Uống gì khi ăn kiêng!
Khi ăn kiêng, bạn luôn chú ý đến thực đơn dành cho thức ăn, nhưng đồ uống thì không! Và rất có thể, chính lượng calorie nạp vào do đồ uống làm “xôi hỏng bỏng không” cả thực đơn nghiêm khắc mà bạn dày công xây dựng.
1. Soda: có hại!
Khi bật nắp một chai soda, bạn sẽ tiêu thụ hàng trăm calo rỗng. Song song với những nghiên cứu cho rằng soda có thể tiêu thụ chất béo, tốt cho quá trình ăn kiêng, thì vẫn có các nghiên cứu khác khẳng định, soda, thậm chí soda dành cho ăn kiêng, vẫn có thể làm bạn tăng cân. Nên nếu áp dụng một chế độ giảm cân nghiệm ngặt, hãy loại luôn cả soda trong thực đơn uống!
2. Nước: rất có lợi
Thay thế đồ uống có gas bằng nước lọc sẽ giúp giảm hàng trăm calo mỗi ngày, và những lợi ích không dừng ở đó. Uống hai ly nước trước bữa ăn có thể khuyến khích dạ dày cảm thấy no nhanh hơn, do đó bạn sẽ không ăn nhiều. Ngoài ra, một nghiên cứu mới cho thấy uống nhiều nước có thể tác động tích cực về trao đổi chất.
3. Nước ép trái cây: nguyên chất thì nên, pha trộn thì không!
Nước trái cây có thể cũng chứa nhiều calorie như soda, nhưng lại cung cấp những chất cần thiết. Thật là tiến thoái lưỡng nan – bạn muốn nạp các vitamin và chất chống oxy hóa nhưng không muốn có thêm đường và các chất phụ gia. Vậy giải pháp an toàn nhất là: nước trái cây 100%. Tránh xa đồ uống nước trái cây có thêm chất làm ngọt. Bạn cũng có thể cắt giảm lượng calo bằng cách uống nước pha với nước trái cây nguyên chất như chanh dây, nước ép bưởi tươi, cam tươi, dứa tươi…
4. Nước ép rau củ: rất tốt!
Nước ép rau củ cũng bổ dưỡng chẳng thua gì nước ép trái cây mà chỉ chứa phân nửa lượng calo. Ví dụ một cốc nước ép cà chua chứa 41 calo, so với 122 calo của một cốc nước cam. Chọn nước ép rau củ, bạn cũng sẽ nạp thêm một lượng lớn chất xơ giúp làm giảm cơn đói.
5. Sinh tố (smoothies)
Video đang HOT
Công thức chuẩn của sinh tố là trộn lẫn trái cây, sữa, mật ong… Nếu chỉ có chuối, dâu tây và việt quất, bạn sẽ có đủ cả vitamin và chất khoáng. Sinh tố tự làm với lượng calo được kiểm soát chặt chẽ, sữa trộn vào cũng là sữa tách kem, trái cây tươi ít đường… sẽ là một thứ đồ uống rất tuyệt cho thực đơn ăn kiêng. Nhưng sinh tố tại các nhà hàng có thể chứa kem, mật ong, hoặc chất ngọt khác… và như thế, chúng đủ phá hủy thực đơn nghiêm ngặt bạn đang thực hiện.
6. Sữa: chỉ chọn loại tách kem
Ăn các loại thực phẩm giàu canxi có thể là mục rất cần trong thực đơn ăn kiêng. Nhưng canxi có thể sẽ không giúp bạn giảm cân. Một số nghiên cứu trước đây cho thấy canxi có thể đốt cháy nhiều chất béo, nhưng có rất ít bằng chứng hỗ trợ cho những tuyên bố này. Để vẫn có được canxi mà không thêm chất béo, sữa sử dụng khi ăn kiêng sẽ phải là sữa tách kem hoặc sữa ít béo, sữa chua và pho mát.
7. Nước tăng lực: hại nhiều hơn lợi!
Nước tăng lực sẽ cung cấp calo giống như soda. Nó có thể chứa nhiều chất dinh dưỡng bổ sung, nhưng bạn có thể tìm thấy cùng loại vitamin và khoáng chất giống thế này trong những thực phẩm ít calorie hơn. Những người muốn thực hiện thật nghiêm khắc chế độ giảm cân nên loại bỏ thứ đồ uống này ra khỏi thực đơn.
