Uống nhầm thuốc chống trầm cảm, 3 chị em ruột nguy kịch
Sau khi uống nhầm thuốc chống trầm cảm của người lớn, 3 chị em ruột gồm 2 bé gái và 1 bé trai rơi vào tình trạng hôn mê, co giật, trong đó bé út xuất hiện ngừng tim, ngừng thở…
Một trong 3 trẻ tại thời điểm được cấp cứu tại bệnh viện
Theo thông tin từ Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, viện này vừa cấp cứu điều trị thành công cho 3 chị em bị ngộ độc thuốc chống trầm cảm, dưới sự hỗ trợ từ các bác sĩ của Trung tâm Chống độc – Bệnh viện Bạch Mai và Bệnh viện Nhi Trung ương.
Các bệnh nhân gồm ba chị em ruột là: bé gái N.T.H.P. (13 tuổi), em gái N.H.A. (8 tuổi), em trai là N.G.B. (6 tuổi), ở Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.
Trước đó, trưa 8-1, trong lúc chơi đùa ở nhà với nhau, 3 chị em không may uống nhầm thuốc điều trị bệnh trầm cảm của người lớn trong nhà. Khi người thân phát hiện thì các em đều đã rơi vào hôn mê, co giật. Ngay lập tức, 3 em được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An.
Hai cháu gái là N.H.A và cháu N.T.H.P vào viện trong tình trạng suy hô hấp, co giật, hôn mê, bé trai N.G.B. khi vào viện đã ngừng hô hấp, tuần hoàn. Sau khi được cấp cứu, bé tuần hoàn trở lại. Cả 3 bệnh nhi được đặt ống nội khí quản, rửa dạ dày, dùng than hoạt tính ngay tại khoa Cấp cứu.
Video đang HOT
Xác định nguy cơ tử vong của cả 3 trẻ rất cao, ngay trong đêm, các bác sĩ đã hội chẩn liên khoa, liên viện tới các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương và Trung tâm Chống độc thuộc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), thống nhất phác đồ điều trị.
Do tình trạng bệnh nhi quá nặng, nguy cơ tử vong ngay trên đường cấp cứu nếu chuyển ra Hà Nội là rất cao, các bác sĩ quyết định không thể chuyển tuyến. Ba trẻ được điều trị tích cực thở máy, kiềm hóa máu và nước tiểu.
Với trường hợp bé trai có xuất hiện rối loạn nhịp rung thất, bác sĩ phải tiến hành sốc điện chuyển nhịp nhiều lần và duy trì thuốc chống loạn nhịp.
Sau 8 ngày điều trị, 2 bé gái tình trạng cải thiện. Đến ngày 25-1, bệnh nhân nặng nhất là cháu N.G.B. được rút ống nội khí quản, không còn rối loạn nhịp. Hiện cả 3 chị em đều đã được xuất viện.
Theo các bác sĩ Khoa Hồi sức Chống độc, Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, 3 bé uống nhầm amitriptyline – loại thuốc chống trầm cảm ba vòng được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, thuốc có liều độc nguy hiểm khi hàm lượng vượt quá 10mg/kg do tác dụng độc trên tim mạch và hệ thần kinh trung ương gây ra các biến chứng nặng nề.
Hai trẻ nghi ngộ độc sau ăn bim bim, mì cay vẫn nguy kịch sau 5 ngày cấp cứu
Hai trẻ ở Thanh Hóa nghi ngộ độc sau ăn bim bim và mì cay sau 5 ngày cấp cứu vẫn trong tình trạng hôn mê, thở máy và lọc máu liên tục.
Hai trẻ sau 5 ngày cấp cứu vẫn trong tình trạng nguy kịch. (Ảnh: NT)
Ngày 19/1, thông tin từ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, hiện sức khỏe của 2 bệnh nhân C.V.T (10 tuổi) và Đ.T.C (4 tuổi, cùng trú tại xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa) nghi ngộ độc sau khi ăn bim bim và mì cay mua tại một tiệm tạp hóa trên địa bàn vẫn đang diễn biến nặng.
Bệnh nhân Đ.T.C, vẫn hôn mê, phụ thuộc hoàn toàn theo máy thở, lọc máu liên tục, thay huyết tương, tình trạng rối loạn nhịp tim tạm thời đã kiểm soát, còn tổn thương não, gan, thận.
Bệnh viện tiếp tục hội chẩn xin ý kiến chuyên môn ở tuyến trên điều trị tích cực, hồi sức toàn diện.
Còn đối với bệnh nhân C.V.T, hiện vẫn hôn mê, thở máy, lọc máu liên tục, tình trạng loạn nhịp tim tạm thời đã kiểm soát, còn tổn thương não, gan, thận. Bệnh nhân này tình trạng sức khỏe cơ bản tiến triển hơn.
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cũng cho biết, hiện vẫn chưa có kết quả giám định độc chất từ Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai.
Nguồn tin cũng cho hay vào chiều tối 18/1, bệnh viện tiếp tục gửi bệnh phẩm (máu, nước tiểu) để định hướng thêm chẩn đoán xét nghiệm độc chất.
Liên quan đến vụ việc trên, Công an huyện Thọ Xuân đã phối hợp với Công an xã Xuân Sinh vào cuộc tiến hành điều tra.
Trước đó, như GD&TĐ đã liên tục thông tin, vào khoảng 16h ngày 14/1, 4 em học sinh gồm: C.V.T (10 tuổi), Đ.T.C (4 tuổi), Đ.T.D (11 tuổi) và L.T.Đ (13 tuổi) cùng trú tại thôn Bích Phương, xã Xuân Sinh, huyện Thọ Xuân đến quán tạp hóa (ở thôn Bích Phương) để mua 1 gói bim bim khoai tây và 1 gói mì cay vòi rồng để ăn.
Đến khoảng 17h cùng ngày, C.V.T và Đ.T.C có biểu hiện lên cơn co giật, người lịm dần. Gia đình đã đưa hai trẻ đến Bệnh viện Đa khoa huyện Thọ Xuân để cấp cứu và sau đó được chuyển tuyến đến Bệnh viện Nhi Thanh Hóa để cấp cứu.
UBND huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn yêu cầu các xã, thị trấn trên địa bàn tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm buôn bán hàng hóa không đảm bảo chất lượng tại cổng các trường học.
Tăng cường công tác tuyên truyền, khuyến cáo trên hệ thống truyền thanh để phụ huynh học sinh quan tâm, nhắc nhở, hướng dẫn con em tránh xa các loại bánh kẹo, thực phẩm không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP ở cửa hàng tạp hóa, quầy bán hàng rong trước cổng trường.
Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân cũng yêu cầu Phòng GD&ĐT huyện chỉ đạo các trường học cần có công tác quản lý học sinh, nhắc nhở, cảnh báo học sinh không mua đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, không bảo đảm vệ sinh ATTP tại cổng trường học...
Phối hợp Đội Quản lý thị trường số 14 tổ chức các buổi tuyên truyền, giáo dục học sinh liên quan đến sử dụng thực phẩm an toàn, không sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Đội Quản lý thị trường số 14 tăng cường công tác kiểm tra, phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng kém chất lượng, hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ trên địa bàn.
Nhiều người mù mắt vì uống rượu "3 không" Không nhãn mác, không nguồn gốc, không rõ thành phần, những loại rượu "3 không" trôi nổi vẫn len lỏi vào nhà hàng, quán nhậu, quán tạp hóa bán cho người tiêu dùng. Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai đang điều trị cho 3 bệnh nhân bị mù mắt do uống phải rượu dởm. Gần Tết, số vụ ngộ độc rượu...