Ước mơ làm lại cuộc đời của những phạm nhân chưa được đặc xá
15.447 phạm nhân đã được đặc xá nhân dịp lễ Quốc khánh 9/2/2013 để trở trở lại với tự do, về đoàn tụ với gia đình. Tuy nhiên, những buổi lễ Đặc xá đó không chỉ có niềm vui mà lẩn khuất đâu đó còn có những ánh mắt buồn bã của những phạm nhân đã bỏ lỡ cơ hội được đặc xá. Họ là những người sẽ phải quyết tâm hơn nữa để làm lại cuộc đời sau khi chấp hành đầy đủ án phạt.
Nỗi buồn người ở lại
Buổi lễ đặc xá tại Trại giam Công an tỉnh Hà Tĩnh, phạm nhân Lê Năng Lượng (SN 1965, quê ở huyện Vũ Quang, Hà Tĩnh) đứng lọt thỏm trong đám phạm nhân với dáng người thấp nhỏ, đen đúa của mình. Rồi khi buổi lễ kết thúc, Lượng đưa mắt nhìn ra cổng trại giam, nơi người nhà của các phạm nhân đứng đợi người thân mình được trở về nhà. Trong đó không có vợ và 2 đứa con gái 9 và 5 tuổi của Lượng. Ánh Lượng vô hồn, thất thần, thể hiện cảm giác đau đớn từ tận tâm khảm y. Nhưng có lẽ, bây giờ ngoài tiếc nuối ra thì Lượng cũng không làm được gì hơn.
Ngày đặc xá còn có cả nỗi buồn của những phạm nhân chưa được trở lại với tự do
Vốn sinh ra trong 1 gia đình nghèo, đi học đủ để nhận mặt chữ, Lượng đã nghỉ học, rồi cả đời bám lấy ruộng lúa, nương lạc cho đến lúc lấy vợ, sinh con. Cái nghèo, cái khổ cứ bám riết lấy, nên Lượng chọn “thú vui” đánh bạc làm trò giải trí duy nhất trong những lúc nông nhàn. Tháng 8/2011, trong 1 lần mải mê với bát úp, xúc xắc, Lượng và 1 sống người nữa bị công an bắt, và phải nhận 24 tháng án tù treo.
Những tưởng sau đó, Lượng sẽ tu chí làm ăn, quên đi chiếu bạc đen đỏ. Nhưng không. Như y nói, cái trò đó muốn cai có khi còn khó hơn cả ma túy. Đến tháng 10/2012, sau khi đi bán hạt giống về, nghe theo lời rủ rê của đám “chiến hữu” cũ, lại có tiền trong túi, Lượng lại “chậc lưỡi” tìm đến sới bạc để “kiếm thêm it tiền tiêu” mà quên mất mình vẫn đang trong thời gian thụ án. Và 1 lần nữa, Lượng không thoát lưới trời. Lần này tất nhiên chẳng ai có thể tha thứ được cho Lượng. 5 tháng tù nữa, cộng với hơn 1 năm tù treo bây giờ chuyển thánh tù giam, Lượng phải ngồi tù gần 2 năm và buồn hơn, theo quy định thì có cố gắng cải tạo đến mấy y cũng không bao giờ được xét đặc xá.
Lượng vào trại giam và canh cánh nỗi lo khi để lại vợ với gánh nặng cuộc sống nuôi 2 đứa con nhỏ.
Phạm nhân Nguyễn Cảnh Chín (SN 1987, quê ở Đô Lương, Nghệ An) được đọc bài phát biểu để thay mặt các phạm nhân chưa được đặc xá ở trại giam Xuân Hà (Tổng cục 8 – Bộ CA) hứa quyết tâm sẽ ở lại cải tạo tốt. Không khó để nhận ra tâm trạng đầy tiếc nuối của Chín khi đọc bài phát biểu. Vào trại giam từ năm 2009, đã trải qua 3 đợt đặc xá không có tên mình đủ để Chín thêm tiếc nuối, ân hận. Chín phải trả giá bằng 5,5 năm tù cho hành vi “cướp tài sản” có tổ chức và sử dụng hung khí của mình. Cũng với những tình tiết đó, Chín bị xếp vào danh sách không bao giờ được xét đặc xá.
