Uống nhiều nước giúp ngừa viêm bàng quang
Phụ nữ uống thêm 1,5 lít nước mỗi ngày có ít hơn 48% nguy cơ mắc nhiễm trùng bàng quang lặp lại so với những người uống bình thường, theo một nghiên cứu.
Anh minh hoa: Shutterstock
Trang UPI dẫn nghiên cứu trên (được công bố hôm 1.10 trên JAMA Internal Medicine) với 140 phụ nữ tiền mãn kinh ở Bulgaria tham gia, thời gian nghiên cứu là 12 tháng.
Tiến sĩ Yair Lotan, Trưởng khoa Ung thư tiết niệu tại Trung tâm Y khoa Đại học Tây Nam Texas (Mỹ), cho biết trong một thông cáo báo chí: “Phát hiện này là quan trọng bởi vì hơn một nửa số phụ nữ được báo cáo có nhiễm trùng bàng quang, một trong những bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất ở phụ nữ”.
Video đang HOT
Viêm bàng quang không biến chứng cấp tính, một trong những bệnh truyền nhiễm phổ biến nhất ở phụ nữ, bao gồm đau hoặc khó tiểu, cảm giác đầy bàng quang, cấp tính hoặc đi tiểu, đau ở vùng bụng dưới và có thể có máu trong nước tiểu.
Những nhiễm trùng này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tổ chức Y tế Thế giới đã kêu gọi các phương pháp không dùng kháng sinh để điều trị các bệnh truyền nhiễm.
“Tăng lượng nước uống là một chiến lược chống vi khuẩn có hiệu quả để ngăn ngừa viêm bàng quang tái phát ở phụ nữ tiền mãn kinh có nguy cơ cao tái phát”, các tác giả viết.
Nhiều nhà nghiên cứu lưu ý rằng nhiều nước giúp giảm vi khuẩn và hạn chế khả năng vi khuẩn bám vào bàng quang.
Theo thanhnien
Hàng trăm trẻ nhập viện vì cúm A
Trong một tuần, khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) đã tiếp nhận 400 trẻ mắc cúm, trong đó, gần 200 ca dương tính với cúm A.
Bé Nguyễn Công Linh (đã đổi tên, 17 tháng tuổi, ở Đông Anh, Hà Nội) được gia đình đưa đến Bệnh viện Đông Anh (Hà Nội) trong tình trạng sốt cao liên tục không hạ, nôn trớ nhiều. Sau 5 ngày, tình trạng sức khỏe của bé vẫn không tiến triển nên được chuyển đến khoa Nhi, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội). Các bác sĩ xác định bé bị cúm A, biến chứng viêm phổi, viêm đường tiêu hóa, suy hô hấp phải thở máy. Mẹ bé Linh chia sẻ con chưa được tiêm phòng cúm A.
Ở giường bên cạnh, bé Trần Linh My (đã đổi tên, 25 tháng tuổi) cũng trong tình trạng tương tự khi điều trị 6 ngày mới biết mắc cúm A.
Chỉ trong một tuần gần đây, có ít nhất 200 trẻ dương tính với cúm A đến điều trị. Ảnh: H.H
Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Nhân, Trưởng khoa Nhi Tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội, cho hay chỉ trong một tuần, đơn vị này tiếp nhận 400 trẻ mắc cúm, trong đó, gần 200 ca dương tính cúm A. Trung bình mỗi ngày, 4-5 ca phải nhập viện vì bệnh diễn biến nặng. Đặc biệt, 100% bệnh nhi đến viện điều trị đều chưa được tiêm phòng.
Cúm A là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính do virus cúm A gây nên. Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao và lan nhanh trong cộng đồng, đặc biệt ở trẻ dưới 2 tuổi. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
"Virus cúm A có nhiều type, trong đó một số type nguy hiểm như H1N1, H5N1, H7N9. Theo chúng tôi phân tích chủ yếu là cúm mùa. Do đó, để phòng bệnh, cha mẹ cần đưa trẻ dưới 18 tháng tuổi tiêm phòng đầy đủ", bác sĩ Nhân cho hay.
Biến chứng hay gặp nhất của cúm A là viêm phổi suy hô hấp, nặng hơn là viêm cơ tim, ngoài ra hiếm gặp là viêm màng não do virus. Các bác sĩ chỉ có thể xác định bệnh bằng xét nghiệm dịch mũi họng. Do đó, khi trẻ có các dấu hiệu như sốt cao đột ngột trên 38 độ, không giảm, ho, đau họng, sổ mũi, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, nôn trớ nhiều, cha mẹ cần nhanh chóng đưa con tới các cơ sở y tế để chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Theo Zing
Điều gì xảy ra khi bạn nhịn tiểu Thường xuyên nhịn tiểu có thể dẫn đến mất kiểm soát tiểu tiện, suy thận và thậm chí tử vong. Nếu chỉ nhịn đi tiểu ít lần, bạn không gặp vấn đề gì về sức khỏe. Thế nhưng, thường xuyên nhịn, bạn sẽ đối mặt với hàng loạt rủi ro. Ảnh: Huffington Post. Theo Business Insider, tiểu tiện vô cùng quan trọng đối...