Ước nguyện chụp ảnh cưới trước khi chết của cô gái
Được chẩn đoán ung thư gan giai đoạn cuối, thời gian còn lại của chị Chen Cuilan, 24 tuổi (Trung Quốc) chỉ là 6 tháng. Và chị đã được nhận điều ước cuối cùng của mình trước khi chết là làm một album ảnh cưới.
“Chúng tôi chỉ là công nhân, nên chưa bao giờ có nhiều tiền nhưng chúng tôi có nhau, điều đó là đủ. Chúng tôi cưới vào năm 2008 và năm sau thì có một bé gái tên là Zeng Xingyue”, anh Zeng Sai, 27 tuổi, chồng của Chen Cuilan kể.
Vì không có tiền nên khi làm đám cưới hai vợ chồng Chen đã không thể có được một album ảnh. Ảnh: Journalismwithoutborders.
Theo Journalismwithoutborders, mới đầu vợ anh bị đau bụng một vài lần nhưng vì quá nghèo nên anh không thể đưa chị đi khám. Đến khi đi được thì đã quá muộn, chị đã bị ung thư gan giai đoạn cuối.
“Cả thế giới của tôi dường như sụp đổ khi tôi nghe điều đó. Vì thế, khi cô ấy nói ước gì chúng tôi đã chụp ảnh cưới trước đó thì tôi biết rằng tôi cần làm gì cho vợ mình và tôi đã chạy đi vay tiền”, anh Zeng nói.
Video đang HOT
Chen Cuilan chỉ còn lại 6 tháng để sống nếu tuân thủ điều trị. Ảnh: Journalismwithoutborders.
Để làm một album ảnh cần 200 euro (gần 6 triệu đồng), tương đương với một tháng lương của anh. Những hóa đơn viện phí và chi phí điều trị tiếp tục sau đó đã là cả một cố gắng phi thường của cả nhà. Nhưng anh biết mình có thể vay mượn tiền của bạn bè.
“Tôi đã tìm thấy áo cưới của vợ và tôi đã mang nó đến bệnh viện. Thật tuyệt vời khi được nhìn thấy nụ cười của cô ấy”, anh Zeng kể lại.
Anh đã đưa vợ đến phòng chụp bằng xe lăn. Và khi người chụp ảnh nhìn thấy hai vợ chồng chụp ảnh cưới nhưng lại khóc nhiều hơn là cười thì anh ta đã hỏi tại sao. Khi biết được câu chuyện, người thợ ảnh đã quyết định chụp miễn phí, thậm chí còn đến thăm hai người tại nhà để chụp ảnh của cả gia đình.
“Chúng tôi đã không có đủ tiền để chụp ảnh cưới, đó là điều tôi luôn thấy hối tiếc. Nhưng giờ đây nhờ vào tình yêu của chồng và con gái tôi đã có thể thực hiện được mong ước này. Tôi hy vọng họ sẽ nhớ đến tôi khi nhìn những bức hình”, Chen nói.
Mẹ cô dâu đã không cầm được nước mắt khi nhìn con gái. Ảnh: Journalismwithoutborders.
Còn anh Zeng thì cho biết: “Đó thực sự là một ngày đáng nhớ với tất cả chúng tôi. Cô ấy trông thật đáng yêu như ngày chúng tôi làm đám cưới, dù thật khó để có thể cười”.
Mẹ của cô dâu cũng có mặt trong buổi chụp hình lần thứ 2, nhưng bà phải nấp sau chiếc gương để con gái không thấy những giọt nước mắt lăn dài trên má. Thậm chí ngay cả khi ở trong bệnh viện, nhìn thấy cháu gái ôm lấy mẹ mình và nài nỉ mẹ về nhà cùng, bà cũng không dám khóc.
“Tôi nghĩ bé cũng cảm nhận được có điều gì đó không bình thường. Nhưng cháu là một cô bé dũng cảm, rồi nó sẽ hiểu”, Chen nói.
Các bác sĩ cho biết thời gian còn lại của chị là 6 tháng nếu tuân thủ việc điều trị, còn nếu không chị có thể ra đi bất cứ lúc nào.
