Ước gì tôi được sinh ra trên đời này!
Bố đưa đón tôi đi học hàng ngày, mẹ dặn tôi nếu bố đi đâu thì phải về nói với mẹ. Nhưng 1 đứa trẻ 8 tuổi như tôi không đủ can đảm nói ra sự thật rằng bố thường xuyên lai tôi vào xới nghiện để chích hút.
ảnh minh họa
Sau khi đọc bài tâm sự: ” Giờ chết đi, kiếp sau tôi có gặp người bố khác tốt hơn?”, tôi chợt nghĩ đến số phận của mình đã được ông trời an bài là sinh ra bởi một người bố tệ. Đúng là “mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, tôi chỉ thầm trách sao kiếp trước mình làm nên tội gì để đến kiếp này phải khổ như này khi có một người bố nghiện ngập.
Bố mẹ tôi lấy nhau khi tuổi đời còn trẻ, mẹ tôi học nghề làm đầu rồi mở một cửa hàng riêng ở nhà bà ngoại. Bố tôi thì được bà ngoại tôi xin việc làm bảo vệ ở một công ty. Giá như cuộc sống cứ đều đều trôi đi như vậy thì thật tốt. Tôi còn nhớ hồi học mẫu giáo bố thường lai mẹ đi làm và đưa tôi đi đến lớp trên chiếc xe đạp cũ. Rồi khi tôi học lớp 1, bố mẹ tôi cũng gom góp được 1 số tiền để mua chiếc xe máy đi lại đỡ vất vả. Tuy ngày ấy tôi còn bé nhưng tôi cũng biết được thế nào là hạnh phúc khi có bố mẹ bên cạnh.
Khi tôi học lớp 3 thì gia đình tôi cũng đã có 1 căn nhà riêng. Tôi hạnh phúc vô cùng nhưng niềm hạnh phúc đó cũng vụt tắt nhanh chóng. Công ty nơi bố tôi làm báo tin về gia đình rằng bố tôi có biểu hiện nghiện hút và đã đưa đi thử máu, kết quả là dương tính. Mẹ dường như sụp đổ khi hay biết tin, còn tôi khi ấy vẫn vô tư, rụt rè. Bố là người đưa đón tôi đi học hàng ngày, mẹ dặn tôi nếu bố đi đâu thì phải về nói với mẹ. Nhưng 1 đứa trẻ 8 tuổi như tôi không đủ can đảm để nói ra sự thật rằng bố thường xuyên lai tôi vào xới nghiện để chích hút. Vâng, 1 đứa trẻ 8 tuổi như tôi đã chứng kiến rất nhiều việc xảy ra ở xới nghiện kể cả những người sốc thuốc nằm vật vã trên đường. Nhưng dường như bố tôi cứ mặc kệ chuyện lai tôi đến đó, kể cả nó có ảnh hưởng đến tâm lý của tôi sau này.
Sau 2 năm bố tôi nghiện và bị thôi việc. Chỉ còn mình mẹ tôi đi làm nuôi cả nhà, kinh tế gia đình không thể nào trụ được. Mẹ tôi quyết định đi nước ngoài để làm ăn. Gia đình tôi đã phải bán căn nhà để mẹ tôi đi nước ngoài và những điều tồi tệ bắt đầu xảy ra. Giá như bố tôi hiểu được nỗi khổ của mẹ tôi khi phải xa gia đình để tha hương nơi đất khách quê người, dành dụm tiền để trả nợ và để chu cấp nuôi bố con tôi thì tốt biết bao. Nhưng điều đó là không thể. Tiền mẹ tôi gửi về không đủ để cho bố tôi chích hút.
Nhà không có để ở, bố con tôi phải sống nhờ nhà ông bà nội. Nhưng cuộc sống chung thật không dễ dàng chút nào khi gia đình có một người nghiện. Đồ đạc nào trong nhà có thể bán được thì bố tôi đều đem bán, thậm chí cả con mèo mà tôi yêu quý, đến tiền học của tôi, bố cũng lấy luôn. Khổ thân mẹ và bà nội, bà ngoại của tôi. Mọi người biết không, khi xin bà ngoại tiền học rồi thì bố tôi lại lấy mất (đó là tiền mẹ tôi gửi về) và bắt tôi nói dối để xin lại tiền học từ bà nội. Sự việc cứ lặp đi lặp lại hàng tháng, mỗi khi đến ngày đóng tiền học là tôi lại thấy sợ. Nhưng như thế vẫn chưa đủ, bố tôi bắt mẹ tôi mua xe cho đi làm nhưng lần nào cũng chỉ nửa năm là lại bán, đến bây giờ không biết là cái xe thứ mấy nữa.
