Uống hơn chục hộp sữa tươi mỗi ngày, bé 3 tuổi thiếu máu nặng
Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang – TP.HCM, admin diễn đàn bác sĩ yêu con nít đã chia sẻ câu chuyện một cháu bé được đưa lên cấp cứu từ An Giang do thiếu máu nặng.
Trường hợp của cháu bé, do mẹ cháu công việc bận rộn nên toàn mua cơm ngoài về ăn cùng bà ngoại, bé ngủ dậy thì bà ngoại lấy sữa tươi cho uống.
Nhiều lần thấy bé xanh quá khuyên đi khám thì bà ngoại cháu cho rằng trù ẻo cháu chứ bệnh tật gì. Bố cháu bé đi công tác xa về, lấy cớ đưa cháu về quê nội chơi 2-3 hôm rồi lén đưa đi xét nghiệm. Khi đưa bé đến bệnh viện dưới tỉnh An Giang khám thì dưới tỉnh tức tốc đưa bé lên TP.HCM bằng xe cấp cứu.
Xét nghiệm chỉ số Hemoglobin (HGB) chỉ có 3,1 trong khi tiêu chuẩn phải từ 11,5 đến 13,5. Cháu bé này chỉ còn có 1/3 so với bé gái 3 tuổi bình thường khác. Tình trạng thiếu máu sẽ ảnh hưởng đến cả phát triển tâm-sinh lý con sau này.
Trường hợp này là tiếng chuông cảnh tỉnh cho bố mẹ cứ nghĩ rằng uống sữa tươi là được. Bác sĩ Sang cho rằng nếu chỉ uống sữa, không cho con ăn cơm thì rất nguy hiểm.
Bàn tay cháu bé bị thiếu máu nặng
Có 3 nguyên nhân khiến uống sữa tươi nhiều gây thiếu máu, thiếu sắt
Thứ nhất, sữa tươi chứa hàm lượng canxi, phospho cao gấp 4-5 lần sữa mẹ. Tuy nhiên, nồng độ canxi, phospho cao ấy lại là nguyên nhân cản trở ruột hấp thụ sắt từ thức ăn.
Thứ hai, sữa tươi chứa 80% protein casein (trong khi sữa mẹ chứa 40% casein) nên nó cản trở ruột hấp thụ sắt.
Thứ ba, sữa tươi hay sữa mẹ đều chứa rất ít sắt. Nhưng trẻ bú mẹ hoàn toàn vẫn không thiếu sắt 4 tháng đầu đời là nhờ lượng sắt dự trữ trong gan của bé. Còn trẻ sau 4 tháng tuổi, đặc biệt sau 12 tháng là phải chọn chế độ ăn giàu sắt.
Nếu trước bữa ăn người lớn uống 1 hộp sữa thôi, đã không còn muốn ăn nói gì tới trẻ nhỏ. Còn đứa bé 12-13kg thì chắc chắn là chẳng hứng thú với ăn uống luôn.
Video đang HOT
Và một thói quen rất nhiều người mắc phải bác sĩ Sang chỉ ra đó là bố mẹ lại thấy bé biếng ăn nên sợ con đói, quăng thêm 1 hộp sữa nữa tạo ra vòng xoáy biếng ăn nặng hơn.
Bác sĩ Sang cho rằng sữa tươi là thực phẩm rất cần thiết đối với trẻ từ 1 tuổi nhưng nó không phải là tất cả. Việc sử dụng nhiều hơn 600ml sữa tươi mỗi ngày sẽ đẩy con bạn vào nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt.
Phiếu xét nghiệm của cháu bé
Bác sĩ Sang cho biết có nhiều bà mẹ lấy lý do bận bịu và phó mặc con cho ông bà chăm. Ông bà sợ cháu đói và thường xuyên cho cháu uống sữa đã tạo ra những đứa trẻ thiếu chất.
Thiếu máu sẽ gây biếng ăn, biếng ăn sẽ gây thiếu sắt và thiếu chất. Vòng luẩn quẩn của thiếu sắt và thiếu chất sẽ quay lại gây thiếu máu nặng hơn…
BS Sang kể từng khám dinh dưỡng cho nhiều bé 6 tuổi nhẹ cân kèm thiếu máu thiếu sắt, uống 6 hộp sữa/ngày. Đây là bất ổn trong chế độ ăn hiện tại và bố mẹ cần tự điều chỉnh.
BS Sang kể có trường hợp anh không kê thuốc gì và chỉ đưa ra khuyến cáo cho mẹ của cháu bé. Một trong những việc đó là chỉ cho bé uống 1 hộp sữa trước khi đi ngủ và bỏ 1 hộp sữa vào balo con khi con đi học. Khoảng 2 tuần sau, mẹ gọi điện thoại nói trong nước mắt rằng hôm nay con tự ăn hết 3 chén cơm và ăn thêm dĩa trái cây – điều mà họ chưa bao giờ thấy trước đây.
Uống nhiều sữa có tốt hay không?
Ngày nay điều kiện kinh tế đầy đủ hơn, sữa cũng không còn quá thiếu thốn. Chuyên gia nhi khoa khuyến cáo, việc lạm dụng sữa sẽ khiến trẻ phải đối mặt với nhiều hệ luỵ sức khoẻ.
Mới đây, Bác sĩ Nguyễn Thanh Sang, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận khám và tư vấn cho trường hợp bé 18 tháng tuổi. Bệnh nhi được chẩn đoán thiếu máu, thiếu sắt. Trao đổi với bố mẹ bé, bác sĩ Sang phát hiện bệnh nhi mỗi ngày uống khoảng 1.000ml sữa và không ăn thêm thức ăn khác.
