Ươm khát vọng tỷ phú trên bãi hoang Đa Đa
Kiên trì trong 25 năm, anh Nguyễn Văn Hữu – hội viên chi hội nông dân (ND) xóm 1, xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên, Nghệ An và gia đình đã biến một vùng đất cằn cỗi, khô hạn thành trang trại xanh cho lãi ròng 3-4 tỷ đồng/năm.
Bước chân người khai mở
Nói tới bãi Đa Đa, nhiều người dân xã Hưng Yên Bắc còn nhớ như in, xưa kia nơi đây là vùng đất cỗi cằn, mỗi năm có tới 3 – 4 đợt hạn hán, tịnh không một giọt nước. Vùng đất hoang sơ thuở ấy in đậm trong tâm trí người dân bởi tiếng chim đa đa hoang hoải cả góc trời. Ấy thế mà 5-7 năm lại đây, bãi Đa Đa được nhuộm xanh mát mắt với những vườn cây trĩu quả. Khu vườn người giáo dân Nguyễn Văn Hữu rợp một màu xanh cây trái và đa dạng các loại hình sản xuất, chăn nuôi.
Nhớ lại những ngày tháng đầu tiên đặt chân lập nghiệp trên vùng đất cằn cỗi, chính anh Hữu cũng không ngờ có buổi hôm nay. Anh kể, sau 3 năm đi bộ đội, năm 1989, anh xuất ngũ về quê lấy vợ. Cuộc sống khó khăn ở quê khiến anh từng theo bạn bè lên vùng đá đỏ Quỳ Châu tìm cơ hội đổi đời. Anh Hữu cũng từng quản lý, điều hành một doanh nghiệp tư nhân nhỏ chuyên khai thác đá. Cái nghề cuối cùng anh làm là nghề chụp ảnh. “Làm nghề này, tôi được đi nhiều nơi, rồi trồng hoa, cây cảnh để phối cảnh chụp hình cho khách. Ban đầu chỉ là trồng chơi, về sau cũng tập tành chiết, ghép, tạo thế, dâm cành, ươm cây… Tự dưng cái nghề cây cảnh nó ngấm vào người lúc nào không hay…” – anh Hữu nhớ lại.
Một góc vườn ươm cây cảnh, trồng cây ăn quả của gia đình anh Nguyễn Văn Hữu.
ảnh: Hoàng Minh
Năm 1992, địa phương có chủ trương di dời dân khai phá vùng kinh tế mới, vợ chồng anh Hữu và 15 hộ khác tiên phong vào bãi Đa Đa. Anh huy động anh em, họ hàng giúp đào ao, trước là để lấy nước sinh hoạt, tưới cây, sau là để thả cá. Cực nhọc là vậy, thế nhưng ông Trời vẫn trêu người có trí- vào mùa khô hạn cả cái ao sâu 4m cũng chỉ đọng lại vũng nước nhỏ. Vận hội thực sự đến với anh và các hộ khác khi năm 2007, xã Hưng Yên (chưa chia tách), ngăn đập Khe Ngang, bãi Đa Đa mới bừng lên sức sống. Kể từ đây anh Hữu có thêm động lực để thực hiện ước mơ ươm trồng cây cảnh, cây ăn quả đã ấp ủ bấy lâu.
Anh Hữu khai khẩn, đấu thầu thêm đất, chuyển đổi đất cho anh em, làng xóm để tạo nên 1 vùng đất rộng 2,2ha để ươm trồng, nhân giống các loại cây cảnh, cây ăn quả… Với sự chăm chỉ, cần cù, ham học hỏi, đặc biệt là luôn giữ uy tín với các bạn hàng nên dù đóng ở vùng đất không thuận lợi mà bạn hàng tự tìm đến với anh Hữu ngày một nhiều thêm.