8. Cà phê đen: tốt cho ăn kiêng!
Khi bạn cần một chút caffeine cho tình táo, cà phê là một lựa chọn tốt hơn so với đồ uống có soda hoặc nước tăng lực. Cà phê đen không chứa calo và giàu chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu uống cà phê đen vừa phải (khoảng 3-4 ly một ngày) có thể cải thiện tâm trạng và tập trung, và làm giảm nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 và một số loại ung thư khác.
9. Cà phê đã pha trộn: bãi mìn nguy hiểm!
Khi bạn thêm kem, xirô hương liệu, kem đánh, sữa… ly cà phê đen sẽ trở thành một bãi mìn của chất béo và đường. Đặc biệt, cà phê pha kiểu này có thể chứa tới 570 calo/ly: đủ nhiều hơn một bữa ăn hoành tráng! Nếu không thích cà phê đen, thêm một chút sữa không béo và đường ăn kiêng để giữ cho lượng calo thấp nhất có thể.
10. Trà xanh: tuyệt vời cho giảm cân
Trà xanh là một lựa chọn tuyệt vời cho thực đơn giảm cân. Không những giúp tỉnh táo mà lại không cần nạp thêm calo, một số nghiên cứu cho thấy trà xanh trích có thể kích thích giảm cân. Không thể nói chính xác rằng trà xanh giúp giảm cân ra sao, mặc dù vi chất caffeine (được gọi là catechins) có thể đóng một vai trò nhất định trong việc đốt năng lượng. Dù vậy, chất này chỉ có tác dụng trong vài giờ, do đó muốn thực sự giảm cân, cần uống trà xanh tươi ít nhất hai, ba lần một ngày.
11. Đồ uống ướp lạnh pha rượu: loại bỏ càng sớm càng tốt
Nghe có vẻ rất “mát” và vô hại, nhưng thực chất, đồ uống ướp lạnh có pha rượu chứa rất nhiều năng lượng. Một ly đồ uống ướp lạnh cỡ trung bình có chứa rượu có thể cung cấp 190 đến 315 calo. Chính vì thế, đã ăn kiêng, bạn nên loại bỏ đồ uống ướp lạnh pha rượu ra khỏi thực đơn. Một giải pháp thay thế thông minh cho những người không thể thiếu hương vị rượu trong bữa ăn: hãy sáng tác một ly spritzer: trộn một chút rượu vang với nước đá!
12. Cocktails: nên loại bỏ!
Nếu nghĩ cocktail pha rượu mạnh có ít calo hơn so với đồ uống pha rượu hoặc rượu vang, bạn cũng không hoàn toàn sai. Nhưng khi đã trộn rượu mạnh trong soda hay kem, sữa… ly cocktail tuyệt vời ấy có thể chứa 715 calo! Nếu không thể từ chối trong bữa tiệc, hãy chọn hỗn hợp rượu rum hoặc vodka với soda. Nhưng tốt hơn hết, loại luôn cocktail khỏi danh mục đồ uống khi ăn kiêng!
13. Bia nhẹ: tốt hơn bia thường thôi!
Bia chẳng giúp giảm cân đâu, nhưng dĩ nhiên là bia nhẹ sẽ cung cấp ít năng lượng hơn bia bình thường. Một ly khoảng 300ml bia nhẹ chỉ cung cấp khoảng 100 calo, trong khi 1 ly tương đương bia bình thường sẽ cung cấp 150 calo.
Theo PNNN
Những loại vỏ chữa bệnh hiệu quả
Trái cây tươi ngon, phần thịt giàu dinh dưỡng, chứa nhiều chất chống oxy hóa, nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Hơn thế, vỏ trái cây còn có tác dụng chữa bệnh vô cùng hiệu quả.