Video đang HOT
“Cứ mỗi đợt đặc xá là hàng đêm em không ngủ được anh ạ. Dù biết chắc chắn chẳng có tên mình trong danh sách đặc xá, nhưng em vẫn cứ có tâm trạng hồi hộp chờ đợi trong vô vọng. Ngày trước, em cũng là giáo viên dạy vẽ ở trường cấp 1 của huyện. Trong 1 lần uống rượu với đám bạn cùng quê, mấy anh em rủ nhau ra đường đứng cho mát mẻ để tỉnh rượu. Vừa lúc đó, 1 chiếc ô tô đang đi qua. Đang hơi men, anh em bàn nhau về lấy thêm ít con dao cho “hầm hố” rồi chặn chiếc xe đó lại và “xin” lái xe 100 ngàn. Chính hành động dại dột đó đã khiến tương lai em đổ vỡ. Công việc ổn định và cô người yêu đang chuẩn bị cưới rời bỏ em khi em bước vào cánh cổng trại”.
Chưa phải là quá muộn
Lượng, Chín và hàng vạn phạm nhân khác nữa chưa hoặc sẽ không bao giờ được đặc xá có thể tiếc vì những đợt đặc xá đến rồi lại đi mà mình không có tên trong danh sách. Nhưng nếu quyết tâm, họ vẫn có thể được giảm án, để sớm trở lại với cuộc sống tự do.
Lượng nhìn về phía cảnh cổng trại đang đóng kín, bảo tôi, cứ thêm 1 ngày “bóc lịch” là lòng anh lại như lửa đốt. Kinh tế gia đình vốn sống nhờ vào nương lạc. Bây giờ, lao động chính thì đang ở trong tù, mọi nguồn kinh tế để tiếp tục nuôi 2 đứa con nhỏ ăn học đổ lên đôi vai vợ Lượng. “Khi tôi chưa dính vào tù tội, cả năm làm việc quần quật cũng chỉ được hơn 10 triệu, tằn tiện lắm mới đủ chi tiêu. Bây giờ, ngoài trồng lạc, ban ngày vợ tôi phải gửi con cho nhà người quen để vào rừng chặt củi, hái măng kiếm thêm tiền nuôi con và gửi vào cho tôi. Biết là mình lầm lỡ, đành quyết tâm cải tạo. hơn 1 năm nữa tôi được tự do rồi. Tôi sẽ tu chí cùng vợ nuôi con chúng tôi ăn học thành người. Các cháu nhà tôi ngoan và học giỏi lắm. Hi vọng bây giờ đặt vào 2 đứa con, và cuộc đời tôi biết đâu rồi sẽ hạnh phúc vì chưa phải là quá muộn nếu tôi đủ quyết tâm”.
Với Chín và nhiều phạm nhân khác, chưa phải là quá muộn để họ làm lại cuộc đời và chuộc lại những lỗi lầm trong quá khứ
Còn với Chín, Chín tâm sự với tôi là Chín tiếc lắm. Tương lai của Chín lúc đó đang rất sáng sủa. Chín đang học liên thông lên đại học, chỉ ít tháng nữa là xong. Mà cả huyện Đô Lương của Chín, giáo viên mỹ thuật đếm trên đầu ngón tay, Chín lại có năng lực. Chín bảo, nhiều đêm Chín mơ mình được trời ban cho một điều ước. Và Chín đã ước sẽ được quay trở lại cách đây nhiều năm, và Chín sẽ tránh xa đám bạn đã rủ Chín làm những điều xấu. Sai lầm “chọn bạn mà chơi” cùng 1 phút bốc đồng do men rượu đã khiến Chín phải trả 1 cái giá quá đắt.
