Uống loại nước này mỗi ngày khiến hàm răng của cậu bé 2 tuổi bị hư hại nghiêm trọng
Trái cây thơm ngon rất giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất, nên được nhiều người lựa chọn. Đối với trẻ nhỏ, khả năng nhai vẫn còn kém, không thể ăn hoa quả một cách trực tiếp, do vậy nhiều bậc cha mẹ đã ép thành nước cho trẻ uống. Tuy nhiên, điều này có thể làm tổn hại đến sức khỏe của trẻ.
Trường hợp cậu bé Minh Minh 2 tuổi rưỡi, nhưng toàn bộ răng của cậu bé đều bị hư hỏng. Sau tìm hiểu được biết, cha mẹ muốn bổ sung dinh dưỡng cho đầy đủ cho Minh Minh. Trước khi cậu bé 1 tuổi, mỗi buổi tối cha mẹ cho cậu bé uống 2 bữa sữa đêm. Vì răng của Minh Minh không tốt, không thể nhai các thực phẩm như hoa quả, sau 1 tuổi, cậu bé lại được chuyển sang uống nước hoa quả mỗi ngày.
Hàm răng của Minh Minh đã bị hư hại nghiêm trọng
Nhiều lần uống sữa đêm và mỗi ngày một cốc nước hoa quả, tại sao lại gây hỏng răng? Bác sĩ Vinh Cương, Khoa Nha khoa của Bệnh viện số 1 thành phố Vũ Hán giải thích điều này.
Đối với việc uống sữa đêm
Trẻ uống sữa đêm thường xuyên làm tăng khả năng bị sâu răng, đặc biệt là sau giai đoạn trẻ ăn các thực phẩm bổ sung. Trong thực phẩm bổ sung có chứa đường, chẳng hạn như tinh bột trong thực phẩm. Dưới tác động của vi khuẩn trong miệng, đường trở thành axit bám vào răng, từ đó ăn mòn răng và gây sâu răng.
Uống sữa đêm làm tăng tỉ lệ sâu răng
Ăn sữa đêm thường là ăn xong trẻ sẽ ngủ, cấn sữa sẽ lưu lại trong khoang miệng của trẻ, trong đó thành phần đường của sữa rất dễ làm tổn thương răng. Ngoài ra lượng nước bọt tiết ra vào ban đêm tương đối ít, càng dễ khiến các vi khuẩn sinh sôi nảy nở, tăng tỉ lệ bị sâu răng.
Video đang HOT
Đối với nước trái cây
Bác sĩ Vinh Cương cho biết: Vì nước trong trái cậy có vị chua, ngọt, đặc sệt. Do đó khi trẻ uống nước hoa quả, đường rất dễ bám vào bề mặt của răng. Các chất nhầy và mảnh vụn thức ăn được trộn lẫn với nhau trong nước bọt sẽ bám chắc vào bề mặt, hố và rãnh răng, tạo thành các mảng bám trên răng, dễ gây ra hiện tượng keo hóa và hòa tan bề mặt men răng, hình thành sâu răng. Khả năng chịu đựng axit của răng không cao, lúc này giá trị pH trong miệng cao, nó cũng làm mất men răng, gây ra hiện tượng keo hóa răng và hình thành sâu răng”.
Nước ép hoa quả gần như mất hết chất dinh dưỡng, chỉ còn lại nước và đường
Trong thực tế, nước trái cây không hoàn toàn bổ dưỡng như mọi người nghĩ, một khi hoa quả được ép thành nước, tất cả các chất như pectin, chất xơ, canxi, sắt và các khoáng chất khác đều lưu lại trong bã, trong nước ép đại đa số chỉ còn đường.
Nước trái cây không nhiều dinh dưỡng nhưng có lượng lớn calo, lượng lớn đường, còn chiếm vị trí trong dạ dày, ảnh hưởng đến việc cơ thể hấp thụ sữa mẹ và sữa công thức. Vì vậy, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo rằng trẻ em dưới 1 tuổi không nên uống nước trái cây và các loại đồ uống nước trái cây. Nước trái cây không những làm mất dần các chất dinh dưỡng có trong trái cây tươi, mà còn khiến khả năng nhai của trẻ yếu đi.
Răng sữa rụng sớm gây hậu quả rất nghiêm trọng
Bác sĩ Vinh Cương cho biết: Mặc dù răng sữa sớm muộn đều phải thay thế, nhưng nó có một quy luật tự nhiên, nếu vì răng rụng vì các nguyên nhân như bị sâu, chấn thương do tai nạn, viêm,.. dẫn đến răng sữa bị rụng sớm, điều này có thể gây ra hàng loạt các vấn đề nghiêm trọng.