Bác sĩ Sang chia sẻ, "lạm dụng sữa tươi" đang là vấn đề to lớn đối với dinh dưỡng trẻ em Việt Nam hiện nay. Hậu quả khiến trẻ rời vào tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu do thiếu sắt, biếng ăn, rối loạn phát triển...
Trẻ uống sữa thay thế bữa ăn sẽ có nguy cơ thiếu máu, thiếu sắt, ảnh minh hoạ.
Các bệnh nhi lạm dụng sữa đến khám đều có có đặc điểm chung như sau:
- Bố mẹ giao chính việc nuôi con cho ông bà. Ông bà không đủ sức để chạy theo trẻ cho ăn cơm, ăn cháo nên đã cho trẻ uống sữa.
- Bố mẹ và ông bà chăm 50/50. Nhưng khi trẻ không ăn thì quăng cho hộp sữa để còn làm việc hay ăn cơm.
- Dụ trẻ bằng ipad, TV... để chúng ăn. Khi trẻ đã chán biến ăn thì được cho uống sữa.
- Giao hết mọi việc cho người giúp việc. Kể cả bệnh sử nhiều bố mẹ không kể được, gọi người giúp việc ra kể.
Theo bác sĩ Sang, 6 tháng đầu trẻ bú mẹ hoàn toàn thì mẹ uống sắt liều giống lúc mang. Từ 6 tháng - 1 tuổi nên chọn sữa công thức giàu sắt (đọc thành phần) làm sao đủ cho bé 11mg sắt nguyên tố/ngày. 1 tuổi - 3 tuổi: nhu cầu săt của trẻ 7 mg/ngày.
Sau 3 tuổi: chế độ ăn nhiều thịt cá và rau xanh đảm bảo lượng sắt cho bé, không cần thiết uống sắt bổ sung. Nên xét nghiệm máu cho bé tại thời điểm: 4 - 12 - 18 - 24 - 36 tháng tuổi.
" Trẻ từ 12 tháng tuổi không uống quá 500-600 m l sữa/ngày . Trong 100ml sữa tươi chứa 70-100 kcal. Bé 12.5kg thì nhu cầu năng lượng dao động từ 1.000-1.100 kcal mỗi ngày, tùy vào mức độ vận động của bé (PA).
Nếu một đứa trẻ biếng ăn, bỏ ăn hay chậm tăng cân, trách nhiệm đầu tiên là thuộc về cha mẹ chúng ta. Hãy nghiêm túc ngồi lại với nhau cùng tìm cách giải quyết, cùng tìm cách đưa cân nặng - chiều cao con đạt chuẩn... ", bác sĩ Sang nói.
Sắt là một yếu tố vi lượng, có vai trò rất quan trọng tăng cường hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ. Thiếu sắt sẽ khiến cho trẻ bị ốm đau, trẻ em khi sinh ra kém phát triển.
- Chức năng hô hấp: tạo nên hemoglobin để vận chuyển oxy từ phổi đến tất cả các cơ quan.
- Tham gia vào quá trình tạo thành myoglobin, sắc tố hô hấp của cơ.
- Sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme. Đặc biệt trong chuỗi hô hấp sắt đóng vai trò vận chuyển điện tích.
- Sắt tăng cường hệ thống miễn dịch cho cơ thể: là thành phần của enzyme hệ miễn dịch.
Bác sĩ Sang tư vấn chế độ ăn cho bé 18 tháng tuổi, thiếu máu thiếu sắt do uống 1000ml sữa tươi mỗi ngày như sau:
7h-8h: bế bé lên bàn ăn dành riêng cho bé, để trước mặt bé một tô bánh canh hoặc nui, kèm thịt hoặc cá xé nhuyễn. Giới thiệu với con về món ăn. Để bé tự ăn hoặc hỗ trợ đút bé, sau 30 phút, bất kể bé ăn nhiều hay ít dọn đồ ăn và cho bé đi chơi.
9h-10h: cho bé 1 loại trái cây cắt miếng nhỏ vừa miệng và để trẻ bốc ăn.
11-12h: bế bé lên bàn ăn dành riêng cho bé, để trước mặt bé một tô bánh canh hoặc nui, kèm thịt hoặc cá xé nhuyễn. Giới thiệu với con về món ăn. Để bé tự ăn hoặc hỗ trợ đút bé, sau 30 phút, bất kể bé ăn nhiều hay ít dọn đồ ăn.
12-15h: Cho bé đi ngủ hoặc nằm, không tivi, điện thoại... không cần ép bé ngủ vì một số bé chưa có thói quen ngủ giờ đó, chỉ cần bé nằm yên, nằm tự chơi cũng được
15-16h: ăn 1 ít sữa chua hoặc ván sữa, tốt nhất là 1 hộp
8h: ăn cơm cùng gia đình, đặt bé lên bàn, bày thức ăn, quan sát bé thích gì thì đưa cho bé tự bốc bỏ vô miệng, tương tự sau 30 phút dọn dẹp đồ ăn.
20h: cho bé ăn 1 ít sữa chua hoặc ván sữa hoặc bữa ăn phụ nhưng cũng bế bé trên bàn ăn
21h: cho bé uống 1 hộp sữa tươi, vệ sinh răng miệng cẩn thận trước khi đi ngủ.
Gan lợn dùng đúng cách vừa bổ vừa giúp thải độc, đừng dại mà không ăn Nhiều người cho rằng ăn gan lợn chẳng khác nào nạp chất độc vào người nên tẩy chay món ngon này, trong khi thực tế chỉ cần dùng đúng cách, lại rất có lợi cho sức khỏe. Giá trị dinh dưỡng của gan lợn Cũng giống như nhiều bộ phận nội tạng động vật, việc ăn gan lợn khiến nhiều người nghi ngại...