Vỏ táo giúp loại bỏ các gốc tự do gây hại
Trong vỏ táo có chứa hàm lượng chất xơ phong phú, có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa tốt. Hàm lượng vitamin C có trong những trái táo thơm ngon phần lớn tập trung ở vỏ táo. Ngoài ta, hàm lượng chất chống oxy hóa ở vỏ táo cao hơn so với hàm lượng chất này ở phần thịt táo. Do đó khi ăn, nên rửa sạch trái táo và ăn cả vỏ, tránh lãng phí mà lại tốt cho sức khỏe.
Vỏ lê nhuận phổi và giúp tim khỏe mạnh
Những người hút thuốc nhiều, phổi bị tổn thương nên ăn nhiều loại quả này, và nên nhớ rằng ăn cả vỏ. Bởi vỏ lê chứa nhiều chất kháng khuẩn ở phổi, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ hệ tim mạch khỏe mạnh.
Ngoài ra, dân gian ta thường nấu vỏ lê với đường đỏ để trị ho, cảm cúm và giải rượu hiệu quả.
Vỏ cam quýt giúp tiêu đờm, kích thích ăn ngon miệng
Vỏ cam, quýt chứa nhiều vitimin C, carotene, protein. Ăn cháo vỏ cam, quýt vừa thơm miệng lại có tác dụng tiêu đờm, trị chứng chướng bụng, khó tiêu. Uống trà vỏ cam, quýt giúp ăn ngon miệng, thông khí, nâng cao tinh thần. Uống rượu ngâm với vỏ cam, quýt có tác dụng tiêu đờm, thanh lọc phổi.
Vỏ dưa hấu có tác dụng thanh nhiệt, giải khát
Vỏ dưa hấu chứa nhiều đường, khoáng chất, vitamin có tác dụng thanh nhiệt, giải khát, hạ huyết áp, giảm nóng trong. Có thể ăn sống, xào vỏ dưa hấu với thịt hoặc nấu canh thịt.
Vỏ bí đao giúp tiêu sưng, viêm
Chứa nhiều vitamin và khoáng chất, vỏ bí đao có lượng nước phong phú, có tác dụng tiêu sưng, viêm, rất tốt cho những người mắc bệnh tiểu đường. Do đó, khi nấu canh bí đao, nên nấu cả vỏ bí, tuy lớp vỏ bí đao cứng nhưng nấu canh, vitamin và khoáng chất sẽ được tán đều vào nước dùng, rất tốt cho cơ thể.
Vỏ dưa chuột có tác dụng giải độc
Vỏ loại quả này chứa khá nhiều chất có vị đắng, vốn là chất dinh dưỡng vốn có của dưa chuột được tích lũy lại. Ăn sống cả vỏ dưa chuột không những hấp thụ được lượng vitamin C phong phú, mà còn hỗ trợ quá trình giải độc của cơ thể. Ngoài ra, vỏ dưa chuột còn có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm.
Vỏ cà chua phòng ngừa ung thư
Cho đến ngày nay lycopene vẫn được coi là dưỡng chất thiên nhiên giúp chống oxy hóa hiệu quả, có thể phòng ngừa các chứng bệnh về tim mạch, ung thư. Mà dưỡng chất này có hàm lượng rất lớn trong vỏ cà chua. Do đó, khi ăn sống hoặc nấu cà chua, không nên bỏ vỏ.
Vỏ cà tím bảo vệ tim mạch huyết quản
Cà tím là một trong những "bạn đồng hành" của những người mắc các chứng bệnh về tim mạch, hàm lượng lớn chất dinh dưỡng được tích lại dưới lớp vỏ cà.
Nhiều người có thói quen gọt bỏ vỏ cà trước khi nấu ăn, cách làm này không những giảm thấp giá trị bảo vệ sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt của cơ thể.
Theo Bưu Điện Việt Nam
3 loại thực phẩm dùng tránh vitamin C Khi uống bổ sung vitamin C, bạn lưu ý không ăn các thực phẩm sau: 1. Gan lợn Vitamin C gặp các ion kim loại dễ bị oxy hóa đặc biệt là các ion đồng. Gan lợn rất giàu hàm lượng đồng, trong 100g gan có chứa khoảng 2,6mg đồng. Vì thế khi vitamin C và gan lợn cùng ăn 1 lúc sẽ...