Video đang HOT
Lãi ròng 3-4 tỷ đồng/năm
Tính đến hết năm 2016, toàn tỉnh Nghệ An có hơn 146.000 hộ ND đạt danh hiệu sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Qua thực tế cho thấy, ngày càng xuất hiện nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn với vốn kinh doanh hàng tỷ đồng, tạo việc làm cho hàng trăm lao động, thu nhập hàng năm từ 100 triệu đồng đến hàng tỷ đồng. Hiện nay đã có hơn 21.000 hộ có mức thu nhập trên 200 triệu đồng/năm; khoảng 463 hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Đến nay, các cấp Hội ND trong tỉnh đã phối hợp xây dựng được khoảng 158.000 mô hình phát triển kinh tế hộ…
Đến nay trong vườn anh Hữu luôn có hàng trăm cây cảnh cổ thụ; còn cây ăn quả, cây công trình, cây công sở nhiều không kể hết. Cứ lớp này xuất đi lại có lớp khác được nhân, ghép, chiết hoặc mua về. Không chỉ thế anh còn kết hợp chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, vịt, bồ câu, ao cá, lấy cái này bổ trợ cái kia mà vẫn không từ bỏ niềm đam mê dịch vụ chụp ảnh, quay phim.
Bình quân mỗi năm, sau khi trừ chi phí, gia đình anh còn có lãi ròng 3-4 tỷ đồng, thu nhập 33 triệu đồng/người/tháng. Ngoài ra, anh còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động với mức tiền công 6-7 triệu đồng/người/tháng. Những lúc cao điểm còn thuê thêm lao động thời vụ ở trong vùng.
Trưởng thành từ hoàn cảnh khó khăn, lại được nhiều người thân quen giúp đỡ nên khi có điều kiện, anh Hữu luôn tâm niệm phải giúp ích lại cho đời. Mỗi năm anh dành từ 7-10 triệu đồng ủng hộ, giúp đỡ những gia đình chính sách, hộ có người ốm đau, hoạn nạn, khó khăn đột xuất. Đặc biệt, với các hộ gia đình trong bãi Đa Đa và những vùng lân cận, anh luôn sẵn lòng hỗ trợ cho vay giống cây để phát triển kinh tế. Nguồn cây giống từ gia đình anh được bán trả chậm, thậm chí là hỗ trợ không lấy tiền cho những hộ nghèo đã làm nên một bãi Đa Đa tươi màu cây trái.
Hồ thả cá rộng 2.0002, hàng năm anh Hữu thu nhập khoảng 70 triệu đồng. Ảnh: Hoàng Minh
Khoe với chúng tôi vườn cây ăn quả với đủ loại mít Thái, bưởi da xanh, hồng xiêm, xoài, ổi Đài Loan… đang độ trổ hoa, đậu quả, ông Nguyễn Văn Luân ở xã Hưng Yên Bắc bộc bạch: “Nếu không tận mắt thấy Hữu ươm trồng thành công các giống cây, và nếu anh không rộng lòng cho vay cây giống chưa chắc gia đình tôi đã dám làm theo”.
Ngày 24.3, UBND và Hội ND tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị đại biểu nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi lần thứ X, giai đoạn 2012-2016. Tại hội nghị, anh Nguyễn Văn Hữu là 1 trong 131 gương mặt nhà nông suất sắc được nhận đón nhận bằng khen của UBND tỉnh Nghệ An. /.
Theo Danviet
Bỏ hết sản nghiệp, tỷ phú Sài Gòn bất ngờ về quê ở ẩn
Năm 1960, tỷ phú Nguyễn Văn Hảo tròn 70 tuổi. Ở giai đoạn này mọi công việc ông làm đều diễn ra suôn sẻ và thuận buồm xuôi gió. Thế nhưng vào tuổi về chiều, dường như ông muốn tìm đến sự yên tĩnh để có thời gian chiêm nghiệm lại những gì đã qua.
"Chùa ông Hảo" hay Hảo Tâm tự
Giao lại hết mọi việc kinh doanh cho vợ con, ông Hảo trở về quê nhà ở Càng Long (Trà Vinh) mua một miếng đất rộng 15ha để xây dựng một ngôi chùa. "Chùa ông Hảo" hay Hảo Tâm tự có từ đó.
Chùa ông Hảo được xây dựng theo thiết kế của kỹ sư Phan Hiếu Kỉnh, trên khuôn viên đất rộng 8000m2. Đây là một ngôi chùa có nét kiến trúc độc đáo nửa tây nửa ta. Chùa có ngôi tháp 9 tầng, có phù điêu rạp hát Nguyễn Văn Hảo và chiếc du thuyền của ông.