“16 tháng nữa là em được tự do. Em đang đếm từng ngày để được làm lại cuộc đời. Bây giờ, ra tù em cũng không thể đi dạy nữa. Mình còn mặt mũi đâu mà đi dạy học sinh nữa hả anh. Có 1 người bạn của em làm nghề thiết kế đồ họa vào thăm bảo sau sẽ giúp đỡ em, vì em cũng có năng khiếu về mỹ thuật. Dù sao, em cũng đã có 1 bài học lớn trong cuộc đời, một bài học mà em phải khắc cốt ghi tâm. Và, khi trở lại với tự do, em sẽ trở thành 1 con người khác, sẽ phải sống tốt hơn nữa, đóng góp nhiều cho xã hội hơn nữa để đền lại những sai lầm của tuổi trẻ bốc đồng. Sẽ không phải là quá muộn, đúng không anh?!” – Chín cười buồn.
Theo Pháp luật Việt Nam
Hạnh phúc ngày trở về của hàng trăm phạm nhân
Những nụ cười rạng ngời, những cái ôm thắm thiết và cả những giọt nước mắt hạnh phúc tràn ngập trại giam Thủ Đức (huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận), nơi có số phạm nhân được ân xá lớn nhất nước.
Ngày 30/8, ngay từ sáng sớm, hàng trăm phạm nhân vẻ mặt đầy háo hức đã đứng chật sân trại giam Thủ Đức. Họ thấp thỏm, trông ngóng đến giây phút được cởi bỏ áo tù, quay trở lại cuộc sống đời thường sau quãng thời gian dài trả giá cho hành vi sai trái của mình. Đây là một trong số những trại giam thuộc Tổng Cục VIII - Bộ Công an có số phạm nhân được đặc xá nhiều nhất nước trong dịp Quốc khách 2/9 năm nay.
Dưới sự điều khiển của các cán bộ quản giáo, từng dòng người lần lượt xếp hàng dâng hương tại tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều giọt nước lăn dài trên những gương mặt khắc khổ, xạm nắng. "Xem là lời hứa của những con người một thời lầm lạc, giũ bỏ quá khứ để hòa nhập với cuộc sống của một người bình thường", một cán bộ trai giam cho biết.
730 phạm nhân được đặc xá trong dịp 2/9 tại trại giam Thủ Đức. Ảnh: Quốc Thắng.
Gương mặt nhăn nheo, 2 mắt đỏ hoe, bà Trần Thị Bạch (52 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, TP HCM) cho biết "đã vui đến không thể ngủ" khi biết mình được ân xá lần này. "Tôi đã sai lầm và phải trả giá. Lần này nhất định có nghèo đến đâu cũng phải sống lương thiện, vui vẻ cùng con cháu", bà Bạch nói và cho biết mình đã thụ án được hơn nửa bản án 4 năm về tội mua bán ma túy.
Còn ông Nguyễn Mạnh Tuấn (58 tuổi, ngụ Gò Vấp, TP HCM) phải khó nhọc lắm mới cất được lời. Ông bảo, gần 10 năm trong tù để đã trả giá cho hành vi nông nổi trong quá khứ ông rất hối hận. Luôn dặn lòng phải cải tạo thật tốt, ông đã đạt nhiều thành tích, góp phần xóa mù chữ cho nhiều phạm nhân.
"Vợ tôi đã mất, con ở mãi ngoài Qui Nhơn. Lần này về tôi sẽ mở quán ăn hay lập trang trại nhỏ để phụng dưỡng cha mẹ già đã ngoài 80. Cứ nghĩ đến cảnh cha mẹ lọ mọ vượt hàng trăm cây số lên thăm nuôi mình là tôi không thể chịu được", người đàn ông từng mang tội giết người và hủy hoại tài sản này nghẹn giọng chia sẻ.
