Ước mơ làm cô giáo của nữ tuyển thủ bóng đá quốc gia
Tuổi 24, Quả bóng vàng nữ 2014 Nguyễn Thị Tuyết Dung nổi tiếng với biệt danh ‘Gà con’ đang cháy bỏng ước mơ được dự World Cup bóng đá nữ, sống được với nghiệp quần đùi áo số và sẽ trở thành cô giáo.
Ở tuổi 24, nữ tuyển thủ Tuyết Dung (áo trắng) đang cháy bỏng nhiều ước mơ đẹp đẽ
Sinh ra ở vùng quê nghèo tỉnh Hà Nam, thuở nhỏ Tuyết Dung nổi tiếng khắp làng trên xóm dưới về tài nghệ đá bóng. Nhưng nghiệp cầu thủ đến với Dung khá tình cờ và gần như là duyên số.
“Thuở nhỏ, em đá bóng sân ruộng với chúng bạn nhưng không hề nghĩ sẽ trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Năm 13 tuổi, bác em xem ti vi thấy có thông báo tuyển sinh môn bóng đá nữ nên nói bố em cho em đi thi. Nhà em nghèo và có 4 anh chị em nên bố suy nghĩ rất nhiều về lời bác nói. Rồi ông quyết định cho em đi đá bóng với hy vọng biết đâu lại đổi đời, và em cũng rất mê đá bóng. Em thi đỗ luôn và gia đình em mừng lắm”, Tuyết Dung nhớ lại.
“Ngày ấy, vào năng khiếu xong, em đi đá cho trường, sút bóng mạnh quá nên các bạn nữ đều sợ. Em đành phải chơi bóng với các bạn trai. Nhiều hôm, em còn thắng “độ” luôn đấy chứ”, nữ tuyển thủ “Gà con” kể tiếp.
Video đang HOT
Đam mê và có tài năng dị biệt, Tuyết Dung sớm khẳng định được tài năng ở đội Phong Phú Hà Nam. Tuổi 21, Tuyết Dung đã giành danh hiệu Cầu thủ xuất sắc nhất giải Vô địch quốc gia và trở thành chủ nhân Quả bóng vàng nữ năm 2014. Dù sớm gặt hái nhiều thành công nhưng cuộc sống của Tuyết Dung rất vất vả. Mỗi lần đi đá bóng về, Dung lại ra đồng cùng gia đình. Dung thương bố mẹ tuổi cao phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng cầu thủ nữ thu nhập chẳng được bao nhiêu, tiết kiệm lắm cũng chỉ đủ nuôi 2 em ăn học.
“Em đi đá bóng với hy vọng giúp bố mẹ thoát bớt cảnh vất vả, còn thoát nghèo thì em không dám mơ. Dẫu vậy, em tự nhủ phải trân trọng những gì mình đang có vì bóng đá mang đến cho em nhiều thứ. Em có tiền phụ cho các em đi học, được theo đuổi đam mê và giúp đỡ cho bố mẹ”, Tuyết Dung nói.
Ước mơ tuổi 24
Ở tuổi 24, Tuyết Dung đang là cầu thủ nữ nổi tiếng nhất Việt Nam và được nhiều người yêu mến. Dung hòa đồng, có khuôn mặt xinh xắn và luôn nở nụ cười hiền dịu. Trên sân cỏ, cô gái có biệt danh “Gà con” chơi bóng như thêu hoa dệt gấm, và thường đem về những siêu phẩm.
Năm 2015, “Gà con” gây sốt làng báo trong nước và quốc tế khi ghi 2 bàn thắng vào lưới đội nữ Malaysia từ 2 chấm phạt góc khác nhau, bằng cả chân trái và chân phải. Mới đây, ở vòng loại bóng đá nữ Asian Cup 2018 diễn ra tại Hà Nội, trong chiến thắng thuyết phục của tuyển nữ Việt Nam trước đối thủ nhiều duyên nợ Myanmar, có công rất lớn của cô gái có mái tóc tém đầy cá tính này. “Gà con” đã thực hiện pha solo qua rừng hậu vệ đối phương và ghi bàn thắng tuyệt đẹp khiến khán giả ngỡ ngàng và thán phục.
Một ngày sau khi đưa Đội tuyển Việt Nam giành vé vào Vòng chung kết châu Á 2018, “Gà con” vội vã bắt xe khách đến Trường đại học thể dục thể thao Bắc Ninh trong đêm. Nếu theo đúng lộ trình thì “Gà con” Tuyết Dung sẽ tốt nghiệp đại học trong năm 2017 nhưng vì đi đá bóng nên phải mất khoảng 3 năm nữa nữ tuyển thủ mới tốt nghiệp. Giấc mơ lớn nhất của “Gà con” là sau khi tốt nghiệp có thể trở thành cô giáo dạy thể dục. Vì nữ tuyển thủ này luôn xác định đời cầu thủ ngắn ngủi, không thể đá bóng mãi, cần kiếm tấm bằng đại học để chuẩn bị cho tương lai.
