Ước mong của cô bé 9 tuổi bị ung thư
Mắc căn bệnh ung thư từ lúc 9 tuổi, có những lúc cơn đau hành hạ khiến em không thể ăn, không thể chơi tưởng chừng như không qua khỏi.
Bé Dương Bích Phượng (12 tuổi ở ấp 5, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau) bị bệnh bướu tuyến mang tai phải lan rộng đang mong lắm sự hỗ trợ của bạn đọc.
Tiếp xúc với cô bé Dương Bích Phượng, chúng tôi thấy được sự lo lắng của người chị lớn trong gia đình. Sau Phượng còn 3 đứa em đang trong độ tuổi ăn học chưa thể giúp gì được cho cha mẹ.
Liệu ước mơ của cô bé Phượng có thành hiện thực.
Mặc dù đang mang trong mình căn bệnh hiểm nghèo nhưng mỗi khi về với các em Phượng lại cố gắng làm những việc vặt phụ cha mẹ mong cha mẹ có thời gian kiếm tiền nuôi em.
Có lẽ chính bản thân em cũng cảm nhận được sự khó khăn đang đeo bám gia đình mình. Dù có ước mơ khi lớn lên có thể trở thành người thợ vẽ nhưng em cũng không dám đòi đi học thêm và chỉ học qua bạn của mình và tự vẽ.
Mắc căn bệnh ung thư từ lúc 9 tuổi, có những lúc cơn đau hành hạ khiến em không thể ăn, không thể chơi tưởng chừng như không qua khỏi.
“Con mong được về nhà chơi với em lắm rồi. Mẹ hứa cho về mấy lần mà con chưa được về. Con sẽ cố gắng uống thuốc và truyền dù đau con cũng ráng chịu để hết bệnh về còn đi học chơi với em với ngoại”, bé Phượng nói.
Video đang HOT
Ước mơ của em tưởng chừng thật giản dị nhưng đối với hoàn cảnh gia đình thuộc diện hộ nghèo khó có thể trở thành hiện thực.
Cha của bé Phượng là anh Dương Chí Linh sau một lần tai nạn ngã từ lầu 2 xuống mấy năm nay không thể làm được việc gì. Chị Nguyễn Thị Xuyến chỉ làm những việc lặt vặt thu nhập thấp như rửa chén thuê, nhặt rau, làm cỏ… tiền công chỉ từ 80-100 ngàn đồng/ngày.
Với nguồn thu nhập ít ỏi này chỉ để đảm bảo cuộc sống cho mấy đứa con chị cũng đã khó khăn. Việc chữa bệnh cho bé Phượng đều là do tiền đi vay ngân hàng và vay bên ngoài.
Đến nay, khả năng vay mượn không còn, trong khi bé phải sử dụng thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế nên cơ hội chữa bệnh cho Phượng sẽ không còn.
Chia sẻ với chúng tôi chị Nguyễn Thị Xuyến mẹ bé Phượng cho biết: “Một nách 4 đứa con trong khi chồng bị tai nạn, con bị bệnh em bây giờ hết cách rồi. Nợ nần chồng chất, biết vay ai được nữa.
Nghĩ hết cách rồi nhưng chẳng biết làm thế nào để có tiền chữa bệnh cho cháu. Thật sự không dám nói với cháu vẫn cứ động viên con nhưng chẳng biết sẽ phải cho nó về khi nào”.
Đức Toàn
Mọi sự giúp đỡ gửi về: Anh Dương Chí Linh ấp 5, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời, Cà Mau
Theo VietNamNet
Mẹ bỏng nặng cha muốn con nghỉ học ở nhà đi làm
Là người cứng bóng vía nhưng tôi cũng bị choáng khi nhìn thấy chị, khi nghe chị rên xiết vì đau đớn bất cứ ai cũng không thể cầm lòng. Từ đầu đến chân da dẻ loang lổ, chỗ nhăn nhúm dính bết vào nhau.
