Uống nhầm xăng, bé trai 3 tuổi nguy kịch
Ngày 29/7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Quảng Nam cho biết, đã cấp cứu kịp thời cho bệnh nhi 3 tuổi nguy kịch do uống nhầm xăng.
Trước đó, trưa 21/7, bé trai P.H.V. (3 tuổi, trú xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành, Quảng Nam) nhập viện trong tình trạng môi tím tái, ho và ngất do uống nhầm xăng.
Ngay lập tức bé được xử trí cấp cứu, cho thở ô xy và chuyển vào khoa Nhi để điều trị hồi sức. Việc uống nhầm xăng khiến bé bị viêm phổi nặng, suy thận và xuất huyết tiêu hóa. Chỉ sau khoảng 5 phút nhập viện, tình trạng diễn tiến của bệnh nặng hơn, bệnh nhân có dấu hiệu suy hô hấp nặng, nôn và tiểu ra máu.
Bệnh viện Trung ương Quảng Nam nơi cháu V. điều trị
Bé V. được các bác sĩ điều trị hồi sức tích cực, truyền dịch, cho thở áp lực dương liên tục qua mũi và kháng sinh tĩnh mạch nên bé đã vượt qua cơn nguy hiểm.
Video đang HOT
Sau 5 ngày điều trị tích cực, hiện tình trạng sức khỏe của bé V. đã được cải thiện, bé tỉnh táo, tự thở tốt, giảm ho, ăn được cháo. Thông tin từ người nhà cho hay, trong lúc chơi, thấy chai nước để góc nhà, bé V. đã lấy uống (chai đựng xăng).
Phương Thanh
Theo congly
Hà Nội ghi nhận 169 trường hợp mắc sốt xuất huyết trong một tuần
Từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố Hà Nội có 1.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, không có trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã.
Bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân mắc sốt xuất huyết. (Ảnh: T.G/Vietnamplus)
Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, trong tuần từ ngày 15/7 đến ngày 21/7, toàn thành phố ghi nhận 169 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, 16 ca mắc sởi và 18 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng. Đặc biệt, không có trường hợp tử vong do dịch bệnh trong tuần.
Các trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue được ghi nhận trong tuần phân bố tại 20 quận, huyện, 82 xã, phường.
Như vậy, từ đầu năm 2019 đến nay, toàn thành phố Hà Nội có 1.372 trường hợp mắc sốt xuất huyết Dengue, không có trường hợp tử vong. Bệnh nhân phân bố ở tất cả 30 quận, huyện, thị xã.
Hiện tại còn 140/1372 bệnh nhân đang điều trị (chiếm 10%), 1.232/1.372 trường hợp đã khỏi bệnh (chiếm 90%). Một số quận, huyện có số trường hợp mắc bệnh cao như: Hà Đông (265 trường hợp); Nam Từ Liêm (111 trường hợp); Cầu Giấy (110 trường hợp); Bắc Từ Liêm (107 trường hợp); Đống Đa (106 trường hợp); Thường Tín (102 trường hợp); Hoàng Mai (100 trường hợp).
Trong tuần qua, tại các cơ sở y tế trên địa bàn Thủ đô cũng ghi nhận 16 trường hợp mắc bệnh sởi. Bệnh nhân phân bố rải rác tại 13/30 quận, huyện, 15 xã, phường. Tính từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 1.601 trường hợp mắc bệnh sởi, không có trường hợp nào tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã.
Với bệnh tay chân miệng, Hà Nội đã ghi nhận 18 trường hợp mắc trong tuần. Bệnh nhân phân bố tại 13 xã, phường của 8 quận, huyện. Cộng dồn từ đầu năm đến nay, toàn thành phố có 358 trường hợp mắc bệnh sởi và không có tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, 196 xã, phường.
Theo Sở Y tế Hà Nội, trong tuần không ghi nhận bệnh nhân mắc ho gà, viêm phổi nặng nghi do virus, viêm não virus và các bệnh dịch xâm nhập nguy hiểm khác.
Để chủ động phòng chống dịch bệnh trên địa bàn thành phố, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố đã chỉ đạo các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tích cực triển khai các hoạt động giám sát dịch, vệ sinh môi trường phòng chống dịch bệnh cũng như xử lý ổ dịch. Các đơn vị đã duy trì hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân tại các bệnh viện được phân cấp giám sát và tại cộng đồng; giám sát véc tơ và côn trùng truyền bệnh; giám sát tác nhân gây bệnh.
Trong tuần qua, ngành y tế Hà Nội đã tổ chức được 97 chiến dịch phun hóa chất chủ động phòng chống sốt xuất huyết tại xã, phường, khu vực có nguy cơ cao. Các chiến dịch đã phun hóa chất chủ động tại 126.606/146.485 hộ gia đình được khoanh vùng trong khu vực nguy cơ đạt 86%. Số công trường xây dựng được phun hóa chất là 157 công trường.
Để phòng chống dịch bệnh, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố cũng như các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã tiếp tục duy trì thường trực đội chống dịch cơ động. Các cơ sở y tế trên địa bàn duy trì các hoạt động giám sát phát hiện bệnh nhân, giám sát tác nhân gây bệnh, giám sát vé- tơ và côn trùng truyền bệnh, giám sát vệ sinh môi trường và các yếu tố gây dịch. Giám sát công tác xử lý ổ dịch tại các đơn vị quận, huyện./.
Thùy Giang
Theo Vietnamplus
Dùng hạt nano phục hồi tủy sống sau chấn thương Theo các nhà khoa học tại Đại học Michigan (Mỹ), các hạt nano polymer (polymeric nanoparticles) có tác dụng tăng cường sự phát triển của các sợi thần kinh mới, lập trình lại phản ứng của tế bào miễn dịch trong trường hợp chấn thương tủy sống giúp khôi phục khả năng vận động. Các hạt nano polymer góp phần vào sự phát...