.”, Bs. Thiên Thanh cho biết.
Thiếu sắt sẽ dẫn đến thiếu máu. Căn bệnh này được gọi chung là bệnh “thiếu máu thiếu sắt”.
Bs. CK1. Vương Ngọc Thiên Thanh giao lưu với cử tọa tại buổi tư vấn. Ảnh: Minh Nhật
Theo thông tin của Viện Huyết học – Truyền máu trung ương, thiếu máu thiếu sắt là bệnh lý rất phổ biến trên thế giới, găp ơ moi vung miên, tuy nhiên gặp tỷ lệ cao nhiều ở các nước nghèo. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nhưng phụ nữ độ tuổi sinh đẻ và trẻ em chiêm tỷ lệ cao hơn.
Đối với trẻ em thì bệnh này thường xuất hiện ở trẻ em dưới 5 tuổi. “Các nghiên cứu đã thực hiện cho thấy tỉ lệ thiếu máu thiếu sắt ở trẻ em Việt Nam nằm trong khoảng 9 – 19,6% tùy địa phương, Nghĩa là cứ 10 trẻ thì có 1-2 trẻ bị thiếu máu thiếu sắt.”, Bs. Thiên Thanh cho biết.
Video đang HOT
Tại chương trình tư vấn và tầm soát thường kỳ của Phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, kỳ tháng 07/2019, với chuyên đề “Những Điều Cần Biết Về Các Bệnh Lý Thường Gặp Ở Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ”. Bs. Thiên Thanh cho biết nguyên nhân của bệnh “thiếu máu thiếu sắt” chủ yếu là do chế độ ăn.
Nhu cầu chuẩn đối với trẻ là: Non tháng
Để điều trị, theo Bs. Thiên Thanh, cần uống thuốc sắt (trung bình 3 tháng); xổ giun, điều trị khác (tùy nguyên nhân) và đặc biệt là thay đổi chế độ ăn.
Theo đó, uống sữa thì uống đúng loại – đúng lượng; nên chọn thức ăn nhiều sắt, nhiều vitamin C và phải có cách chế biến phù hợp. Các thức ăn nên chọn như: thịt heo, bò, gà, cá, gan; ngũ cốc ăn sáng; bánh nhân thịt: pateso, bánh bao, há cảo, chả giò…; soup cua gà; bánh flan; đậu hủ nước đường; chè đậu, bánh nhân đậu; xà lách trứng, cá ngừ ngâm dầu, bông cải xanh.
Để dự phòng: trẻ đủ tháng, bú mẹ: sắt 1 mg/kg/ngày từ 4 tháng cho đến khi 6 tháng tuổi; trẻ đủ tháng, bú bình: không cần bổ sung sắt; trẻ sinh non hoặc nhẹ cân 1,5 – 2,5 kg bú mẹ: sắt 2 mg/kg sắt nguyên tố (2 tuần – 12 tháng tuổi). Nếu bú sữa công thức, không cần bổ sung siro sắt; trẻ sinh non 1-1,5 kg bú mẹ: 3 mg/kg/ngày. Nếu bú sữa công thức, không cần bổ sung siro sắt; trẻ sinh non
Bs. Thiên Thanh cũng khuyến khích phụ huynh theo dõi chiều cao, cân nặng của trẻ theo thời gian và xét nghiệm tìm tình trạng thiếu vi chất để kiểm soát tình trạng thiếu máu thiếu sắt của trẻ.
Khám sức khỏe miễn phí cho trẻ em dưới 16 tuổi
Nhân dịp bế giảng năm học và học sinh bước vào kì nghỉ hè, với mong muốn có thể cung cấp dịch vụ đo khúc xạ đầy đủ cho các em học sinh trước khi bước vào năm học mới, Phòng khám đa khoa Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổ chức đo khúc xạ đầy đủ và khám tổng quát sức khỏe trẻ em, đánh giá tăng trưởng cân nặng, chiều cao, tư vấn dinh dưỡng, tư vấn chủng ngừa (không bao gồm xét nghiệm, thuốc)
Chương trình được thực hiện trong 01 tháng, kể từ ngày 01/07/2019 đến hết ngày 31/07/2019 dành cho trẻ dưới 16 tuổi.
Võ Anh Tuấn
Theo baophapluat
Vì bỏ qua vi chất này mà nhiều cha mẹ khiến con học tập kém, giảm thông minh
Do lười ăn rau xanh đã có trẻ bị thiếu máu do thiếu sắt. Theo các chuyên gia, bỏ qua vi chất này sẽ khiến con học tập kém, giảm thông minh...
Trẻ thiếu máu do lười ăn rau
Vừa qua, bệnh nhi N.T.K.O, 7 tuổi (Yên Mỹ, Hưng Yên) đến khám với lý do hoa mắt chóng mặt, đau nhức 2 bên thái dương, biếng ăn, ngủ không ngon giấc trong vòng một tháng gần đây. Vào viện, bác sỹ đã chẩn đoán bé O bị thiếu máu.
ThS.BS Trần Tuấn Anh - Chuyên khoa Nhi, BVĐK Medlatec cho biết, khi bệnh nhân đến khám với triệu chứng lâm sàng đã cho bệnh nhân làm các xét nghiệm và cận lâm sàng cần thiết.
