Uống cà phê có thể làm tăng cảm giác lo âu
Nghiên cứu cho thấy, tiêu thụ quá nhiều caffeine có thể làm một số người mắc chứng rối loạn lo âu trở nên tồi tệ hơn.
Đối với một số người, caffeine có thể giúp tập trung và cung cấp năng lượng, nhưng nó có thể gây ra vấn đề cho những người mắc chứng rối loạn lo âu, tiến sĩ Julie Radico, nhà tâm lý học lâm sàng của Penn State Health (Mỹ) cho biết, theo Health24.
Uống nhiều cà phê có thể làm tăng cảm giác lo âu. Ảnh:CN
“Caffeine không phải là kẻ thù, nhưng tôi khuyến khích mọi người biết giới hạn lành mạnh và tiêu thụ nó một cách chiến lược vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng lo âu” tiến sĩ Julie Radico nói.
Theo đó, liều thấp của caffeine nằm trong khoảng từ 50mg đến 200mg. Tiêu thụ hơn 400mg cùng một lúc có thể dẫn đến cảm giác bị kích thích thái quá, lo lắng và mang lại các triệu chứng như tim đập, buồn nôn hoặc đau bụng.
Lo lắng là một vấn đề phổ biến, nhưng nhiều bệnh nhân không nghĩ rằng caffeine là một yếu tố đóng góp nên điều này, tiến sĩ Matthew Silvis, phó chủ tịch của các hoạt động lâm sàng trong bộ phận y học gia đình tại Penn State Health cho biết.
Caffeine có thể tương tác tiêu cực với thuốc điều trị rối loạn co giật, bệnh gan, bệnh thậnmãn tính, một số bệnh tim hoặc bệnh tuyến giáp, tiến sĩ Matthew Silvis lưu ý thêm.
Video đang HOT
Xét về lượng caffeine, một tách cà phê pha tại nhà trung bình có khoảng 100mg. Lượng caffeine có thể là 250mg trong một ly cà phê lớn ở một số cửa hàng. Chính vì thế, tiêu thụ quá nhiều cà phê có thể sẽ dẫn đến cảm giác bị kích thích thái quá và lo lắng.
CHÂU NGUYÊN
Theo PLO
Cẩn thận với những thói quen hàng ngày có thể đang ngầm báo bạn mắc bệnh nghiêm trọng
Đôi khi, chỉ một vài thói quen mà ai cũng nghĩ là vô hại nhưng nó lại có thể ngầm cảnh báo rất nhiều vấn đề sức khỏe mà bạn không thể lường trước được.
Cắn móng tay: Trầm cảm
Những người thường có thói quen cắn móng tay có thể đang gặp phải những rối loạn lo âu về mặt cảm xúc, dẫn đến tình trạng căng thẳng quá độ. Đây cũng là một trong những thói quen rất phổ biến mà người mắc bệnh trầm cảm thường hay mắc phải. Theo MSN, một vài nghiên cứu y tế đã cho thấy, có 80% trẻ em và hơn 50% người trưởng thành cắn móng tay là do mắc phải một dạng rối loạn tâm thần, chủ yếu là bệnh trầm cảm.
Vào năm 2013, Hiệp hội Tâm thần Mỹ đã xếp thói quen cắn móng tay có mối liên quan nghiêm trọng tới những người mắc bệnh rối loạn tâm thần.
Uống nhiều cà phê vào buổi chiều: Rối loạn chức năng tuyến giáp
Nếu bạn thường có thói quen uống cà phê nhiều vào cuối ngày thì rất có thể là do tuyến nội tiết (tuyến giáp) đang bị rối loạn chức năng. Khi cảm thấy mệt mỏi, nhiều người thường chọn uống cà phê để giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo hơn. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải hiện tượng mệt mỏi mãn tính thì đó có thể là do tuyến giáp không sản xuất đủ hormone kiểm soát việc sử dụng năng lượng của cơ thể. Và cà phê cũng chứa rất nhiều caffeine nên có thể làm ức chế chức năng hoạt động của tuyến giáp.
