Uống nhầm nước tro tàu hóa chất, em bé nguy kịch
Bệnh nhi 6 tuổi, uống nhầm nước tro tàu – nguyên liệu làm bánh tro, bị bong tróc toàn bộ niêm mạc thực quản, xung huyết dạ dày.
Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí cấp cứu ngày 6/7. Người nhà cho biết bé đã uống khoảng 50 ml dung dịch nước tro tàu, sau đó nôn, đau họng và miệng, đau bụng thượng vị.
Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị ngộ độc hóa chất ăn mòn, nếu không xử trí cấp cứu kịp thời có nguy cơ bỏng, biến dạng thực quản.
Các bác sĩ chuyên khoa Nhi – Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, hội chẩn với bác sĩ khoa chống độc Bệnh viện Nhi Trung ương, chỉ định xét nghiệm chẩn đoán, nội soi tai mũi họng, nội soi thực quản dạ dày bệnh nhi để đánh giá tổn thương. Kết quả, bé bị viêm loét niêm mạc miệng, lưỡi, bong tróc toàn bộ niêm mạc thực quản, dạ dày viêm phù nề xung huyết.
Sau khi xử trí cấp cứu, bé tạm thời ổn định và chuyển sang Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.
Chai nước tro tàu trẻ đã uống. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Bác sĩ Đào Thị Loan, Phó Trưởng khoa Nhi – Tiêu hóa, trực tiếp cấp cứu bệnh nhi, cho biết nước tro tàu là nguyên liệu làm các loại bánh tro, bánh trôi… nhưng sẽ rất nguy hiểm nếu không sử dụng đúng cách.
Video đang HOT
Vốn, nước tro tàu là loại nước được lọc từ hỗn hợp nước với tro của gỗ hoặc củi bị đốt cháy. Tuy nhiên, hiện nay, thị trường bán phổ biến loại nước tro tàu hóa học thay cho nước tro được sản xuất theo cách truyền thống. Loại nước này có tên hóa học là kali hydroxit (KOH) hoặc natri hydroxit (NaOH), dạng viên hoặc bột. Các thành phần hóa học tạo nên hỗn hợp có tính kiềm cao nên có đặc tính ăn mòn. Thực chất đây là loại hóa chất nguy hiểm khi uống. Em bé này chính là uống nhầm loại nước tro tàu hóa chất.
Bác sĩ khuyên, khi không may uống nhầm các dung dịch hóa chất, cần súc miệng ngay, uống nhiều nước. Không kích thích gây nôn cho trẻ, mà đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí đúng cách, hạn chế di chứng.
Cẩn trọng với trái cây tẩm ướp hóa chất
Hiện nay, trên thị trường đang bán khá nhiều các loại trái cây với hình thức bắt mắt. Hầu hết người bán đều khẳng định, trái cây của họ không bị tẩm ướp hóa chất.
Nhưng trên thực tế, để giữ cho trái cây lâu héo, thối hoặc kích thích cho chúng chín nhanh, có màu đẹp, người ta thường sử dụng hóa chất mà không lường trước sự nguy hiểm đối với sức khỏe cộng đồng.
Trái cây tẩm hóa chất xâm nhập thị trường
Theo thông tin từ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai, gần đây, các BS đã phải cấp cứu cho bà Nguyễn Thị T, 64 tuổi, trú tại quận Đống Đa, Hà Nội sau khi bệnh nhân ăn đào. Bệnh nhân được đưa vào cấp cứu trong tình trạng sốc, tụt huyết áp và suy thận. Trước đó, người nhà đưa bà T đến BV gần nhà nhưng do bệnh cảnh quá nặng, bệnh nhân có biểu hiện tụt huyết áp, sốc, suy thận nên các BS đã chuyển tuyến bà T đến BV Bạch Mai.
Trên thực tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy những loại trái cây như lê, táo... mua về để vài tháng trong điều kiện tự nhiên mà vẫn tươi nguyên. Ảnh minh họa
TS Nguyễn Trung Nguyên, GĐ Trung tâm Chống độc, BV Bạch Mai cho biết, căn nguyên việc ngộ độc của bệnh nhân T chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, dựa trên bệnh cảnh của người bệnh, Trung tâm Chống độc đoán có thể do một trong 2 nguyên nhân sau: Thứ nhất, nghi ngờ do quả đào có chứa hóa chất bảo quản vì hiện nay có nhiều loại hóa chất được người bán hàng tùy tiện sử dụng. Thứ hai, có thể do độc tố vi khuẩn trong quả đào (nguyên nhân này ít căn cứ hơn).
Theo BS Nguyên, tình trạng ngộ độc thực phẩm do hóa chất có nguy cơ tăng và phức tạp dần lên. Nguyên nhân việc này do ngày càng có nhiều loại hóa chất được sử dụng ướp thực phẩm. Khi người dân bị ngộ độc thực phẩm, đưa đến BV cấp cứu, BS cũng gặp khó khăn trong chẩn đoán do việc xét nghiệm độc chất cần máy móc chuyên dụng, trong khi các BV lại không có.
