Ước mơ bữa cơm có thịt của gia đình người lùn ở Hưng Yên
Mỗi ngày ăn 2 bữa cơm trắng, nếu “sang” hơn có thêm bát canh rau và muối. Đó là cuộc sống khốn khó của gia đình có 3 người lùn tại Hưng Yên.
Dân gian có câu “không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời”, nhưng có một gia đình tại thôn Nội Lễ ( An Viên, Tiên Lữ, Hưng Yên) trải qua nỗi đau và khó khăn nhiều thế hệ. Cả gia đình đều cao chưa đến 80 cm, công ăn việc làm không có, kiếm ăn từng bữa với thu nhập khoảng 25.000 đồng/ngày.
“Gia đình lùn” đó gồm là chị Nguyễn Thị Bình (57 tuổi) cùng người em trai Nguyễn Văn Lâm (32 tuổi) và con trai chị Bình là Nguyễn Thành Công (18 tuổi). Do chiều cao khiến tốn, nên làm bất cứ công việc gì cũng gặp khó khăn. Chị kể, mình và em trai tên Lâm mang gen giống bố, nên có chiều cao rất khiêm tốn.
Năm 2000, chị Bình sinh con trai đầu lòng. Tuy nhiên, không lâu sau người chồng của chị cũng rời xa hai mẹ con. Từ đó đến nay, trong căn nhà dột nát, ẩm ướt và thiếu thốn là nơi trú ẩn của 3 thành viên trong “gia đình lùn”.
Anh Lâm (em trai chị Bình) cũng không có công ăn việc làm ổn định. Hàng ngày, anh đi trông mộ cho hàng xóm, nếu ai thuê mướn cũng làm. “Tôi đi xin việc mấy chỗ, nhưng do chiều cao khiêm tốn quá nên không ai chấp nhận”, anh kể.
Ngồi một góc trong nhà, anh Lâm tâm sự, chỉ mong gặp được người con gái cùng hoàn cảnh, thương mình về ở cùng, có thêm người nương tựa và tiếng cười trong nhà.
Cả gia đình trông chờ thu nhập từ việc thông tâm sen. Kiếm được khoảng 25.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, có những ngày không ai thuê, nên việc kiếm tiền để trang trải cuộc sống gặp vô cùng khó khăn.
Video đang HOT
Trong nhà chị Bình không có đồ gì giá trị, chỉ có chiếc ti vi do một nhóm từ thiện tặng. Phần mái nhà dột nát cũng do một nhà hảo tâm từ Quảng Ninh sửa sang.
Chị Bình kể, do không đủ tiền trang trải cuộc sống, đặc biệt là mua gạo nên cả nhà chỉ ăn hai lần/ngày. Ăn sáng và ăn tối.
Nhà không có bếp và để lộ thiên ngoài trời nên việc nấu nướng cũng gặp nhiều khó khăn, hễ trời mưa là phải chờ củi khô tạnh mới có thể nấu ăn được.
Trên mâm cơm chỉ có bát cơm trắng. Với họ, việc ăn cơm có thịt là quá xa xỉ, ai cũng sợ không có tiền mua gạo phải ăn cháo qua ngày.
Quá khó khăn, việc đi học của em Công cũng gặp nhiều trở ngại. Năm nay 18 tuổi, nhưng Công mới học lớp 9. Công việc học hành của em cũng tiến triển không tốt do việc nhận thức bị hạn chế.
Cả nhà, Công chỉ có một đôi dép tổ ong duy nhất. Em chỉ dùng dép mỗi khi đến trường để đỡ đau chân, vì phải đi bộ từ nhà đến trường với quãng đường dài 4 km.
Nhìn vào ánh mắt của từng thành viên trong gia đình, hiểu rõ sự bất lực trước cuộc sống của họ. Vì thế rất cần sự bao dung, che chở của xã hội để cuộc sống bớt khó khăn hơn.
Theo Danviet
Nghề nuôi ong du mục: "Đánh cược" với những mùa hoa
Những vườn nhãn bạt ngàn ở Hưng Yên vào mùa hoa nở cũng là lúc hàng trăm đàn ong được người nuôi chuyển về đây chăm sóc. Nếu suôn sẻ, nông dân có thể thu được hàng trăm triệu đồng từ mật ong.
Xã Minh Tân (Hưng Yên) có diện tích trồng nhãn lớn. Mùa nhãn nở hoa, nhiều chủ đàn ong đã chuyển về đây để tranh thủ cho ong hút mật. Hiện ở Minh Tân có khoảng 70 trại ong đặt rải rác quanh các vườn nhãn.
Trong những năm gần đây, nhu cầu mật ong lớn, một số hộ gia đình ở Minh Tân đã chuyển từ làm nông sang nuôi ong lấy mật. Nếu được mùa, đàn ong có thể cho thu nhập tới hàng trăm triệu đồng.
Gia đình anh Trần Trung Khu (Phù Cừ, Hưng Yên) đã có hơn 30 năm làm nghề nuôi ong. Anh Khu cho biết : "Năm nay hoa nhãn được mùa nên tôi đã chuyển gần 300 đàn ong từ Đắk Lắk về đây nuôi lấy mật".
Tuy mới đầu mùa nhưng anh Khu đã thu hơn 1.500 lít mật ong hoa nhãn, nhiều hơn hẳn năm trước.
Hiện tại trại ong của anh Khu có 12 nhân công làm việc liên tục.
Để thu được mật, người nuôi phải thực hiện nhiều công đoạn khá phức tạp. Trước tiên, "thợ ong" hun khói và phun nước để đàn ong "ngoan ngoãn" trong tổ. Để thực hiện việc này, "thợ ong" phải mặc trang phục bảo vệ đặc biệt để tránh bị ong đốt.
Trung bình mỗi tuần trại ong của anh Khu cho thu hơn 1.000 lít mật. Sản lượng cao do năm nay hoa nhãn nhiều.
Sau khi lấy được tổ, "thợ ong" cho sáp vào máy quay để lấy mật.
Ong nuôi ở các vườn nhãn Hưng Yên sẽ cho mật trong khoảng một tháng nữa thì hết vụ.
Anh Khu cho biết, mỗi vụ "được mùa", đàn ong cho khoản thu trên dưới 400 triệu đồng.
Đa số mật ong được các thương lái đến mua tại vườn. Một phần nhỏ được người dân tới mua lẻ từng lít. Giá mật ong tại vườn dao động từ 100 - 110 nghìn đồng/lít.
Toàn Vũ
Theo Dantri
Bộ ba tác phẩm "Sanh hóa thạch" được báo giá 30 tỷ gây xôn xao giới chơi cây Bộ ba tác phẩm sanh cổ được đánh giá "hiếm có, khó tìm" trên thị trường nhờ hình dáng độc đáo. Bộ ba tác phẩm "Sanh hóa thạch" của anh Chử Minh Nghiệp (Văn Giang, Hưng Yên) gây xôn xao giới chơi cây khi được báo giá 30 tỷ. Tác phẩm được đánh giá "hiếm có, khó tìm" trên thị trường nhờ hình...