Ước mong phụng dưỡng cha mẹ già của phạm nhân mang án chung thân
Được đứa cháu nhờ chở ma túy, Hưng không nghĩ hành vi này trái pháp luật và một ngày phải nhận án chung thân.
Con đường dẫn đến tù tội
Năm 2000, Trần Xuân Hà đang theo học một trường cao đẳng tại TP.HCM. Để thay đổi số phận, Hà chọn nghề buôn bán ma túy để thu lợi “khủng”, bất chấp hành vi đang bị xã hội lên án.
Không những thế, Hà còn nhờ người cậu ruột là Hoàng Trọng Hưng (SN 1972) vận chuyển ma túy tại nhiều tỉnh, thành khác nhau. Để rồi sau đó, mọi chuyện bị bại lộ hai cậu cháu bị bắt và đều bị kết án tử hình. May thay, người cậu của Hà được ân xá giảm xuống chung thân.
Chúng tôi tìm đến trại giam Xuân Lộc ( huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) thuộc Tổng cục VIII – bộ Công an. Tại đây, PV đã có cuộc tiếp xúc ngắn ngủi với phạm nhân Hoàng Trọng Hưng.
Gặp PV, Hưng cười và nói: “Mừng quá, hôm nay, tôi có người đến thăm. Đã lâu, tôi chưa có ai đến thăm hỏi nên cũng buồn. Ba mẹ già yếu, vợ con thì bỏ đi khi tôi vướng vòng lao lý nên không ai đến thăm”.
Hưng bảo, cứ nghĩ giúp cháu vận chuyển ma túy là không có tội. Thế nên, Hưng đã vô tư chở hàng cho Hà đến 3 lần không công và không sợ bị bắt. Giờ đây, khi hiểu rõ về việc làm phạm pháp, Hưng thấy run sợ.
Hưng buồn mỗi khi nhớ về cha mẹ
Người đàn ông tuổi ngoài 40 cúi gầm mặt xuống rồi thỏ thẻ: “Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo. Hoàn cảnh khó khăn, tôi xa gia đình, xa quê vào miền nam lập nghiệp. Hồi đó, tôi đi làm thuê tích góp được ít vốn rồi cùng một người bạn mở cơ sở sản xuất nước. Đặc trưng nghề nghiệp của tôi là đi giao hàng nhiều nơi nên mới có cơ hội để cháu tôi lợi dụng”.
Hưng nhớ lại: “Khoảng năm 2003, cháu Trần Xuân Hà, con của chị gái đến gặp tôi và nói Hà được nhà trường cho một suất học bổng đến nước Hà Lan du học. Hà nói với tôi, cháu phải kiếm nhiều tiền để trang trải cho khoảng thời gian du học. Hà đến xin đi giao nước cùng tôi tại tỉnh Bình Dương.
Video đang HOT
Trong chuyến đi ấy, Hà mang về một túi gì đó. Sau này, tôi mới biết là ma túy. Hai lần sau đó, Hà cũng nhờ tôi vận chuyển ma túy. Đến năm 2004, đường dây ma bán ma túy của Hà bị lộ, Hà bị bắt với số lượng 122 bánh heroin. Từ lời khai của Hà, công an đã đến nhà bắt tôi. Lúc bị bắt, tôi không biết mình phạm tội gì”.
Vợ bỏ đi xây dựng hạnh phúc mới
Hưng sa vào lao lý, vợ con liền bỏ đi xây dựng hạnh phúc mới. Hưng nghẹo ngào: “Sau khi tôi vào trại giam, vợ tôi viết và gửi một bức thư với nội dung nói lời chia tay. Mới đầu biết tin vợ con bỏ đi, tôi không lấy làm buồn lắm. Bởi vì, tôi biết với mức án chung thân, tôi sẽ không còn cơ hội được trở về với đời thường nữa. Do đó, việc vợ đi theo hạnh phúc mới là điều tôi cần thông cảm. Tuy nhiên, trong những ngày tháng sống thiếu vắng người thân, tôi lại nhớ đến hình ảnh vợ con”.
Sống và sinh hoạt chung với nhiều phạm nhân khác nhưng Hưng lúc nào cũng có cảm giác y đang sống thui thủi một mình. Hưng khao khát được ở bên người thân hay ít ra họ cũng đến thăm để Hưng trút bao tâm sự, nỗi buồn.
“Tôi muốn được nhìn thấy mặt con, muốn được trò chuyện cùng con. Thế nhưng, tất cả với tôi giờ đây thật khó khăn. Cha mẹ già yếu tuổi ngoài 90 không thể đến thăm. Vợ bỏ đi không nhìn mặt”, Hưng bộc bạch.