Ông bà nội tôi buồn phiền và bắt đầu cai cho bố tôi. Gia đình vất vả khi cai cho bố tôi bởi khi uống thuốc cai thì thần trí như người thiểu năng. Mỗi khi nghĩ đến thời kì đó tôi lại thấy sợ. Nhưng điều đó không phải xảy ra 1 lần mà đến 3 lần rồi, không kể 2 năm đi cai ở trung tâm. Nhưng việc đâu đóng đấy, bố tôi lại tái nghiện.
Video đang HOT
Từ ngày mẹ tôi đi đến nay đã 10 năm và tôi chưa gặp lại mẹ lần nào bởi mẹ tôi chưa có giấy tờ để về nước. Tôi không trách mẹ tôi điều đó. Có thể xa mẹ từ nhỏ và sống với người bố như vậy, tôi đã trở nên chai lì hơn. Giá như thời gian 10 năm đó bố tôi cai nghiện thành công thì gia đình tôi có thể đã đoàn tụ rồi. Nhưng những trận cãi vã qua điện thoại của bố mẹ đã khiến bố mẹ tôi ngày càng xa nhau hơn. Mẹ tôi cũng có thể nói rằng đã có cuộc sống mới, nhưng mẹ tôi vẫn làm tròn bổn phần của 1 người mẹ.
Dù ở xa nhưng mẹ tôi vẫn lo cho tôi ăn học, dù đối với bố tôi không còn tình yêu nhưng vẫn còn cái nghĩa , hàng tháng mẹ đều gửi tiền sinh hoạt cho bố tôi. Nhưng bố tôi thật quá quắt, lười lao động, chỉ muốn sống bám vào đồng tiền mẹ tôi gửi về. Nếu như không đáp ứng đủ nhu cầu thì bố tôi bắt ép tôi không được gặp bên ngoại, và có lần ông đã cầm dao để đe dọa giết tôi. Bạn bè nhìn vào cứ nghĩ rằng tôi sống sung sướng khi có mẹ đi nước ngoài, nhưng đâu ai ngờ tôi có 1 cuộc sống như này.
Ba năm trước tôi có người yêu, phải nói rằng tôi may mắn khi gặp được anh ấy – người có thể thông cảm vì hoàn cảnh gia đình, luôn động viên tôi. Và trong thời gian đó thì bố tôi bị bắt đi cai nghiện ở trung tâm. Cách đây 1 năm ông trở về và đã cai nghiện thàn công. Ông béo khỏe hơn, ai gặp cũng mừng cho gia đình tôi. Quan hệ giữa bố mẹ tôi dần cải thiện hơn. Nhưng niềm vui ngắn ngủi là bị dập tắt.
Phải nói rằng bà nội tôi rất thương con cháu nhưng lại thương không đúng cách. Bà khuyên bố tôi cứ ở nhà nghỉ ngơi, hàng ngày ra quán nước ngồi chơi cũng được. Chỉ mấy tháng sau, ai nhìn vào cũng nhận ra bố tôi đã khác trước, mọi người bắt đầu dèm pha, nhưng bố tôi vẫn chối đây đẩy. Tôi biết rằng bố tôi đã tái nghiện khi sự đòi hỏi tiền nong của ông ngày 1 tăng. Thậm chí còn vay tiền người yêu tôi rồi cắm đăng kí xe của tôi, bố cạy tủ lấy tiền của vợ chồng cô chú tôi.
