Uống nhầm dầu hỏa, 1 trẻ bị nguy kịch
Bé 15 tháng tuổi uống nhầm dầu hỏa đang nguy kịch, các y và bác sĩ đang nỗ lực cấp cứu.
Ngày 31-12, BV Sản nhi Nghệ An cho biết vừa tiếp nhận và cấp cứu bệnh nhi TNH (15 tháng tuổi, trú huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An) bị ngộ độc nặng do uống nhầm dầu thắp đèn.
Bé NTH bị viêm phổi nặng sau khi uống nhầm dầu thắp đèn.
Trước đó, ngày 29-12, bé H được chuyển đến BV Sản nhi Nghệ An cấp cứu trong tình trạng tím tái, khó thở, nguy kịch. Ngay lập tức các y và bác sĩ của BV đã nhanh chóng hỗ trợ hô hấp bằng máy áp lực cao cho trẻ, dùng kháng sinh phổ rộng…
Theo người nhà, bé H đã uống nhầm dầu thắp đèn, sau khi uống bé bị sặc, ho, tím tái, khó thở nên đã được đưa đi cấp cứu. Do bé bị quá nặng nên BV tuyến dưới đã chuyển bé H lên tuyến trên là BV Sản nhi Nghệ An.
Hiện bệnh nhi vẫn đang trong tình trạng nguy kịch, cần theo dõi thêm.
Bác sĩ Nguyễn Hùng Mạnh, Trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, BV Sản Nhi Nghệ An cho biết, ngộ độc do uống nhầm hóa chất rất dễ xảy ra ở trẻ em. Các trường hợp uống xăng, dầu hỏa có thể gây viêm phổi bởi bệnh nhân dễ dàng hít phải hơi độc của hóa chất.
Do vậy, các hóa chất sử dụng trong gia đình cần được để tại những nơi kín đáo, tránh xa tầm với của trẻ em. Không nên đựng hóa chất vào các vỏ chai vốn đựng nước uống (vỏ chai lavie, nước ngọt) vì dễ gây nhầm lẫn.
Video đang HOT
Bệnh cúm ở người cao tuổi dễ chuyển nặng, phòng ngừa cách nào?
Ở người cao tuổi, hệ miễn dịch suy giảm, khả năng thích nghi kém nên dễ bị nhiễm cúm. Nếu không được điều trị và chăm sóc dinh dưỡng tốt thì virus cúm có thể gây ra viêm đường hô hấp dưới, điển hình nhất là ho, viêm phổi, gây suy hô hấp.
Người cao tuổi mắc cúm dễ chuyển nặng
Cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, do virus cúm gây ra. Virus cúm có khả năng lây nhiễm ở mức độ trung bình, tức là một người nhiễm bệnh sẽ lây cho một hoặc hai người khác chưa có miễn dịch.
Thông thường, một người lớn bị cúm có thể lây bệnh cho người khác từ thời điểm 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và kéo dài trong khoảng 5-7 ngày.
Virus cúm lây qua những giọt bắn lớn, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi mà không che miệng và mũi của họ (khiến những người trong phạm vi 1m bị nhiễm bệnh).
Virus cúm có thể lây khi tiếp xúc trực tiếp với màng nhầy ở mũi, miệng và cổ họng - ví dụ như trên tay của những người bị bệnh chạm vào mũi, mặt có thể lây nhiễm.
Người cao tuổi khi mắc cúm dễ gặp những biến chứng hô hấp, trong đó phổ biến là viêm phổi, viêm cơ tim.
Bệnh cúm thường nặng hơn cảm lạnh đơn thuần mặc dù bệnh cũng có thể nhẹ. Mức độ nghiêm trọng của bệnh từ các triệu chứng nhẹ đến viêm phổi nặng, viêm não và nhiễm trùng toàn thân, có thể đe dọa tính mạng.
Tuy vậy, bệnh nặng hơn thường gặp ở người già và những người mắc các bệnh mạn tính như bệnh tiểu đường hoặc bệnh tim.
