Ước mơ một “thế giới tiếp cận” của người khuyết tật
Xã hội phát triển, người khuyết tật có trình độ tri thức ngày càng nhiều. Họ có nhu cầu tiến ra xã hội học tập, cống hiến như bao người bình thường khác nhưng mỗi bước đi của họ còn vướng nhiều trở ngại…
Đó là những bậc tam cấp quá cao, ngăn trở cả những người khuyết tật (NKT) mạnh khỏe nhất những vỉa hè lổm chổm không có lối cho xe lăn lên, không có lối cho người khiếm thị di chuyển những tòa nhà không hề có tiện ích cho NKT…
Hầu hết các công trình công cộng đều khó khăn cho NKT tiếp cận (ảnh: dự án Bản đồ tiếp cận)
Theo thạc sĩ Võ Thị Hoàng Yến, Giám đốc Trung tâm Khuyết tật & Phát triển (DRD) thì hầu như tất cả các công trình giao thông, công sở, trung tâm văn hóa, giáo dục… đều chẳng ngó ngàng gì đến quy chuẩn quốc gia về xây dựng cho NKT tiếp cận. Chính điều đó đã cản trở NKT tiếp cận những công trình này, khiến họ không thể tham gia nhiều hoạt động cộng đồng như bao người khác. Đó là rào cản đầu tiên mà chính xã hội dựng lên và cản trở NKT hòa nhập cộng đồng.
Để có con số chính xác chứng minh cho nhận định này, 50 tình nguyện viên của DRD đã dành ra 1 năm trời khảo sát 1.800 công trình công cộng trên địa bàn TPHCM dựa theo các tiêu chí của “Quy chuẩn và tiêu chuẩn xây dựng công trình để đảm bảo người tàn tật tiếp cận sử dụng” do Bộ Xây dựng ban hành năm 2009. Kết quả không có gì bất ngờ, chỉ có 78 công trình xây dựng đúng chuẩn, đảm bảo cho NKT tiếp cận, đạt tỷ lệ chưa đến 5%.
Theo bà Võ Thị Hoàng Yến, đó là con số đáng buồn ở một thành phố lớn và hiện đại nhất nước như TPHCM. Sự khó khăn trong việc tiếp cận của NKT lớn đến mức mà bà xem đó như là một ước mơ, ước mơ tiếp cận của người khuyết tật.
Hãy cùng lắng nghe ước mơ đó của những NKT, bao gồm cả người khuyết tật vận động, người khiếm thị và khiếm thính:
Video đang HOT
Huế: 500 thiếu nhi khuyết tật thỏa sức vui chơi trong ngày hội người khuyết tật
Ngày 2/12, tại TP Huế, Trung tâm hoạt động Thanh thiếu nhi tỉnh TT-Huế, Văn phòng tư vấn di truyền và hỗ trợ trẻ em khuyết tật Trường ĐH Y – Dược Huế và Đoàn TNCSHCM Trường ĐH Sư phạm Huế tổ chức “Ngày hội người khuyết tật tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2012″. Đây cũng là chương trình nhằm hưởng ứng ngày quốc tế người khuyết tật 3/12. Chương trình Nhằm thúc đẩy sự hiểu biết về vấn đề Khuyết tật và huy động hỗ trợ về các giá trị, quyền và phúc lợi của người khuyết tật. Đồng thời nâng cao nhận thức về sự tham gia của người khuyết tật trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội, kinh tế và văn hóa.
Với chủ đề “Loại bỏ các rào cản để tạo một xã hội hòa nhập và dễ tiếp cân với mọi người” ngày hội với sự tham gia của gần 500 em thiếu nhi khuyết tật đến từ các trung tâm nuôi dạy trẻ khuyết tật trên địa bàn tình Thừa Thiên Huế.