Vốn là bệnh binh hạng 2 với tỉ lệ mất sức lao động là 65% nhưng anh Đặng Thanh Phong ở thôn Láng Gòn 2, xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, Bình Thuận hàng ngày vẫn cùng vợ đi đóng thùng thanh long để kiếm thêm thu nhập nuôi hai con ăn học. Dù công việc làm không ổn định nhưng "Nếu chịu khó một tháng hai vợ chồng cũng kiếm được hơn 6 triệu đồng cũng đủ trang trải cuộc sống hàng ngày và lo chi phí học hành cho hai đứa nhỏ. Nhưng ai ngờ tai họa lại ập xuống...". Nói đến đây, anh bỗng nghẹn lời, rồi ngưng bặt...mắt người đàn ông đỏ hoe và nhìn về phía góc nhà nơi vợ anh đang đứng run rẩy và rên xiết vì những cơn đau hành hạ thể xác.
Là người cứng bóng vía nhưng tôi cũng bị choáng khi nhìn thấy chị, khi nghe chị rên xiết vì đau đớn bất cứ ai cũng không thể cầm lòng. Từ đầu đến chân da dẻ loang lổ, chỗ nhăn nhúm dính bết vào nhau, chỗ lại căng cứng không thể cử động nổi. Đôi bàn tay thẳng đơ không co quắp được. Giọng nói khó khăn, tiếng được tiếng mất. Thi thoảng trên làn da bỏng rộp ấy tiết ra những thứ nước vàng vàng, đứa con trai lại vội vã lấy khăn nhẹ nhàng chấm cho mẹ. Nhưng chấm tới đâu chị lại kêu lên tới ấy vì rát.
Vì bất cẩn chị Thảo bị bỏng rất nặng
Qua cơn xúc động, anh Phong kể tiếp cho chúng tôi nghe cái buổi trưa oan nghiệt ấy. Khi chiếc honđa trong nhà hết xăng, chị Thảo đã đạp xe đi mua 1,5 lít xăng đổ vào bịch bóng. Về nhà, chị đi vòng sau bếp, tay cầm bị xăng, tay bật bình ga thì bất ngờ lửa phực lên làm chị hoảng hốt ngả bật ra bị xăng đổ lên người. Thế là trong phút chốc, chị trở thành ngọn đuốc sống. Vì ở nhà một mình nên khi người chồng đang ở bên nhà hàng xóm nghe tiếng la thất thanh chạy về được tới nhà thì toàn thân chị đã bị cháy bỏng rộp. Sau bao nỗ lực, gia đình cũng đưa được chị vào cấp cứu tại bệnh viện Chợ Rẫy thành phố Hồ Chí Minh.
Với kết luận của bác sĩ tỉ lệ: "bỏng lửa ga, diện tích khoảng 39% độ II và 13% độ III. Mặt thân trước, hai tay phỏng hô hấp. Phương pháp điều trị là kháng sinh, cắt lọc và ghép da". Do vết thương quá nặng, bước đầu họ chỉ nỗ lực cứu sống được tính mạng. Chi phí ban đầu cho các ca phẫu thuật cấy ghép da và ăn uống đi lại cho người đi chăm sóc đã ngót nghét con số trăm triệu đồng. Nghe tin, bà con cô bác xa gần, một số người có tấm lòng hảo tâm giúp đỡ, cùng với khoản tiền vay mượn mọi người, chị đã tạm qua cơn nguy kịch.
Sau ba tháng nằm viện trở về, khó khăn lại càng chồng chất khi chị không thể đi làm, người chồng bệnh binh cũng phải ở nhà chăm sóc vợ nhưng chi phí hàng ngày lại phát sinh bởi ngoài tiền trang trải cho 4 miệng ăn, tiền học hành cho hai con còn tiền thuốc mỗi ngày ngốn gần một trăm ngàn đồng. Chưa kể tiền tái khám hàng tháng mỗi lần cũng mất vài triệu đồng.