Cách đây 2 tuần tôi đã không chịu nổi nữa, tôi đã nói cho ông nội biết. Gia đình lại xảy ra cãi vã. Mẹ tôi biết chuyện và 2 bên lại cãi nhau, 1 lần nữa bố lại dọa nếu không mua nhà và gửi tiền thì sẽ đánh tôi khi thấy 2 mẹ con nói chuyện điện thoại. Tôi thật sự không thể chịu được nữa. Ngày nào ông cũng hỏi tiền từ tôi. Sợi dây mặt phật của tôi ông cũng đem bán. Tôi thật sự không thiết tha gì với người bố này nữa.
Bây giờ sống chung với bố thì ngày nào cũng bị hành hạ về tư tưởng, nếu tôi chuyển về ngoại sống thì ông lồng lộn lên. Tôi đã bàn với người yêu là năm sau sẽ cưới để thoát khỏi người bố này. Nhưng có vẻ như mọi chuyện sẽ không được như ý, vì tôi là con một, trách nhiệm với bố mẹ rất lớn. Tôi chỉ sợ sau này lấy chồng rồi ông hàng ngày lại đến đòi và bắt tôi đưa tiền thì tôi không còn mặt mũi nào để sống ở nhà chồng nữa. Còn lối thoát nào cho tôi không?
Theo Afamily
Tôi làm sao có thể trách mẹ chồng?
Bà khóc và xin lỗi tôi vì "con dại cái mang" nhưng trong chuyện này, tôi làm sao có thể trách mẹ?
Tôi nhớ cái ngày vét hết tất cả những thứ có giá trị trong nhà, kể cả cặp nhẫn cưới đem bán lấy tiền cho anh đi thành phố làm ăn, anh ôm tôi rất lâu: "Em ở nhà ráng lo cho mẹ, anh sẽ cố gắng làm kiếm thật nhiều tiền rồi rước em lên".
Tôi nói rằng tôi không mơ giàu có mà chỉ muốn anh được thỏa chí bay nhảy và cuộc sống gia đình đỡ chật vật hơn. "Còn cái chuyện lên thành phố thì sau này tính vì em quen sống ở đây rồi, trên đó ồn ào lắm". Tôi nói để anh đỡ lo chớ thật ra ai cũng bảo tôi chồng đâu thì vợ đó mới chắc ăn vì ở thành phố mọi thứ không đơn giản, nhất là đàn ông, không có vợ con bên cạnh, họ rất dễ sa ngã. "Nhớ là không được lo lắng bậy bạ nghe chưa. Anh chỉ có một mình em thôi"- anh ôm hôn tôi trước khi đi.
Anh lên thành phố hùn hạp với bạn bè mua bán phế liệu; được hơn 2 tháng thì lập cơ sở gia công cơ khí. Có lẽ ông trời thương tình, cộng với tính tình chăm chỉ của anh nên chỉ 5 năm sau anh đã kiếm được 5 cây vàng mua miếng đất ở Bình Chánh cất căn nhà nhỏ. Khi nghe anh nói tôi rất mừng vì có nhà rồi, anh sẽ đỡ vất vả; hơn nữa có nhà rồi thì ngày vợ chồng sum hợp cũng không còn xa nữa.
Có lần mẹ chồng tôi bảo: "Hay là con dọn lên ở với nó, để mẹ về Cà Mau với con út chớ vợ một nơi, chồng một ngã như vầy, mẹ thấy không được". Ý mẹ tôi nói chuyện con cái vì cưới nhau như vậy là đã được hơn 8 năm mà tôi vẫn chưa sinh cho mẹ thằng cháu nội. Đâu phải tôi không muốn có con mà vì thời gian đầu mới cưới còn nghèo quá nên vợ chồng kiêng cữ; còn kể từ khi anh đi Sài Gòn thì mỗi tháng anh về một lần rồi đi, tôi cũng van vái trời phật phù hộ cho tôi có một đứa con để hủ hỉ cho vui cửa, vui nhà nhưng mãi vẫn không thấy.
Cho đến một lần cách đây chưa lâu, anh gọi điện nói rằng anh bị bệnh nên không về được. Anh bảo tôi đừng lo, tiền chi tiêu trong tháng của hai mẹ con, anh đã bỏ vô thẻ cho tôi đầy đủ. Tự dưng tôi muốn khóc. Cái mà tôi cần là hơi ấm của một người chồng chứ đâu phải những đồng tiền vô tri mà tháng tháng anh gởi vào tài khoản cho tôi? Anh đâu biết rằng, tôi không hề đụng đến những đồng tiền đó. Lương giáo viên của tôi cộng với thu nhập từ tiệm tạp hóa của mẹ, hai mẹ con chi xài tằn tiện thì cũng đã đủ.