Chúng tôi hỏi Tuyết Dung, ngoài giấc mơ làm cô giáo, em có nghĩ đến chuyện có người yêu và tiến xa hơn…, cô gái đá bóng này ngập ngừng nói: “Em bây giờ ế rồi. Làm sao có người yêu khi em đi bóng đá quanh năm. Nhưng em cũng xác định phải theo đuổi đam mê, đi học và lo giúp bố mẹ. Còn chuyện tình yêu thì… tùy duyên thôi”.
Ngoài ước mơ cho cá nhân, Tuyết Dung thổ lộ muốn một lần trong đời được dự World Cup bóng đá nữ. Hy vọng rằng cô gái người Hà Nam có thể hoàn thành những điều ước cho chính mình và cho bóng đá Việt Nam.
Theo TNO
Nữ tuyển thủ điền kinh Việt suy sụp vì bị xác định là nam
Mẹ của H cho biết cũng thấy con mình có một vài biểu hiện không bình thường ở thời kỳ dậy thì nhưng vẫn nghĩ không có gì bất thường.
Trong 5 trường hợp nghi vấn của điền kinh Việt Nam, có một nữ VĐV của Bắc Giang được xác định "nam tính hoàn toàn". Sự phát hiện ngẫu nhiên, mà ngay cả bố mẹ của "chàng" cũng choáng vì không hề biết.
Ảnh minh họa.
VĐV Nguyễn Thị Thúy An là trường hợp đầu tiên giả gái thi đấu mà cả làng thể thao đều biết danh tính song mới chỉ dừng ở mức nghi vấn và chưa biết cụ thể. Cũng ở môn điền kinh, hơn chục năm trước, có một VĐV có tên đầy nữ tính (bắt đầu với vần H) và cả hình thức lại được phát hiện là nam qua cuộc kiểm tra "toàn bộ".
Trưởng phòng y học Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Hà Nội Nguyễn Trọng Hiền, người theo sát sự vụ từ đầu đến cuối nhớ lại, giới tính thật của tuyển thủ trẻ quốc gia được phát hiện từ một lần VĐV này được đưa đi khám chấn thương vào 2005 khi các bác sĩ thấy ngay một số dấu hiệu bất thường. Một cuộc siêu âm chuyên sâu được bí mật thực hiện, với kết quả H mang hoóc môn nam, không có tuyến vú. Sau khi vận động để H đồng ý cho làm thêm một số kiểm tra toàn diện khác, càng sốc hơn "cô" không có bộ phận có vẻ giống của nữ, thay vào đó lại có tinh hoàn ẩn sâu.
Lúc được các bác sĩ thông báo, H gần như sụp đổ vì sốc. Thừa nhận bản thân cũng thấy có những điểm khác với các bạn gái, nhưng chỉ nghĩ đơn giản do mình theo thể thao chứ "cô" chưa bao giờ lăn tăn mình không phải phận nữ nhi. Như khẳng định của người đồng đội đồng hương đang là tuyển thủ quốc gia Nguyễn Thị Oanh từng nhiều năm tập luyện sinh hoạt cùng, thực tế H vẫn luôn dùng các trang phục, phụ kiện, rồi kể cả son phấn của con gái như thường.
Sau sự cố, H vẫn tha thiết xin ở lại tiếp tục tập luyện thi đấu, song qua cân nhắc kỹ lưỡng, ngành thể thao cùng đơn vị chủ quản cuối cùng phải quyết định cho "cô" nghỉ. Khi ấy với câu chuyện nam giả nữ hay VĐV chuyển giới, những người làm thể thao chưa hề có ý niệm hay hình dung gì, chứ chưa nói đến giải pháp.
Càng bi kịch hơn khi những người có trách nhiệm đưa H về nhà, bố mẹ "cô" mới ngã ngửa vì trước đó họ đinh ninh đứa con 17 tuổi của mình là gái. Mẹ của H cho biết cũng thấy con mình có một vài biểu hiện không bình thường ở thời kỳ dậy thì nhưng vẫn nghĩ không có gì bất thường. Với cả nhà, đó chẳng khác gì một tin sét đánh, một nỗi bất hạnh mà số phận giáng lên đầu. Không có ý kiến gì về việc con mình phải thôi nghiệp thể thao, họ chỉ mong các thầy "giấu kín cho" vì nếu dân làng biết "cháu không chịu đựng nổi".
Trưởng bộ môn điền kinh Tổng cục TDTT Dương Đức Thủy cho biết các nhà quản lý huấn luyện điền kinh không còn liên hệ gì với cựu tuyển thủ trẻ quốc gia này sau đó.
Theo VNE
Cận cảnh vẻ đẹp khó cưỡng của nữ tuyển thủ đội tuyển Mỹ Ngoài việc nổi danh là 1 tiền đạo tài năng của làng bóng đá nữ thế giới, Alex Morgan còn được biết đến với tư cách là hoa khôi của môn thể thao vua. Hiện tại, chân sút sinh năm 1989 đang thi đấu cho CLB Orlando Pride và ĐT nữ Mỹ. Alex Morgan sinh ra và lớn lên ở Hoa Kỳ trong...