Chương trình văn nghệ do các em thiếu nhi khuyết tật biểu diễn
Ngày hội người khuyết tật 2012 với các chương trình: Đạp xe tuần hành tuyên truyền chăm sóc và bảo vệ người khuyết tật, hội thi vẽ tranh với chủ đề gam màu em yêu, giao lưu âm nhạc do các em khuyết tật biểu diễn, lễ hội bong bong với chủ đề “Điều em mơ ước”… Ngoài ra, các em còn được tham gia nhiều trò chơi vui nhộn và nhận nhiều phần quà từ ban tổ chức.
Các em thiếu nhi khuyết tật được tham gia rất nhiều trò chơi bổ ích giúp các em hòa nhập với mọi người.
Theo Dantri
30% người khuyết tật ở Việt Nam đang thất nghiệp
Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), mỗi năm Việt Nam mất đi 3% GDP (tổng sản phẩm quốc nội) vì thị trường lao động hạn chế tiếp nhận người khuyết tật.
Nhân Ngày Quốc tế về Người khuyết tật năm nay (3.12), ILO kêu gọi cần có những chính sách hiệu quả giúp người khuyết tật tham gia nhiều hơn vào thị trường vì lợi ích của mỗi người và của toàn xã hội.
Gian nan tìm việc
Chị Ngô Thị Kim Oanh năm nay 38 tuổi ở Thường Tín, Hà Nội đã tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ Hà Nội. Sau nhiều lần lận đận, vất vả, chị Oanh được tuyển vào làm việc ở một vài tổ chức phi chính phủ nước ngoài dưới dạng hợp đồng ngắn hạn để giúp đỡ những người khuyết tật khác. Thế nhưng, các dự án này đã kết thúc từ năm 2008, khiến chị lại rơi vào tình trạng thất nghiệp. Mới đây, chị đành quyết định chấp nhận sống dựa vào bố mẹ già, thôi không tiếp tục xin việc nữa sau 4 năm cố gắng trong vô vọng.
Chị tâm sự, tôi không thể chịu đựng được những cái nhìn phân biệt đối xử của các nhà tuyển dụng chỉ vì tôi gặp khó khăn trong việc đi lại do căn bệnh bại não mắc từ bé. "Người ta chỉ nhìn người khuyết tật từ bên ngoài mà không tìm hiểu khả năng làm việc thực sự của họ.", chị Oanh buồn rầu.
Người khuyết tật cần cơ hội việc làm để tự nuôi sống bản thân
Anh Nguyễn Tuấn Linh quê ở Hải Phòng, năm nay 37 tuổi là người khiếm thính. Anh là người khiếm thính duy nhất ở phía Bắc có bằng cao đẳng sư phạm. Hiện anh đang là giáo viên dạy cho các học sinh điếc lớp 7 và lớp 8 tại trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương. Nhớ lại quá trình học tập của mình, anh Linh cho biết "tôi thực sự vất vả bởi những người bình thường cố gắng một thì chúng tôi phải cố gắng gấp 3 đến 5 lần họ". Anh tốt nghiệp trung học phổ thông năm 26 tuổi và mới nhận bằng cao đẳng tháng 8.2012. Theo anh Linh, chính những hạn chế về tiếp cận giáo dục và đào tạo đã khiến người khuyết tật khó tìm việc.
Cũng như 15% dân số Việt Nam là người khuyết tật, việc làm dường như là một giấc mơ quá sức mặc dù họ vẫn có khả năng làm việc. Việc người khuyết tật bị hạn chế tham gia thị trường lao động khiến cuộc sống của họ và gia đình rất khó khăn. Theo Tổng Điều tra Dân số và Nhà ở 2009, cứ mỗi 4 gia đình có người khuyết tật, một gia đình sống dưới mức nghèo khổ.
Theo điều tra của ILO, ở Việt Nam, rất ít người khuyết tật có việc làm và thu nhập ổn định, rất nhiều người vẫn phải làm những công việc phi chính thức. So với các nhóm lao động khác, tỷ lệ thất nghiệp ở nhóm khuyết tật cao hơn nhiều, lên tới 30%. "Đây quả thật là một sự lãng phí nguồn lực," chuyên gia đầu ngành về khuyết tật của ILO tại Geneva, bà Barbara Muray nhận định.
