Uống 19 viên tránh thai khẩn cấp có ảnh hưởng gì không?
Em đã uống 19 viên tránh thai khẩn cấp trong vòng 9 tháng liệu có những ảnh hưởng gì tới sức khỏe? Uống thuốc ngừa thai lâu dài có hại không?
Ảnh minh họa: Thirdage.
Em nghe nói thuốc ngừa thai gây các bệnh về gan, thận và tim mạch có phải không ạ? Dạo này kinh nguyệt của em không đều dù em đã không dùng, thường kéo dài tới 1,5 tháng mới có, ngày trước là khoảng 1 tháng. ( Thanh)
Trả lời:
Thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thành phần tương tự như viên tránh thai hằng ngày nhưng liều lượng cao gấp 4 lần. Nó có tác dụng ức chế sự rụng trứng và ức chế trứng bám vào niêm mạc tử cung nên ngăn chặn quá trình thụ thai. Tuy nhiên, hiệu quả không cao lắm và hiệu quả này càng giảm đi nếu dùng nhiều lần. Thuốc gây một số tác dụng phụ như làm rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, rong huyết, nhức đầu, chóng mặt. Theo chỉ định, thuốc này chỉ dùng cho những người khỏe mạnh và không được dùng quá 2 lần trong một tháng.
Video đang HOT
Việc lạm dụng thuốc tránh thai đã xảy ra rồi nên không thể bàn nên hay dừng nữa. Bạn nên cân nhắc lựa chọn cho mình biện pháp tránh thai tốt nhất. Bạn nên đeo bao cao su cho bạn trai, nếu không thuyết phục được thì bạn nên dùng bao cao su nữ. Như thế, vừa có tác dụng tránh thai vừa phòng lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục.
Rối loạn kinh nguyệt cũng là một trong những tác dụng phụ của thuốc. Hy vọng ngừng dùng thuốc nó có thể tự điều chỉnh về bình thường. Tuy nhiên vẫn cần khám sức khoẻ toàn thân và khám phụ khoa.
Còn chuyện thuốc ngừa thai gây các bệnh về gan, thận và tim mạch là không hoàn toàn đúng. Tuy nhiên, có những trường hợp không nên dùng hoặc thận trọng khi dùng. Vì thế, trước khi uống thuốc ngừa thai, bạn nên đi khám sức khỏe xem có vấn đề gì không.
Bác sĩ sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung
Trung tâm Y tế Lao động, Hà Nội
Theo VN E
Ra máu ngoài kỳ kinh: Tiềm ẩn nhiều bất thường
Mỗi phụ nữ từ lúc dậy thì đến trước khi mãn kinh, thông thường hàng tháng đều trải qua một chu kỳ kinh nguyệt với ba-năm ngày "đèn đỏ". Thế nhưng với không ít người, có những lúc chu kỳ này không diễn ra đều đặn hàng tháng, đôi khi nó biến mất rồi xuất hiện không báo trước, hoặc nếu có thì kéo dài rất nhiều ngày. TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy, Phó Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP.HCM, cho biết: Tất cả những trường hợp ra máu nhưng không liên quan đến kỳ kinh hàng tháng, ra máu bất thường hoặc bị rong kinh, rong huyết đều là triệu chứng bất thường, tiềm ẩn nhiều nguy cơ nguy hiểm đến sức khỏe.
Polyp âm đạo lứa tuổi dậy thì
Tùy vào từng độ tuổi, việc ra máu bất thường ngoài kỳ kinh có nguyên nhân khác nhau. Ở lứa tuổi dậy thì, nguyên nhân đầu tiên, phổ biến nhất có thể kể đến là do buồng trứng hoạt động chưa tốt, rối loạn rụng trứng, phóng noãn, nội tiết. Những biểu hiện cụ thể là chu kỳ kinh không đều hoặc nếu có thì kéo dài, ra máu nhiều. Thứ hai, khá phổ biến là tình trạng polyp âm đạo. Trong giai đoạn đầu, bệnh này dễ bị bỏ sót do polyp còn nhỏ, ở vị trí trí thấp nên siêu âm không thể thấy, bác sĩ cũng không thể dùng mỏ vịt để khám. Khi lớn, polyp có thể lộ hẳn ra ngoài âm đạo. Bệnh cũng khiến chu kỳ kinh bất thường, rong huyết, kinh kéo dài mất nhiều máu thậm chí dẫn đến nhiễm trùng, ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản như tắc buồng trứng dẫn đến hiếm muộn, vô sinh về sau nếu không được điều trị sớm. Thứ ba, nguy hiểm hơn hẳn là polyp tử cung ác tính (ung thư). Ít gặp hơn là u buồng trứng, tuy nhiên khả năng tỷ lệ hóa ác tính ở trường hợp này lại khá cao.