"Chùa ông Hảo" hay Hảo Tâm tự xưa. Ảnh: Edward P. Metzner
Việc xây dựng chùa diễn ra khá chậm bởi vật liệu mua từ Pháp được chuyển từ xa đến trong khi giao thông khó khăn. Phải mất 8 năm ngôi chùa mới hoàn thành.
Gần chùa, ông còn cho xây thêm một dãy phố lầu và một ngôi chợ để người dân địa phương lui tới mua bán, tạo điều kiện để bà con sinh sống. Chùa xây xong cũng là lúc chiến sự đến hồi ác liệt. Người dân bỏ cả ruộng vườn tìm nơi lánh nạn. Họ đã tìm đến chùa được ông cho tá túc và giúp đỡ lương thực, thuốc men.
Ngoài ra, ông còn tạo điều kiện bằng cách cho bà con mượn đất quanh chùa để trồng trọt, cấy hái phụ vào miếng ăn hàng ngày. Những người có tuổi ở Càng Long hiện nay không ai có thể quên được thiện tâm của ông. Ông rất giàu nhưng biết sẻ chia cho bà con cùng khổ.
Ngôi chùa được ông ủy nhiệm lại cho vợ ông là bà Nguyễn Thị Dài đứng ra chăm sóc nhang khói thờ tự sau khi ông mất. Hết đời bà Dài, ông Nguyễn Tâm Thạnh, con ông Hảo sẽ kế tiếp, tiếp tục chăm sóc ngôi chùa. Ý nguyện này được ông Hảo đã cho khắc chúc thư bằng đá trắng để tại chùa.
Ngày nay trở lại nơi đây, ngôi chùa đã trở thành phế tích. Thế nhưng, hình ảnh ông Hảo vẫn còn phảng phất đâu đây. Rõ nét nhất có lẽ là trên búc phù điêu còn sót lại hình ảnh rạp hát Nguyễn Văn Hảo, chiếc du thuyền của ông dùng rong ruổi từ Sài Gòn về Càng Long, dãy biệt thự hương thôn...
Tâm sáng, lòng son
Ông Hảo mất năm 1971. Năm 1975, chính quyền tiếp quản ngôi chùa. Vợ ông, bà Nguyễn Thị Dài tiếp tục ở chùa cho đến năm 1979 bà mất. Huyện Càng Long thu lại toàn bộ khu vực này.
Bên cạnh chùa hiện nay vẫn còn một khu đất được xem như nghĩa trang gia tộc của ông Hảo. Ở nghĩa trang nhỏ này có 6 phần mộ trong đó có vợ chồng ông cùng mẹ ruột, mẹ vợ. Cả 6 ngôi mộ này đều xây dựng giống nhau. Trên mộ có hình quyển sách và 4 góc đều có sư tử đá.
Năm 1996, cháu nội ông Hảo nghe lời cha trở về nơi đây cất một cái chòi ở cạnh chùa để sinh sống và có điều kiện sớm hôm nhang khói. Về sau, khu vực này được chính quyền sử dụng làm bệnh viện, rồi thư viện, sau cùng là khu vui chơi cho trẻ em.
Ngẫm lại, cả cuộc đời ông Nguyễn Văn Hảo chỉ có chí thú làm ăn. Đồng tiền ông kiếm được phải trả bằng những giọt mồ hôi pha lẫn nước mắt. Về cuối đời, ông còn xây chùa, tạo điều kiện giúp người cơ nhỡ.
Khác với những đại gia khác, khi đạt được những thành quả tốt đẹp đôi khi sa ngã vào những tệ nạn. Với ông Hảo, từ một thanh niên tay trắng, ông làm nên một sản nghiệp lớn lao. Ông không để lại một điều tiếng gì ảnh hưởng đến thanh danh và sự nghiệp.
Tâm ông trong sáng. Tấm lòng ông son sắt. Một doanh nhân như thế thực rất đáng để cho mọi người học hỏi và noi gương.
(Theo Vietnamnet)
"Tỷ phú" chăn trâu với cuộc sống... lang bạt kỳ hồ Không nhà cửa, cuộc sống của ông Tời gắn liền với đàn trâu 30 con của mình từ nhiều năm nay. Trâu đi tới đâu, ông Tời theo tới đó. Nhiều người hay đùa khi nhắc tới ông, đây là tỷ phú không nhà cửa đầu tiên ở Sài Gòn. Những ai thường đi ngang qua khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận...