Uống mỗi ngày hai ly bia sẽ tăng khả năng chết sớm
Chúng ta thường nghe quan niệm truyền miệng rằng, uống 1,- 2 ly bia mỗi ngày sẽ tốt cho sức khỏe. Giờ đây, có lẽ đã đến lúc để chúng ta cân nhắc lại.
Theo nghiên cứu mới nhất được đăng tải trên tuần san y khoa uy tín The Lancet do Đại học Bắc Kinh, Viện Hàn lâm Khoa học Y khoa Trung Quốc và Đại học Oxford phối hợp thực hiện, uống 1 – 2 ly bia mỗi ngày sẽ tăng quy cơ đột quỵ lên 15%.
Với người nghiện bia thì nguy cơ đột quỵ tăng đến 35%. Ngoài đột quỵ, người hay uống bia còn đối mặt với chứng cao huyết áp. Nghiên cứu được thực hiện trên 160.000 người Trung Quốc trưởng thành, nhiều người trong số đó bị dị ứng và không uống được bia. Theo Tổ chức y tế thế giới WHO, khoảng 2,3 tỉ người trên thế giới tiêu thụ thức uống có cồn, với mức trung bình 33 gram cồn mỗi ngày, tương đương với uống 2 ly bua 150ml, hoặc một chai bia lớn. Dự báo cho thấy, sức tiêu thụ thức uống có cồn sẽ tiếp tục tăng trên toàn thế giới trong 10 năm tới.
Theo Youtube
Gian nan hành trình "săn" virus dịch tả lợn châu Phi
Chỉ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát ở Trung Quốc, sau đó là Việt Nam, nhiệm vụ nghiên cứu vaccine phòng chống loại dịch bệnh nguy hiểm này mới được đánh thức sau nhiều năm "ngủ quên".
Hành trình "săn" con virus dịch tả lợn châu Phi để phân lập phục vụ việc nghiên cứu sản xuất vaccine dù rất gian nan nhưng các nhà khoa học Việt Nam đã đạt được những kết quả bước đầu.
Kết quả bước đầu quan trọng
Sau hơn 2 tháng kể từ khi dịch tả lợn châu Phi xuất hiện tại Việt Nam, đến nay các đơn vị chức năng đang nghiên cứu và bước đầu có thể khẳng định có nhiều cơ sở để sản xuất được vacine phòng bệnh này. "Đây là việc vô cùng khó nhưng khó mấy cũng phải làm" - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường khẳng định tại cuộc họp với Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Y tế, các đơn vị nghiên cứu về nhiệm vụ sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi.
Điều đáng ghi nhận là, sau 2 tháng, các nhà khoa học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã cho ra kết quả bước đầu trong việc phân lập virus. Theo GS.TS.Nguyễn Thị Lan, Giám đốc Học viện, đến nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã làm chủ được quy trình và sản xuất 3 loại tế bào để phục vụ nghiên cứu: Đại thực bào phế nang, tế bào tủy xương, tế bào bạch cầu trong máu. Học viện đã phân lập được virus dịch tả lợn châu Phi trên cả ba loại tế bào trên.
Việc phân lập virus dịch tả lợn châu Phi bước đầu đã có kết quả. (Ảnh minh họa)
"Chúng tôi đã có được các dòng tế bào để nhân virus với số lượng lớn như Tb Cos, tb Vero, tb PK15. Cúng tôi đang thí nghiệm để đánh giá và lựa chọn dòng tế bào nào nhân virus tốt nhất, giữ được đặc tính di truyền và tính kháng nguyên của virus.
"Hiện các nhà nghiên cứu đã có được dòng tế bào có tiềm năng nhân được vi rút số lượng lớn. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục gây nhiễm vi rút trên dòng tế bào này, nếu thích nghi được trên dòng tế bào này thì đây là tín hiệu rất tốt để có thể sản xuất được vắc xin với quy mô lớn" - bà Lan thông tin.
