Uống café ở cực Bắc, ‘check in’ cùng lúc hai quốc gia
Quán café duy nhất ở thôn Lô Lô Chải nằm cách cột cờ Lũng Cú 1,4 km và cách cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chưa đầy 1 km.
Thôn Lô Lô Chải thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm dưới cột cờ Lũng Cú là nơi sinh sống của gần 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu. Nơi đây là khu vực gần biên giới Việt – Trung nhất ở cực Bắc tổ quốc và là điểm đến quen thuộc của dân phượt. Tại đây có một quán café duy nhất mang tên Cực Bắc, nằm bên cao nguyên đá Đồng Văn và dưới chân núi Long Sơn.
Quán café Cực Bắc do ông Ogura Yasushy – một người Nhật từng có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam và đặc biệt yêu mến Hà Giang – xây dựng. Ông đã đầu tư gần như toàn bộ số vốn của mình để tạo nên quán café độc đáo này và sau đó giao lại toàn bộ cho một gia đình người Lô Lô để hoạt động kinh doanh.
Người vợ của chủ nhà cũng chính là bartender của quán Cafe Cực Bắc.
Được bao quanh bởi một lớp hàng rào tường đá, quán mang không gian, kiến trúc theo phong cách truyền thống của người Lô Lô với nhà trình tường được dựng lên từ đất sét và đất thịt, mái lợp ngói âm dương. Quán chỉ có khoảng 4 đến 5 chiếc bàn nhỏ xinh đặt ngoài sân, ngay cạnh quầy bar và đủ cho khoảng trên dưới 10 người ngồi.
Người phụ nữ Lô Lô chủ nhà, cũng là người pha chế đồ uống, có thể nói được tiếng Anh. Chị giới thiệu quán có món café pha phin truyền thống của người Việt, trà xanh matcha của người Nhật và đặc biệt là món rượu ngô trứ danh của vùng đất Hà Giang.
Mang hương vị đậm đà, thơm nồng mùi ngô, món rượu này được coi như một “sơn tửu” quý giá và được rất nhiều du khách quốc tế ưa chuộng bởi khi uống rất êm, không gây đau đầu hay háo nước do được trưng cất thủ công từ men lá quý hiếm và nước suối tinh khiết chảy từ đầu nguồn trên núi cao xuống. 36 loại lá rừng trộn lẫn với bột kê và bột ngô sau khi ủ hai ngày và mang phơi nắng thì tạo ra loại men hảo hạng. Sau đó, những hạt ngô được nấu nát rồi trộn kỹ với men, ủ khoảng 5 ngày trong chum rồi mới đi chưng cất để tạo nên “danh tửu” này.
Cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.
Ngồi trong quán nhâm nhi một tách café hay một bình rượu ngô thơm lừng ở nơi cực Bắc tổ quốc là một trải nghiệm rất “nhã” dành cho các du khách. Từ vị trí phía ngoài của café Cực Bắc, phóng tầm mắt ra xa, ai cũng có thể nhìn thấy cột cờ Lũng Cũ với quốc kỳ Việt Nam phấp phới trong gió.
Rời quán café và nhờ người dân bản địa chỉ đường, đi bộ khỏi Lô Lô Chải chưa đầy 1 km là du khách sẽ tới cột mốc biên giới 419. Đây là nơi đánh dấu chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc. Nhiều bạn trẻ tới đây vẫn thích thú khi nhón chân qua biên giới để trải nghiệm cảm giác đứng cùng lúc ở hai quốc gia.
Ngoài café Cực Bắc, thôn Lô Lô Chải còn nổi tiếng với dịch vụ homestay do Đại sứ quán Luxemboug tài trợ xây dựng, kết hợp với chính phủ Ireland để phát triển du lịch tại nơi đây. Những ai từng ghé thăm Lô Lô Chải đều thích thú trải nghiệm ăn tối với người bản địa với những món ăn dân dã như thịt lợn gác bếp, gà đen, đậu hà lan và tất nhiên không thể thiếu những ly rượu ngô với hương vị quyến rũ.
Video đang HOT
Lô Lô Chải nhìn từ cột cờ Lũng Cú.
Cả café Cực Bắc và homestay đều nằm cạnh nhà văn hóa của thôn Lô Lô Chải. Vào buổi tối, nơi đây thi thoảng vẫn diễn ra các hoạt động biểu diễn văn nghệ của người Lô Lô. Phụ nữ diện những bộ váy áo rực rỡ màu sắc trình diễn những điệu múa dân tộc hay những bài hát mang âm hưởng núi rừng phía Bắc.