Hưng kể: “Tôi ám ảnh câu hỏi của cha trong lần gặp giám thị: “Chú ơi khi tôi chết, Hưng có được Nhà nước cho về nhìn mặt lần cuối không?”. Nghe đến đấy, tôi không thể kiềm lòng. Lúc bấy giờ, tôi chợt nghĩ, giá như hồi đó mình hiểu biết về pháp luật hơn thì không bao giờ làm việc phạm pháp để phải đi tù. Cha mẹ tôi luôn nhắc nhở phải sống và cải tạo tốt để chuộc lại lỗi lầm trong quá khứ”.
Sau câu chuyện Hưng kể đầy nước mắt về chuyến thăm của ba mẹ, Hưng lại cho chúng tôi biết về mong muốn trong tương lai.
“Được về nhìn thấy mặt cha mẹ lần cuối, còn khó hơn lên trời. Thế nên, tôi chỉ còn ước mong là mình sớm được trả tự do để về “hương khói” cho cha mẹ, tổ tiên”, Hưng bày tỏ.
Theo Tịnh Đoàn (Người đưa tin)
Cảnh khốn cùng gia đình bị tai nạn giao thông ở ấp Việt Kiều
Cả gia đình rơi vào bi kịch khi lần lượt chồng bị xe tải tông phải ngồi một chỗ, vợ bị xe ben tông, nằm liệt gường, con cái gửi nhờ ông bà chăm sóc, cuộc sống đang tràn đầy tiếng cười bỗng rơi vào cảnh khốn cùng.
Hai vợ chồng anh Việt liên tiếp bị tai nạn giao thông khiến gia đình rơi vào cuộc sống khốn cùng (ảnh minh họa)
Đó là thảm cảnh của hai vợ chồng anh Nguyễn Kỳ Việt (28 tuổi) và vợ chị Nguyễn Thị Thu Hiền (26 tuổi, ở ấp Việt Kiều, xã Suối Cát, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai). Cả hai vợ chồng anh Việt đều là nạn nhân của tai nạn giao thông (TNGT) khiến gia đình rơi vào cảnh bi đát, nợ nần chồng chất.
Hai vợ chồng trẻ liên tiếp gặp nạn
Trong một ngày mưa đầu tháng 12, men theo con đường gập ghềnh ở ấp Việt Kiều, chúng tôi tìm đến nhà anh Nguyễn Kỳ Việt. Từ đầu ấp, chúng tôi hỏi đường và được một phụ nữ chỉ nhiệt tình.
"Nhà thằng Việt nằm ngay dưới chân ngọn núi Chứa Chan đó. Đi thêm một đoạn 300m nữa là tới. Nếu không biết cứ hỏi người dân, nhà hai vợ chồng liên tiếp bị TNGT ở đâu thì họ sẽ chỉ. Tội nghiệp, hai đứa nó còn trẻ. Bao ước mơ hoài bão về một tương lai tốt đẹp hơn giờ như tan tành khi cả hai vợ chồng lần lượt bị tai nạn. Nó giờ phải ngồi một chỗ trong nhà, còn vợ được đưa về nhà bên ngoại nương tựa", người phụ nữ nói.
Khi chúng tôi đến nhà cũng là lúc anh Việt cùng mẹ đang ăn cơm trưa. Mâm cơm chẳng có gì gọi là dinh dưỡng gồm: chén mắm, đĩa rau muống luộc và lấy nước rau luộc làm canh. Cố nuốt những hạt cơm khô khốc, anh Kiệt trào nước mắt nói: "Tai nạn giao thông không chừa ai. Cả gia đình đang sống quây quần hạnh phúc như thế thì rơi lại vào thảm cảnh. Nhà này đã lâu lắm rồi không có tiếng cười".
Vợ anh Việt được đưa về bên phía ngoài chăm sóc. Riêng anh được mẹ ruột chăm sóc sau tai nạn.
Nghe con nói, bà Hoàng Thị Huê (61 tuổi), dừng đũa cơm, vội lấy tay lau giọt nước mắt đang rơi, giọng bà nghẹn lại: "Cố lên con. Lành bệnh rồi cả nhà sẽ vượt qua" .
Anh Kiệt cho biết, anh và chị Hiền cưới nhau được 7 năm. Hằng ngày, anh đi phụ hồ trong xã còn vợ đi làm công nhân may. Cuộc sống gia đình có khó khăn nhưng vẫn đầy ắp tiếng cười khi lần lượt hai con trai chào đời. Đứa lớn 6 tuổi, đứa nhỏ đã 2 tuổi .