Trên thực tế, chúng ta dễ dàng nhận thấy những loại trái cây như lê, táo... mua về để vài tháng trong điều kiện tự nhiên mà vẫn tươi nguyên. Có những quả chuối chín vàng rất đẹp mắt nhưng khi bóc ra, phần ruột bị thối ruỗng hoặc chát sượng. Sầu riêng, mít cũng là các loại quả được các thương lái thúc chín ép hàng loạt. Khi được sử dụng hóa chất thúc chín, các loại quả vẫn chín, có mùi thơm, nhưng khi ăn sẽ thấy bị sượng và không có vị ngọt.
PGS.TS. Vũ Đặng Hoàng, Bộ môn Hóa phân tích và Độc chất, trường ĐH Dược Hà Nội cho biết, dung dịch dùng để thúc chín ép trái cây có chứa carbendazim và tebuconazol. Đây là hai chất được dùng chủ yếu để trị nấm bệnh trên cây trồng. Các loại hóa chất này đều không được sử dụng trong việc thúc chín hoặc ủ để tươi lâu cho trái cây, bởi nó gây độc hại không chỉ cho sức khỏe của người tiêu dùng mà còn gây hại cho môi trường. Carbendazim phá hủy quá trình tháo nếp gấp của nhiễm sắc thể có thể gây ung thư và vô sinh. Tebuconazol cũng đã được FDA đưa vào danh sách các chất gây ung thư.
Cách phân biệt trái cây nhiễm hóa chất
Vì lợi nhuận, các thương lái sẵn sàng ướp hóa chất để có được những lô trái cây chín đẹp, bắt mắt. Chỉ với một lọ hóa chất giá rẻ với vài chục lít nước lã, một số chủ vựa chuối có thể thúc được 70 nải chuối bằng cách "tắm chuối". Những nải chuối đã được tắm hóa chất hôm sau đều chín vàng và được bán ở khắp các chợ. Theo cơ quan chức năng, hóa chất được dùng để thúc chuối chín có chứa asen và các tạp chất phốt pho. Loại hóa chất này khiến người tiêu dùng nôn nao, khó chịu, nặng hơn ngộ độc, sảy thai, nhiễm độc gan, tổn thương thượng thận, nghiêm trọng hơn là mất trí nhớ. Các loại quả khác như lê, táo, hồng xiêm, mít, sầu riêng... cũng bị tẩm ướp hóa chất.
Chúng ta có thể phân biệt chuối chín sạch không ngâm tẩm hóa chất bằng mắt thường nhờ những đặc điểm sau: Trái chuối căng tròn, khi chuối già, chín vỏ thường căng, các góc không còn gồ lên như chuối non. Màu vàng của vỏ chuối không tươi rói mà vàng sậm, lổ đổ tàn nhan "trứng cuốc". Chuối tắm hóa chất chín đều hàng loạt, cả trái và cuống đều vàng ruộm. Chuối tự nhiên có trái chín trước, trái chín sau, cuống vẫn còn xanh nhưng quả đã chín.
Chỉ với một lọ hóa chất giá rẻ với vài chục lít nước lã, một số chủ vựa chuối có thể thúc được 70 nải chuối bằng cách "tắm chuối".
Hồng xiêm thường được tẩm bột sắt để có màu vàng sậm bắt mắt và không làm thay đổi mùi vị ngọt của trái. Chúng ta nên chọn trái hồng xiêm vỏ không quá nhẵn, không vàng sậm. Nên chọn loại trên vỏ vẫn có những đường vân màu xanh.
Mín chín tự nhiên có mùi thơm rất đặc trưng. Ta có thể nhận biết mít "sạch" bằng cách quan sát. Quả mít căng, gai nở to đều, khi bổ ra các múi mít căng mọng, vàng đều, mùi vị thơm ngọt. Trước đây, mọi người thường phân biệt mít chín ép bằng cách "thăm" để xem xơ. Nếu xơ màu trắng thì chưa chín. Nhưng bây giờ, với hóa chất tẩm ướt, kể cả khi quả mít còn xanh nhưng xơ vẫn có màu vàng đẹp.
Sầu riêng chín tự nhiên có mùi thơm nồng, chỉ cần tách nhẹ dưới đít trái là vỏ sẽ nứt ra theo từng múi. Sầu riêng chín ép rất khó tách vỏ từ phần đít, người bán loại sầu riêng chín ép thường tách từ giữa trái. Múi sầu riêng chín tự nhiên mềm, thơm ngọt tự nhiên. Múi sầu riêng chín ép thường sượng, nhạt, không ngon.
Bé 2,5 tuổi uống nhầm hóa chất trong chai nước ngọt Gia đình cho biết khi đang chơi trong sân vườn, bệnh nhi khát nước nên chạy vào nhà lấy chai nước chứa acid sunfuric loãng (H2SO4) trên bàn để uống. Vừa qua, các bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) tiếp nhận bé N.T.P. (2,5 tuổi, nam, trú tại Tiền Giang) trong tình trạng nôn ói, không thể ăn cơm, cháo....