Nhiệt kế sức khỏe sinh sản
Ở lứa tuổi hoạt động sinh dục, khi buồng trứng đã hoạt động ổn định, hầu hết những trường hợp chảy máu ngoài kỳ kinh đều là dấu hiệu báo động tình trạng bất thường của các cơ quan sinh dục, như: bệnh phụ khoa, polyp cổ tử cung, polyp lòng tử cung, u xơ tử cung, ung thư... Đặc biệt cần lưu ý nếu sau khi giao hợp có chảy máu, dù chỉ là vài giọt nhỏ điểm lấm chấm cũng cần đi khám, kiểm tra ngay. Đó có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, ung thư cổ tử cung.
Với cơ chế tự điều chỉnh của cơ thể, trong giai đoạn sớm, máu có thể chảy vài lần rồi hết nên nhiều phụ nữ chủ quan không đi khám hoặc tự điều trị bằng thuốc Nam, thuốc Bắc. Đến khi máu chảy lại thì thông thường bệnh đã trở nặng, chị em đã bỏ qua giai đoạn tốt để chữa trị.
Chị em cũng cần lưu ý khi điều trị một bệnh lý nội khoa, đặt vòng hay uống thuốc ngừa thai. Những trường hợp này cũng có thể gây tác dụng phụ là ra huyết bất thường.
Ung thư cơ quan sinh dục ở tuổi tiền mãn kinh
Tuổi tiền mãn kinh chu kỳ kinh nguyệt thường không ổn định là do suy giảm nội tiết tố, thay đổi sinh lý trong cơ thể. Tuy nhiên, ở độ tuổi này, việc ra huyết bất thường có thể kèm theo nhiều bệnh lý mà phụ nữ dễ bỏ qua (do suy nghĩ rằng đó là triệu chứng tiền mãn kinh). Nguy cơ hàng đầu là ung thư nội mạc tử cung hay ung thư cổ tử cung. Nếu là ung thư cổ tử cung thì biểu hiện thông thường là chảy máu sau giao hợp hoặc do cọ xát đụng chạm (ví dụ: cọ rửa sâu vào bộ phận sinh dục khi tắm hoặc bác sĩ thăm khám...). Nếu chảy máu bất cứ lúc nào thì có thể là ung thư trong thân tử cung (do tình trạng tăng sinh nội mạc tử cung gây chảy máu).
Nếu cắt tử cung rồi vẫn bị ra huyết bất thường thì có thể do những bệnh lý liên quan đến âm đạo như viêm âm đạo, tổn thương ác tính âm đạo, âm đạo khô teo, rách cùng đồ...
Đi khám ngay khi ra máu bất thường
TS-BS Huỳnh Thị Thu Thủy khuyến cáo: Tất cả các trường hợp ra máu bất thường dù ở lứa tuổi nào cũng cần phải đi khám, kiểm tra ngay để được điều trị sớm. Không được tự ý chữa bệnh với mọi hình thức. Chỉ có thể phòng ngừa với những bệnh viêm nhiễm phụ khoa bằng cách giữ vệ sinh bộ phận sinh dục đúng cách, tình dục an toàn. Mặt khác, phụ nữ từ độ tuổi hoạt động sinh dục nên đi khám định kỳ hoặc (và) làm pap hàng năm.
Theo PNO
Mang bệnh vì "yêu" sau ngày "đèn đỏ" Các rắc rối ở âm đạo, ví dụ như viêm nhiễm cơ quan sinh dục, có thể gặp ở ngay cả những chị em chưa kết hôn hoặc thậm chí chưa hề có quan hệ tình dục. Chào bác sĩ. Em có một thắc mắc về vấn đề kinh nguyệt mong được bác sĩ tư vấn như sau. Bình thường, kinh nguyệt của...