Dù đã được phẫu thuật nhưng phần tay của chị không thể co duỗi ra được, phần cổ của chị vẫn bị cứng đơ, da dính vào nhau không thể quay cũng chẳng thể cúi. Chị nói: "Cái cổ họng cũng bị dính nên nói khó khăn mà ăn không được chỉ uống sữa và cháo. Bác sĩ dặn để bình phục ít tháng, lo tiền vào mổ tiếp. Nhưng biết lo ở đâu ra"? Nói rồi chị khóc, tiếng khóc nấc nghẹn mà cố kìm để không thể bật thành tiếng. "Từ sáng tới giờ tôi rầu cả ruột cô ạ. Ông ấy định cho thằng Hiệp nghỉ học ở nhà đi làm (Hiệp hiện là học sinh lớp 12 trường trung học phổ thông Nguyễn Huệ, thị xã La Gi). Tội con ham học, nó năn nỉ ba hoài nhưng nếu không nghỉ học lấy tiền đâu mà học tiếp? Lấy ai đi làm lo cho gia đình đây?".
Chị Thảo cần phải tiến hành phẫu thuật thêm một lần nữa nhưng gia cảnh khó khăn gia đình không lo được tiền.
Tiếp lời chị, anh nói: "Tôi đâu muốn thế nhưng cả ba và mẹ đều bệnh tật, nó là con trai lớn nhất hiện nay (người anh cả đang đi bộ đội) đi học thì lấy ai đi làm lo cho cha mẹ và đứa em học lớp 8? Đời chúng tôi thất học nên khổ chỉ mong con được ăn học đàng hoàng nhưng vì bất cẩn tôi đã làm khổ chúng".
Chị Thảo gắng gượng nói: "Hôm qua cháu về xin tiền đóng tiền học tin học nhưng biết lấy tiền đâu mà đóng. Mình không cho nghỉ biết đâu nhà trường cũng cho nghỉ thôi".
Nhìn chị nằm co quắp một chỗ miệng luôn rên xiết vì đau. Chị nói không còn nổi tiền mua thuốc bôi bên ngoài cho đỡ rát thì lấy tiền đâu mà tái khám để phẫu thuật lại. Bác sĩ nói, gia đình phải chuẩn bị khoảng 70 triệu đồng nhưng có nằm mơ chúng tôi cũng không thể lo nổi số tiền lớn đó. Những nơi mượn được đã mượn hết rồi. Với đồng lương bệnh binh của chồng một tháng là 2.184.000 ngàn đồng phải chu cấp nuôi mẹ 500 ngàn, tiền thuốc thang cho chồng, tiền điện nước, đám đình cũng chỉ còn mua được vài chục kí gạo là hết. Chị nói trong tiếng nấc: "Tôi chỉ mong bệnh được thuyên giảm đỡ đau nhức để đi làm lấy tiền nuôi con, chứ như thế này sống không bằng chết".
Rời nhà chị với ngổn ngang bao tâm trạng. Thương chị không có tiền cho ca phẫu thuật tiếp theo, tội cho cháu Hiệp phải dang dở con đường tới lớp.
Phan Tuyết
Mọi sự giúp đỡ gửi về: Anh Đặng Thanh Phong ở thôn Láng Gòn 2, xã Tân Xuân, huyện Hàm Tân, Bình Thuận. ĐT: 0909574627. Hoặc gửi ngân hàng, tên chủ tài khoản: Đặng Thanh Phong, số TK:4802205134240 tại ngân hàng nông nghiệp Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.
Theo VietNamNet
Tướng Chung kể chuyện xử đạo Hoàng Thiên Long bằng chiêu "nhà hàng không có khách" Để hạn chế phát triển đạo Hoàng Thiên Long, Công an thành phố đã chỉ đạo làm rất quyết liệt bằng biện pháp đưa ra là "nhà hàng không có khách". Chiều nay (14/12), Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri quận Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm. Tại đơn vị bầu cử số 5...