Đối với người cao tuổi, nhiều trường hợp ban đầu chỉ là triệu chứng cúm thông thường như sốt, đau nhức người, ho, ngạt mũi. Tuy nhiên, sau đó, bệnh tiến triển nặng rất nhanh, khi nhập viện đã khó thở, đau tức ngực, mê man.
Thậm chí, một số trường hợp bị viêm phổi nặng biến chứng suy hô hấp cấp. Viêm phổi ở người lớn tuổi ít khởi phát đột ngột mà thường âm ỉ, đôi khi không có biểu hiện rõ ràng. Đa số trường hợp chỉ sốt, kèm theo chảy mũi, ho, dễ nhầm lẫn với cảm lạnh trong mùa mưa rét.
Người cao tuổi, người có sức đề kháng kém thường có biểu hiện thở gấp, có tiếng khò khè và có thể khó thở, đôi khi cũng chỉ biểu hiện bằng thay đổi tri giác, chán ăn, nguy cơ tiến triển xấu nhanh.
Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể xuất hiện những biểu hiện khó thở, tím tái, lơ mơ thậm chí là suy hô hấp dẫn đến tử vong. Theo thống kê, cứ 4 ca tử vong do cúm thì có 3 ca là người trên 65 tuổi. Lý giải nguyên nhân này các nhà nghiên cứu cho rằng do hệ miễn dịch đã suy giảm, người cao tuổi khi mắc cúm dễ gặp những biến chứng hô hấp, trong đó phổ biến là viêm phổi, viêm cơ tim.
Vì vậy, bác sĩ khuyến cáo khi có dấu hiệu bệnh bất thường, người bệnh không nên chủ quan mà phải đến các cơ sở y tế để thăm khám và phát hiện kịp thời.
Người cao tuổi cần có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch, thường xuyên tập thể dục và giảm căng thẳng.
Phòng cúm ở người cao tuổi
Để phòng ngừa cúm ở người cao tuổi trong mùa lạnh cần tuân thủ điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ nhất là những người mắc bệnh mạn tính.
Người cao tuổi đặc biệt đối với những người lớn từ 65 tuổi trở lên, có thể cân nhắc việc tiêm loại vaccine được khuyến nghị cho tất cả các nhóm tuổi hoặc loại vaccine dành cho những người từ 65 tuổi trở lên.
Ngoài việc tiêm vaccine hàng năm, có những cách khác để bảo vệ bản thân chống lại bệnh cúm:
- Người cao tuổi cần nên tránh những khu vực đông đúc.
- Đeo khẩu trang và tránh xa người bệnh khi ở nơi công cộng.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước xà phòng ấm, hoặc sử dụng gel kháng khuẩn.
- Không nên dùng tay chạm vào mặt, miệng hoặc mũi.
- Người cao tuổi cần có chế độ ăn uống lành mạnh để tăng cường hệ thống miễn dịch, thường xuyên tập thể dục và giảm căng thẳng.
- Người cao tuổi không hút thuốc lá, thường xuyên uống nhiều nước giúp tuần hoàn cơ thể tốt, đào thải chất độc ra khỏi cơ thể thuận lợi.
- Thường xuyên vệ sinh nhà ở, phòng ngủ khử trùng các bề mặt trong nhà (công tắc đèn, tay nắm cửa, điện thoại).
- Nếu trên 65 tuổi và xuất hiện bất kỳ triệu chứng cúm nào như: sổ mũi, hắt hơi và đau họng, sốt trên 38 độ C; đau cơ bắp; gai rét; đau đầu; ho khan; mệt mỏi; ngạt mũi; viêm họng... cần đi khám ngay để giảm nguy cơ biến chứng và mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn Leptospira, ai cần cảnh giác? Trong mùa mưa, các trường hợp bị bệnh truyền nhiễm cấp tính do xoắn khuẩn gây bệnh thường gia tăng. Đây là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae gây ra. Nhiễm xoắn khuẩn Leptospira có biểu hiện như thế nào? Ai cần cảnh giác với căn bệnh này? Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các xoắn khuẩn...