Thở khò khè: Trào ngược dạ dày
Ít ai biết rằng, tình trạng thở khò khè còn được xem là một dấu hiệu cảnh báo bệnh về dạ dày. Tương tự như bệnh phổi, bệnh trào ngược dạ dày thực quản cũng gây ra tình trạng khó thở. Do sự kích thích của thực quản có thể dẫn tới các triệu chứng, từ đau bụng đến thở khò khè. Đặc biệt, hiện tượng thở khò khè với tiếng rít trong lồng ngực nếu không được xử lý kịp thời sẽ làm tràn khí vào phổi, gây sưng đường thở và dẫn đến nhiều vấn đề nghiêm trọng.
Gãi da nhiều: Bệnh Celiac (không dung nạp gluten)
Bệnh Celiac là một phản ứng miễn dịch khi cơ thể không dung nạp gluten từ các loại thực phẩm chứa lúa mì, lúa mạch. Lúc này, da của bạn sẽ nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu. Ban đầu, bạn chỉ cảm thấy nóng rát quanh khuỷu tay, đầu gối, da đầu, mông và lưng. Sau đó, tình trạng dần trở nên nghiêm trọng khiến bạn gãi da nhiều. Phương pháp khắc phục duy nhất là hạn chế ăn những món chứa gluten.
Ngáy to khi ngủ: Bệnh tim
Ngủ ngáy là một trong những dấu hiệu phổ biến của chứng ngưng thở khi ngủ. Một nghiên cứu từ năm 2013 cho thấy, ngủ ngáy có thể gây dày động mạch cảnh (một mạch lớn ở cổ cung cấp máu lên não, cổ và mặt). Ngoài ra, ngủ ngáy còn có thể là biểu hiện của người thừa cân, hút thuốc nhiều và có lượng cholesterol cao. Một vài nghiên cứu riêng biệt cho thấy, ngủ ngáy có liên quan đến các bệnh tim mạch như đột quỵ, tăng huyết áp, đau tim...
Ăn nhiều nhưng luôn thấy đói: Bệnh tiểu đường
Để có được năng lượng cần thiết thì cơ thể sẽ chuyển đổi thức ăn thành glucose. Các tế bào trong cơ thể sẽ sử dụng insulin để chuyển đổi glucose thành năng lượng. Tùy thuộc vào loại bệnh tiểu đường mà bạn đang mắc phải, cơ thể có thể không sản xuất đủ insulin hoặc không sử dụng hiệu quả nguồn insulin đó. Hậu quả là chỉ có một lượng ít glucose được chuyển hóa thành năng lượng và đa số lượng đường bị tích lũy trong máu. Chính từ việc thiếu năng lượng này làm cơ thể trở nên mệt mỏi hơn, tạo cảm giác nhanh đói trong ngày.
Thức giấc nhiều lần trong đêm: Ngưng thở khi ngủ
Tình trạng ngưng thở khi ngủ vào ban đêm thường kéo dài khoảng 10 giây và khiến bạn giật mình thức giấc nhiều lần. Điều này là do sự gia tăng của khí CO2 khiến bạn thức giấc và chu kỳ này lặp lại suốt cả đêm. Giấc ngủ không ổn định và nồng độ oxy trong máu thấp do tình trạng ngưng thở có thể gây mệt mỏi mãn tính, tăng huyết áp, mắc bệnh tim, rối loạn lo âu và một vài vấn đề về trí nhớ.
Source (Nguồn): MSN
Theo Helino
Tin rất vui cho những người thích uống cà phê Bạn có biết không, món cà phê mà bạn thưởng thức mỗi ngày hóa ra mang lại nhiều lợi ích không tưởng. Tại sao hương vị thơm ngon của cà phê có thể liên quan đến sỏi trong mật? Shutterstock Sau khi theo dõi gần 105.000 người trong trung bình 8 năm, các nhà nghiên cứu từ Bệnh viện Đại học Copenhagen (Đan...