1. Ảnh hưởng đến chức năng nhai
Ảnh hưởng trực tiếp nhất của răng rụng sớm là chức năng nhai của trẻ không được sử dụng đầy đủ. Khi thức ăn không được nhai ký, những miếng thức ăn lớn sẽ vào dạ dày và gây gánh nặng cho dạ dày. Do đó, sự hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
2. Ảnh hưởng đến việc thay thế răng vĩnh viễn
Răng sữa rụng sớm sẽ ảnh hưởng lớn đến răng vĩnh viễn mọc sau này
Dưới chân răng sữa bị rụng sẽ có một mầm răng vĩnh viễn. Nếu răng sữa rụng sớm sẽ khiến mầm răng vĩnh viễn bị mất và cuối cùng răng sẽ mọc lệch. Vì không có “giới hạn sức cản” đối với răng bị rụng, nên răng vĩnh viễn có thể mọc sớm hơn. Chân của những chiếc răng vĩnh viễn này thường ở trong tình trạng chưa phát triển, đó là lý do tại sao chiếc răng vĩnh viễn rất dễ rụng trong tương lai.
3. Gây sâu răng
Răng sữa rụng sớm tương đương với sự xuất hiện của một “khoảng trống lớn” trong miệng. Khi bé ăn, bã thức ăn rất dễ bị nhét vào những khoảng trống này, tạo thành môi trường sinh sản lớn cho vi khuẩn trên răng mọc kế tiếp. Nếu khoang miệng không được làm sạch kịp thời, sẽ gây ra sâu răng, thậm chí răng vĩnh viễn mới mọc cũng có thể bị ăn mòn bởi vi khuẩn.
Theo Eva
Nhà bóng - ổ vi khuẩn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ
Nhà bóng là khu vực chơi ưa thích của rất nhiều trẻ em. Thế nhưng đây cũng chính là nơi ẩn chứa rất nhiều loại vi khuẩn lây bệnh.
Ảnh minh họa
Nhà bóng cho trẻ em có ở rất nhiều nơi như siêu thị, khu vui chơi, bệnh viện, trường học nhưng lại thường rất ít khi được dọn dẹp. Mỗi ngày, có rất nhiều trẻ đến chơi và vô tình gia tăng lượng vi trùng, vi khuẩn trong bóng.
Theo Tiến sĩ Mary Ellen Oesterle, Đại học Bắc Georgia: "Các nhà bóng thường bị nhiễm bẩn bởi bụi, thức ăn mà trẻ nôn ra, thậm chí có cả phân và nước tiểu. Tất nhiên nơi này sẽ được dọn sạch ngay sau đó, nhưng vẫn sẽ chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng có hại".
Một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng trong trái bóng tại nhà bóng có chứa tới 31 loại vi trùng, vi khuẩn. Trong số đó có tới 9 loại có khả năng khiến trẻ bị nguy hiểm, gây ra các bệnh như: Viêm màng não, nhiễm trùng máu, viêm phổi, nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu,...
Giám đốc Halls của Stem Protect - một công ty lưu trữ tế bào gốc uy tín hàng đầu Anh Quốc - cũng đã từng nhận định: "99,9% những nhà bóng đều chứa rất nhiều vi khuẩn, vi trùng. Với tư cách của một người cha, tôi rất quan tâm và lo ngại về sự sạch sẽ của những khu vui chơi công cộng trẻ em."
Một số việc bố mẹ nên làm để trẻ không bị lây bệnh sau khi đi chơi ở nhà bóng:
- Lựa chọn những khu vui chơi sạch sẽ, thoáng đãng cho trẻ.
- Rửa tay, tắm sạch sẽ và thay quần áo cho trẻ sau khi trẻ chơi ở nhà bóng. Việc làm này sẽ có thể hạn chế các vi khuẩn có hại ẩn náu và phát triển trên người trẻ.
- Sau khi đi chơi về mà trẻ có những vết thương hở thì nên sát trùng và bôi thuốc ngay.
H.A
Theo Lao động
Dấu hiệu và cách xử trí khi trẻ bị lồng ruột Lồng ruột là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp và là nguyên nhân hàng đầu gây tắc ruột ở trẻ em. Đây là hiện tượng khúc ruột phía trên di chuyển và chui vào lòng khúc ruột phía dưới (hay ngược lại), làm tắc nghẽn sự lưu thông của ruột. Ảnh minh họa. Nguồn Internet Dấu hiệu lồng ruột Theo các bác...