"Cái buổi chiều đó. Cái buổi chiều định mệnh giữa tháng 4.2016, khi tôi đang chạy xe máy trở về nhà sau một 1 ngày làm phụ hồ thì xảy ra va chạm với xe tải, té ập xuống đường. Tỉnh dậy, đã thấy nằm trên giường bệnh, vợ đứng kế bên đôi mắt đỏ hoe. Riêng tôi, toàn thân đau đớn và bầu trời như muốn sập xuống khi nghe bác sĩ thông báo tôi bị gãy xương đùi, xương vai... có nguy cơ tàn phế", anh Việt kể.
Bao nhiêu tiền hai vợ chồng dành dụm trong 7 năm trời đã lần lượt "đội nón ra đi" để chữa trị cho anh. Chị Hiền phải vay mượn tiền hai bên nội ngoại để lo viện phí cho chồng hơn 100 triệu đồng.
Sau hơn 1 tháng điều trị anh Việt được cho xuất viện trở về nhà nhưng phải thường xuyên đi tái khám. Hiện tại anh Việt chỉ quanh quẩn bên chiếc giường vì không thể đi được nhiều.
Tưởng chừng sóng gió tai họa đã qua đi thì một ngày đen tối lại ập đến. Vào ngày 25.10, chị Hiền chở theo con trai lên thị trấn rút tiền lương để mua thuốc cho chồng thì không may bị xe ben tông trúng. Đứa con văng vào lề đường thoát nạn nhưng chị Hiền bị gãy nát tay trái, chấn thương đầu phải nằm một chỗ.
Gia đình như rơi xuống vực sâu
Chồng bị xe tải tông phải ngồi một chỗ, vợ bị xe ben tông phải nằm liệt gường. Cuộc sống hai vợ chồng anh Kiệt rơi vào bi đát, khốn cùng khi phải sống bám víu vào xe hủ tiếu gõ của mẹ ruột anh.
Bà Huê mẹ ruột anh Việt nói trong nước mắt: "Kể từ ngày con trai rồi con dâu liên tiếp bị tai nạn giao thông, gia đình như rơi xuống vực sâu".
"Mẹ đã vất vả nuôi tôi từ nhỏ đến khi tôi lập gia đình. Chưa trả hiếu được nhiều ơn sinh thành thì giờ mẹ phải còng thêm lưng để nuôi tôi. Hằng ngày mẹ phải tần tảo đẩy xe hủ tiếu ra chợ bán, kiếm tiền lời mua thuốc chữa chạy cho trai. Tôi bất hiếu quá.", anh Việt nói trong nấc nghẹn.
Bà Huê cho biết, hiện tại con dâu cùng hai đứa cháu nội được đưa về bên ngoại ở cùng xã chăm sóc. Chị Hiền làm công nhân may có bảo hiểm y tế nên vẫn đang tiếp tục điều trị nhưng bệnh tình không có tiến triển.
"Từ ngày con ruột và con dâu bị tai nạn, cả gia đình tôi như rơi xuống vực sâu. Những tháng ngày này là những tháng ngày khốn khổ nhất cuộc đời tôi. Cực đến mấy tôi vẫn chịu được chỉ mong sao có sức khỏe để làm nuôi các con. Cứ nghĩ đến cái cảnh thằng Việt có nguy cơ tàn phế, vợ nó lúc tỉnh lúc mê sảng, hai đứa con nó không biết tương lai thế nào là tôi không cầm được nước mắt. Giờ sắp đến thời gian tái khám của thằng Việt nhưng tôi không biết lấy đâu ra tiền để đưa con đi. Tài sản quý giá trong những cũng đã bán đi rồi", bà Huê nói trong nước mắt.
Bà Nguyễn Thị Nhanh (ngoài 60 tuổi), mẹ ruột chị Hiền cho biết, gia cảnh bà cũng khó khăn. Hằng ngày phải đi làm mướn khắp nơi để đắp đổi qua ngày nên cũng không có điều kiện chữa trị cho con gái. "Hiền lúc sảng lúc mê, thần kinh chưa ổn định. Có đêm đang ngủ nó bật tỉnh dậy gào khóc khiến tôi rất đau lòng. Thằng con lớn thì cứ luông miệng hỏi, ba và mẹ con bị sao vậy?. Sao ba không về nhà ngoại để thăm mẹ mà lòng tôi như ngàn nhát dao cứa vào", bà Nhanh cho biết.
Theo Dương Thanh (Dân Việt)
Hơn 100 học viên cai nghiện đốt trại, ném đá cảnh sát Các học viên cai nghiện đã đập phá, đốt trại, ném đá vỡ kính xe cảnh sát cơ động,... để tìm đường trốn khỏi trung tâm ở huyện Xuân Lộc, Đồng Nai. 10h ngày 6/11, nhiều học viên khu D (khu nhiễm xã hội) của Trung tâm cai nghiện Xuân Phú (Đồng Nai) bất ngờ la hét, đập phá rồi thoát qua các...