Kết quả cho thấy: Lượng huyết sắc tố: 10,6 g/dL, tức có giảm so với bình thường là 12,0 -15,5g/dL; Thể tích khối hồng cầu: 35,2%, tức có giảm so với bình thường là 37 - 42%; Sắt huyết thanh: 7,14 mol/L, tức có giảm so với giá trị bình thường là 9.00 - 30.40 mol/L. Gia đình bé cho biết, bé không có tiền sử xuất huyết, mất máu, nhưng có thói quen không ăn rau từ nhỏ và rất ít khi ăn hoa quả.
BS Trần Tuấn Anh khám cho bệnh nhân
Theo Tổ chức Y tế thế giới, được coi là thiếu máu khi: Hb dưới 100g/l ở trẻ 6 tháng đến 6 tuổi; Hb dưới 120g/l ở trẻ từ 7 - 14 tuổi. Nguyên nhân gây thiếu máu có rất nhiều, loại thiếu máu hay gặp nhất là thiếu máu dinh dưỡng do thiếu nguyên liệu tạo máu như sắt, vitamin B12, đồng, axit folic... trong đó sắt là phổ biến. Ngoài ra, còn do bất thường của cơ quan tạo máu, do mất máu (Chấn thương, chảy máu cam,...), mắc bệnh tan máu do bệnh huyết cầu tố, bệnh của màng hồng cầu, tan máu tự miễn...
Đối với trường hợp bé O, BS Tuấn Anh cho biết là thiếu máu do thiếu sắt, đây là nguyên nhân hay gặp nhất ở trẻ em. Trẻ thiếu máu dẫn đến chậm phát triển về thể chất, trí tuệ, khiến trẻ thấp còi, trí thông minh kém, học tập kém, ảnh hưởng đến nguồn nhân lực trong tương lai và sự phát triển của đất nước.
Dấu hiệu nhận biết trẻ thiếu máu
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - nguyên Trưởng khoa Nhi (BV Bạch Mai), biểu hiện của thiếu máu, thiếu sắt khá chung chung hay gặp ở nhiều bệnh khác nhau nên thường bị nhầm với các bệnh khác. Mọi người cũng dễ dàng bỏ qua. Nhiều trẻ chỉ được phát hiện bệnh khi đến bệnh viện khám do một bệnh khác.
Trẻ thiếu máu nhẹ, biểu hiện chỉ là da hơi xanh, niêm mạc nhợt, mắt nhợt. Nặng thì da xanh nhiều, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, không chịu chơi, quấy khóc kéo dài, chậm tăng cân đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Để phát hiện bệnh, mọi người chỉ cần làm xét nghiệm máu đơn giản.
Điều sai lầm mà không ít gia đình gặp phải là cứ cho ăn nhiều sẽ không lo thiếu máu, thiếu sắt. Thực tế nhiều trường hợp cho ăn rất đầy đủ, trẻ ăn nhiều mà vẫn bị thiếu do sự hấp thu, tiếp hóa của trẻ không tốt. Ăn đủ nhưng cần tính theo nhu cầu từng lứa tuổi, cân nặng... Có trẻ ăn đủ lượng thịt nhưng lượng rau, củ quả lại không cân đối làm ảnh hưởng việc hấp thụ sắt.
Cha mẹ cần làm gì khi trẻ thiếu máu dinh dưỡng?
Cần đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý, cung cấp cân đối lượng rau quả cho trẻ để phòng thiếu máu. Anh minh họa
Để phòng tránh thiếu máu cho trẻ, các chuyên gia khuyến cáo bằng cách xây dựng thực đơn ăn uống phong phú, khoa học như sau:
- Bổ sung các loại thực phẩm có chứa nhiều sắt như: Gan, tim, bầu dục, trứng, thịt, cá, tôm, cua, đậu, đỗ, lạc vừng, rau xanh và quả chín,... vào khẩu phần ăn của trẻ;
- Tăng cường cho trẻ ăn các loại rau quả có chứa nhiều vitamin C: Cam, quýt, chuối, đu đủ, rau ngót, rau muống để hỗ trợ hấp thu sắt;
- Để phòng thiếu máu, ngoài chế độ ăn cha mẹ cần cho trẻ uống các chế phẩm có chứa sắt khi có chỉ định của bác sĩ.
- Thiếu máu do nhiều nguyên nhân, đối với các trường hợp thiếu máu nặng cần đến bệnh viện uy tín để truyền máu và điều trị theo phác đồ phù hợp.
P.Thuận
Theo giadinh.net.vn
Hăm dọa để ép ăn có thể khiến trẻ bị tâm thần Nhiều trẻ bị biếng ăn, các bậc cha mẹ thường xuyên hăm dọa để ép trẻ ăn cho thật nhiều. Điều này theo các chuyên gia có thể khiến trẻ bị ức chế phát triển, thậm chí bị rối loạn tâm thần. Đừng biến chuyện trẻ được ăn thành bị ăn Những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn Chia sẻ tại buổi cung...