Về kết quả phân lập virus, bà Lan cho biết, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phân lập thành công 14 chủng virus dịch tả lợn châu Phi từ các mẫu bệnh phẩm thu thập được tại 4 tỉnh: Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nội, Hải Dương trên cả 3 loại tế bào mà chúng tôi sản xuất ra. Các virus phân lập được đều có ct rất cao, thời gian quan sát được virus nhân lên trên tế bào rất sớm, sau 24h đã xuất hiện và đến 36 - 48h thì khá đẹp.
Từ những kết quả bước đầu này, theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, đây là nền tảng quan trọng để tiến tới nghiên cứu vaccine, Bộ trưởng giao Cục Thú y tiếp tục tập hợp các nghiên cứu về vaccine phòng chống loại dịch bệnh này trên thế giới, đồng thời xây dựng đề án quốc gia nghiên cứu vaccine với sự tham gia của các bên để Bộ NN&PTNT trình Chính phủ phê duyệt.
Thế giới: Ít nhất 4 năm nữa mới có vaccine
Theo ông Phạm Văn Đông - Cục trưởng Cục Thú y, trên thế giới đã và đang có rất nhiều công trình nghiên cứu, sản xuất vaccine dịch tả lợn châu Phi (tổng cộng đã có trên 1.500 bài báo khoa học nói chung về bệnh và khoảng 200 bài báo khoa học chuyên về vacine).
Với quy mô chăn nuôi nông hộ vẫn là phổ biến, việc nghiên cứu vaccine dịch tả lợn châu Phi là vô cùng cần thiết. Ảnh: I.T
Tuy nhiên, đến nay chưa có bất kỳ loại vaccine dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) nào được phép lưu hành và đưa vào sử dụng trong thực tế vì virus DTLCP có cấu trúc gien phức tạp, có nhiều loại protein khác nhau được mã hóa bởi nhiều gien khác nhau, nên hiện các nhà nghiên cứu chưa xác định được loại kháng nguyên nào dùng để sản xuất vắc xin để giúp lợn có cả đáp ứng miễn dịch dịch thể và miễn dịch qua trung gian tế bào. Virus DTLCP tấn công vào tế bào Đại thực bào (Macrophage), nhân lên, phá hủy hoặc làm điều chỉnh chức năng hoạt động của tế bào này, dẫn đến lợn bị nhiễm bệnh không còn khả năng tạo ra miễn dịch để chống lại vi rút.
"Trên thế giới, đã có nhiều cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp hàng đầu thế giới về sản xuất vaccine phòng bệnh cho động vật tổ chức nghiên cứu, sản xuất vaccine DTLCP nhưng chưa có bất kỳ vaccine nào được phép lưu hành. Theo Đoàn chuyên gia của FAO sang Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp phòng, chống bệnh DTLCP, ít nhất 4 năm nữa trên thế giới mới có vaccine DTLCP được phép lưu hành và sử dụng" - ông Đông thông tin.
Theo Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường, với hệ thống các phòng thí nghiệm hiện đại, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, Việt Nam hoàn toàn có thể sản xuất được vaccine phòng bệnh DTLCP.
Trước mắt Bộ NN&PTNT đề xuất với Thủ tướng Chính phủ giao Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện Đề án quốc gia nghiên cứu các giải pháp phòng, chống bệnh DTLCP.
Cho phép Bộ NN&PTNT kêu gọi, mời và hợp tác các nhà nghiên cứu trong nước, quốc tế, các doanh nghiệp có tiềm năng và có quyết tâm đầu tư để tổ chức nghiên cứu, sản xuất thành công vacine phòng bệnh DTLCP; bao gồm cả việc hợp tác quốc tế, hợp tác chuyển giao hoặc mua công nghệ sản xuất vacine phòng bệnh DTLCP của các tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo Danviet
Mắc dị tật cao chỉ 1 mét, người phụ nữ vẫn điều hành công ty, sắp kết hôn Cô Jlissa Austin mắc dị tật bẩm sinh khiến không có tay, không có đầu gối, chỉ có 7 ngón chân và cao 1,02 m. Jlissa bị tiên lượng không thể sống qua 18 tuổi nhưng cô vẫn sống đến 30 tuổi và chuẩn bị kết hôn. Cô Jlissa Austin (phải, cao chỉ 1,02 mét, đã sống đến 30 tuổi dù bác sĩ...