Đến mùa hoa tam giác mạch, cao nguyên đá Đồng Văn trở nên lộng lẫy hơn bao giờ hết với sắc trắng lan tỏa trên khắp nẻo đường và qua từng ngọn núi. Tìm đến quán nhỏ trong thôn Lô Lô Chải, tận hưởng không gian yên bình bên ly café mang hương vị cực Bắc và ngắm nhìn khung cảnh rộng lớn nơi vùng cao là một trải nghiệm mà bất kỳ ai từng thử cũng sẽ cảm thấy cuộc sống xung quanh như chậm lại.
Hình ảnh về Cafe Cực Bắc và Lô Lô Chải:
Cột cờ Lũng Cú nhìn từ đầu thôn Lô Lô Chải.
Giường của dịch vụ homestay ở Lô Lô Chải.
Quầy pha chế của quán cafe Cực Bắc. Giờ mở và đóng cửa tại đây là từ 10h sáng tới 4h chiều.
Em bé là con của chủ nhà đang giúp mẹ lau bàn trong quầy pha chế.
Bữa ăn tại homestay Lô Lô Chải với các món ăn dân dã như thịt lợn gác bếp, thịt gà đen, đậu sốt cà chua, trứng rán, các loại rau luộc – xào và đậu Hà Lan.
Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Lô Lô có giá trị 10 triệu đồng.
Khung cảnh ở Lô Lô Chải.
Đường biên giới Việt Nam – Trung Quốc.
Theo ngôi sao
Hà Giang mùa này tam giác mạch đã hồng chưa?
Cứ đến độ thu về, khi cái nắng dịu ngọt trải dài trên những nẻo đường vùng cao cũng là lúc hoa tam giác mạch bung nở. Hà Giang đang là điểm hẹn cho những người thích xê dịch, âu cũng là do loài hoa tuyệt đẹp này.
Tam giác mạch là một loài cây ngũ cốc nhưng do sản lượng kém nên không được trồng đại trà. Địa điểm và thời gian trồng hoa cũng thay đổi mỗi năm, tùy thuộc vào điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng. Chính vì vậy thông tin về những địa điểm hoa mới cập nhập (tới giữa tháng 10.2014) dưới đây sẽ giúp cho chuyến đi của bạn nhanh chóng và trọn vẹn hơn
Năm nay, tam giác mạch được trồng sớm nhưng không tập trung mà rải rác ở nhiều địa điểm khác nhau. Cũng có rất nhiều ruộng hoa có biển cảnh báo ý thức du khách và mức phí khi tham quan, chụp hình (khoảng 10.000 đồng/lượt). Số tiền không lớn, nhưng nó cũng là hình thức ủng hộ đồng bào trong việc duy trì và chăm sóc những ruộng hoa tam giác mạch vốn năng suất đã rất thấp
Những ruộng hoa tam giác mạch tại thung lũng Sủng Là được trồng sớm nhất và rất dễ tiếp cận. Bạn có thể vừa ngắm hoa, vừa tham quan làng văn hóa Lũng Cẩm, nơi có "nhà của Pao"
Trên đường đi cột cờ Lũng Cú, bạn sẽ thấy những ruộng tam giác mạch khi thì nằm sâu dưới thung lũng, khi thì vắt vẻo lưng núi... Nhiều nhất có lẽ là tại xã Lũng Táo, huyện Đồng Văn
Có rất nhiều ruộng hoa đã nở, như ruộng hoa tại chân cột cờ Lũng Cú, ngay bên đường xuống thung lũng hay nấp sau những hàng cây cỏ mía cao vút
Ruộng hoa tại cổng chào thị trấn Đồng Văn. Nơi đây có đường bê tông nhỏ đi giữa ruộng hoa thuận tiện cho việc tiếp cận và chụp hình
Ruộng hoa tại cuối đường đèo Mã Pí Lèng, dưới thung lũng Mèo Vạc
Những ruộng hoa tại Phố Là, cách Phó Bảng chừng 5 km
Nhiều nương rải rác trên lưng đồi và không hề dễ dàng để tiếp cận
Hiện tại hoa đã nở nhưng chưa thực sự rực rỡ. Hoa tam giác mạch chớm nở sẽ có màu trắng, sau chuyển sang tím hồng và cuối cùng là kết hạt màu đỏ sậm. Tam giác mạch cũng chịu rét rất tốt, chính vì thế nên hoa đẹp nhất vào độ cuối thu, đầu đông khi sương giăng và gió lạnh tràn về
Theo iHay
Hà Giang - những cung đường hạnh phúc Trở lại Hà Giang lần thứ 'n', trải qua những ngày hạnh phúc trên những con đường hạnh phúc, mùa đông trở nên ấm áp hơn. Những con đường chìm trong sương sớm Hạnh phúc chỉ giản đơn được cùng nhau băng qua những con đường còn chìm trong sương sớm dưới làn mưa bụi bay bay. Hạnh phúc được cùng lê la...