Cặp vợ chồng phạm nhân được đặc xá chung một ngày. Ảnh: Quốc Thắng.
Vui hơn cả là hai vợ chồng chị Trần Thị Rớt và anh Nguyễn Văn Thành (ngụ Bà Rịa - Vũng Tàu). Chỉ vì thiếu hiểu biết pháp luật cộng với cuộc sống khó khăn mà họ đã nhúng chàm rồi kéo nhau vào tù, bỏ lại các con thơ.
Chị Rớt kể, năm 2004, anh Thành bị ôtô tông gãy chân, phải chuyển lên Trung tâm chấn thương chỉnh hình TP HCM điều trị. Không có tiền thang thuốc, họ phải vay lời 50 triệu đồng. Suốt nhiều năm sau đó lãi mẹ đẻ lãi con khiến gia đình chị không thể trả hết nợ. Trong một lần lên Sài Gòn khám bệnh, họ thấy người ta bán lẻ ma túy. Nghĩ có thể kiếm được nhiều tiền từ việc này nên vợ chồng chị đã tìm mua mang về Vũng Tàu bán. Song, chỉ một tuần đứng bán cho các con nghiện, cả hai bị cảnh sát phát hiện, bắt giam.
Xa gia đình, đôi vợ chồng phải nhờ anh em họ hàng chăm sóc 2 đứa con. Mang cùng mức án 8 năm nhưng nhờ cải tạo tốt, mới hơn 4 năm 8 tháng, anh chị đã được ân xá. "Thời gian cải tạo chúng tôi được trại giam đối xử rất tốt. Hàng tuần đều được cho gặp nhau nói chuyện, an ủi để có thể tiếp thêm động lực cho nhau", chị Rết nói.
Thiếu tướng Hồ Thanh Đình, Phó tổng Cục VIII Bộ công an trao quyết định đặc xá. Ảnh: Quốc Thắng.
Nhìn như không dứt ra được cậu con trai 17 tuổi, chị Lê Thị Tuyến Nga (48 tuổi) liên tục quệt hai hàng nước mắt khi thấy con trắng trẻo và có phần mập mạp hơn trước. Chị vốn là một giáo viên ưu tú của tỉnh Bình Thuận, song chỉ vì buông lỏng, thiếu kèm cặp mà con trai đã phạm vào tội Giao cấu với trẻ vị thành niên sau mối tình thơ dại. Phải nhận gần 2 năm tù, song vì cải tạo tốt nên chỉ hơn một năm cậu đã được ân xá.
"Lúc biết con được ân xá, tôi hạnh phúc đến rơi nước mắt. Về nhà, tôi sẽ cho cháu đi học lại. Dù có trễ hơn các bạn một chút nhưng tôi tin đó là con đường đúng đắn", chị Nga nói và cho biết mình đến trại giam từ 5h sáng để đón con về.
Theo thượng tá Nguyễn Trọng Tuấn, Phó giám thị trại giam Thủ Đức, dịp 2/9, trại có 730 người (trong đó có 9 người nước ngoài) được ân xá. Đây là lần ân xá nhiều nhất từ trước đến nay. "Chúng tôi luôn phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao là giáo dục, trả lại cho đời hàng vạn con người một thời lầm lỡ. Trong số đó, nhiều người đã thực hiện được ước mơ dở dang của mình khi quay lại xã hội", vị thượng tá cho hay.
Quốc Thắng
Theo VNE
Vừa được đặc xá lại chém chết người An cay cú, đến nhà người quen ở xã Vạn Xuân mượn môt con dao nhọn, quay trở lại nhà anh Biển để "xử" mây người chọc tức mình. An đã giết người sau khi vừa được đặc xá. (Ảnh minh họa) Chiêu 5/9, Công an huyên Thường Xuân (Thanh Hóa) cho biêt đã phôi hợp phòng CSĐT tội phạm về trât tự...