Theo bà Muray: "Rất cần phải rỡ bỏ mọi rào cản đối với người khuyết tật. Điều đó không chỉ giúp ích những cá nhân đó và gia đình của họ mà còn mang lại lợi ích cho cộng đồng và xã hội. Người khuyết tật luôn cố gắng thể hiện khát vọng làm việc và năng lực làm việc để đóng góp một cách hiệu quả cho thị trường lao động. Thế nhưng, rất nhiều người trong số họ gặp rào cản và không thể thực hiện được điều này, khiến họ rơi vào tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm".
Cần thay đổi từ cái nhìn
Theo chị Ngô Thị Kim Oanh, điều quan trọng nhất với những người khuyết tật như chị chính là được xã hội tin tưởng và tạo cơ hội. "Đã đến lúc thay đổi thái độ của xã hội đối với người khuyết tật!" chị nói.
Theo Quỹ dân số Liên hợp quốc, tỷ lệ biết chữ của người khuyết tật Việt Nam chỉ ở mức 73% ở khu vực thành thị và 63% ở khu vực nông thôn, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ chung của toàn quốc (95%). Bà Vũ Thùy Linh- Phó chủ tịch Hội Người Điếc Hà Nội khuyến nghị, cần phát triển chương trình riêng và học liệu cho trẻ em khuyết tật, giúp các em có thể sớm bắt đầu tiếp cận với giáo dục và phát triển kịp với các em nhỏ bình thường.
Theo chuyên gia của ILO Barbara Murray, để giúp người khuyết tật ở Việt Nam có thêm nhiều việc làm tốt hơn, cần thực hiện đồng thời nhiều biện pháp. Khi lên kế hoạch và trước khi đưa ra các biện pháp, cần tham khảo ý kiến của các bên, đặc biệt là chủ lao động và đại diện người khuyết tật, công đoàn và những người cung cấp dịch vụ. Trong đó, bước quan trọng đầu tiên là phải đưa ra pháp luật và chính sách ủng hộ các cơ hội việc làm cho người khuyết tật và các chính sách đó phải được thực hiện hiệu quả.
Bà Murray cũng nhấn mạnh, người khuyết tật cần được đào tạo các kỹ năng mà thị trường lao động đòi hỏi và cần được hỗ trợ khi tìm việc. Trong khi đó, cần khuyến khích chủ lao động tạo cơ hội và môi trường làm việc để người khuyết tật có thể có và làm được việc.
Đại diện ILO cho biết, hiện ILO đang hợp tác với tổ chức Irish Aid nhằm tăng cường khả năng việc làm cho nhóm lao động yếu thế này trong khuôn khổ dự án hơn 250.000 USD thực hiện trong năm 2012-2013. ILO và các đối tác đồng thời cũng hỗ trợ việc giảng dạy Luật khuyết tật từ đầu năm 2012 và sẽ tiếp tục công việc này trong năm tới với tổng trị giá 10.000 USD.
Nhân Ngày Người Khuyết tật Quốc tế 3.12, ILO, Đại sứ quán Ireland và Tổ chức Irish AIDS công bố tài trợ 6 học bổng nghiên cứu trị giá gần 6.000 USD cho sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội. Các suất học bổng này sẽ hỗ trợ các nghiên cứu đại học và sau đại học về Luật Người Khuyết Tật và việc thực hiện luật từ năm 2013.
Theo laodong
Đề nghị cấp máy bay để khảo sát rừng Tây Nguyên Bộ NNPTNT vừa có văn bản đề nghị Văn phòng Chính phủ giao Bộ Quốc phòng bố trí máy bay để khảo sát hiện trạng rừng, phục vụ hội nghị về quản lý rừng khu vực Tây Nguyên. Theo đó, Bộ NNPTNT đề nghị thành phần khảo sát gồm Phó Thủ tướng, lãnh đạo các bộ: NNPTNT, Quốc phòng, Công an và lãnh...