Theo VNE
Mang cô dâu ra đường ray... "chờ tàu"
Đoàn tàu hú còi vun vút lao tới, cô dâu chú dể cùng các "phó nháy" tất tả xách váy chạy. Chỉ vì vài kiểu hình "hot" trước ngày cưới, nhiều cặp tình nhân đã bất chấp tính mạng của mình đưa nhau ra đường sắt nghiêng ngửa tạo dáng.
Chỉ trong hai ngày 12 và 13/5 trên địa bàn TPHCM đã xảy ra hai vụ tai nạn đường sắt thương tâm. Nhưng nhiều người dường như "điếc không sợ súng" vẫn phớt lờ những cảnh báo nguy hiểm của các cơ quan chức năng và phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh việc tự ý băng qua đường sắt, nhiều đôi uyên ương sắp cưới còn mang nhau đến đây "mượn" cảnh chụp hình.
Nhiều đôi uyên ương bất chấp nguy hiểm trên đường ray
Tại khu vực đường sắt bắc qua cầu Gò Dưa, chạy song song với đường Kha Vạn Cân thuộc phường Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức ngày nào cũng có vài cặp "tân nương" và "tân giai nhân" được các "phó nháy" đưa đến đây.
Dường như, họ chẳng mấy bận tâm đến những nguy hiểm đang rình rập mình. Cô dâu chú dể váy áo xúng xính dắt díu nhau, "hiên ngang" đứng giữa đường ray xe lửa tạo dáng để các "phó nháy" thi nhau bấm lia lịa.
Kiểu ngồi, kiểu đứng, nghiêng bên nọ, ngửa bên kia... nhưng vẫn chưa đủ. Để có những kểu hình độc, "phó nháy" còn đề nghị cô dâu chú dể đi sát ra mé cầu sắt, nơi mà chỉ có cách duy nhất là nhảy xuống sông khi tàu đến mới có thể thoát chết. Nhiều đôi còn mạo hiểm chờ tàu chạy đến gần để "lấy cảnh cho tâm hình sinh động".
Nếu đoàn tàu lao tới liệu ngày cưới của họ có còn chăng?
Trong vai một người chuẩn bị làm lễ thành hôn, đang có nhu cầu chụp hình cưới dã ngoại, tôi đến hỏi một "phó nháy" tên Thanh Tú, anh này vồn vã chào mời: "Thuyền chạy dưới nước, tàu chạy trên bờ, sông nước hữu tình... đây là một trong những cảnh đẹp nhất thành phố này đấy. Anh có nhu cầu thì cứ định ngày đi."
Khi thấy khách hàng bày tỏ lo ngại về việc tàu sẽ lao tới, Tú thản nhiên trả lời: "Tàu tới thì chạy, lo gì. Bao nhiêu cặp đã được tụi tôi chụp ở đây rồi, có vấn đề gì đâu. Ngược lại, nếu anh chị giữ được bình tĩnh khi đoàn tàu gần tới thì sẽ có được những kiểu hình độc nhất vô nhị".
Hỏi thăm những người dân sống gần khu vực, chị Cao Thị Thu cho biết: "Chỗ này ngày nào mà chẳng có các cặp đến đây chụp hình, đông nhất là vào thứ 7, chủ nhật. Nhiều hôm, khi họ đang mải mê tạo dáng thì đoàn tàu hú còi vun vút lao tới, cô dâu chú dể rồi thợ ảnh ôm váy, ôm đồ chạy tán loạn".
Theo Dân Trí
Kim Hiền làm cô dâu xinh tươi Được mời chụp ảnh cưới cho một thương hiệu thời trang, Kim Hiền vui vẻ nhận lời dù cô mới chia tay chồng cách đây không lâu. Với phong cách làm việc chuyên nghiệp, Út Ráng diễn tả tâm trạng tươi vui của cô gái sắp "theo chàng về dinh". Bộ ảnh có sự tham gia của bé Cún và stylist Tân Đà...