"Tháng này thằng Tuấn không về hả con?"- tối thứ bảy, mẹ tôi đột ngột hỏi. Tôi cứ tưởng mẹ quên, ra là mẹ vẫn nhớ. "Dạ, ảnh bệnh rồi mẹ"- tôi nói để bà đừng trông. Không ngờ bà bảo tôi: "Vậy thì con phải lên coi nó bị làm sao". Bà giục tôi đi Sài Gòn. Thú thật nghe nói là tôi đã sợ. Tôi xem tivi thấy trên đó đủ thứ phức tạp thì rất sợ. Hơn nữa đường đi nước bước tôi đâu có biết, lỡ mà đi lạc thì không biết làm sao? "Đường đi trong miệng mình, cứ hỏi người ta thì ra hết"- mẹ tôi gắt.
Tôi biết bà nóng ruột con trai nên mới như vậy chớ trước nay lúc nào bà cũng nhẹ nhàng với tôi. "Dạ, để con đi thăm ảnh, mẹ đừng lo, mẹ ngủ đi". Tôi trấn an bà trong khi cả đêm tôi gần như không ngủ được. Tôi cũng không dám gọi cho Tuấn vì biết tính anh, một khi anh đã nói không được làm thì không được cãi lời.
Những tháng ngày trước mặt, tôi không biết phải làm sao với cuộc hôn nhân đã rạn vỡ của mình (Ảnh minh họa)
Sáng sớm, tôi đón xe đi Sài Gòn. Lên tới Bến xe miền Tây thì đã 11 trưa. Tôi đưa địa chỉ cho một anh xe ôm nhờ anh chở đi. Anh ta săm soi tờ giấy rồi lắc đầu: "Ghi vầy ông nội tui tìm cũng hỏng ra nói chi tui". Nhưng có lẽ thấy vẻ mặt thất vọng của tôi, anh ta tội nghiệp nên lại nói: "Thôi thì để tôi chở cô đi tìm nhưng nói trước là tôi coi đồng hồ để tính tiền đó nghen".
Đúng là cái địa chỉ mà Tuấn nói và tôi ghi lại chẳng tồn tại trên đời này. Nó là một khu nhà xây dựng trái phép, chẳng có số nhà, cũng không có tên đường. Tôi nói với anh xe ôm: "Thôi, anh để tôi đi hỏi từng nhà, thế nào cũng kiếm được". Anh xe ôm có vẻ ái ngại cho tôi: "Lỡ cô kiếm không ra thì sao?".Tôi bảo anh đừng lo, kiếm không được tôi sẽ đón xe ra bến xe để về quê. Anh chỉ lấy 50 ngàn tiền xe dù phải mất cả buổi trưa chở tôi đi vòng vòng.
Cuối cùng rồi tôi cũng tìm được nơi cần tìm. Đó là nhờ tôi nhanh trí, kiếm nhà tổ trưởng dân phố để hỏi. Nhưng bà tổ trưởng cũng nghĩ nát nước mới nhớ ra: "À, nhớ rồi, hai vợ chồng ông này ở tuốt luốt trong hẻm. Nghe đâu vợ mới đẻ. Cháu là em ổng hả? Dưới quê mới lên hả?". Tôi nghe vậy thì tin chắc rằng bà tổ trưởng đã nhầm lẫn, thế nhưng đã lỡ nhờ người ta dắt đi tìm, thôi thì cứ đến rồi cảm ơn và đi chỗ khác cũng không sao.
Thế nhưng bà tổ trưởng không lầm, chỉ có tôi lầm. Nhà đó đúng là có một người tên Tuấn, đúng là họ có hai vợ chồng và đúng là vợ anh ta vừa đẻ... Đến giờ tôi vẫn nhớ như in ánh mắt hốt hoảng của anh lúc đó. Anh đứng như trời trồng, miệng há hốc. Tôi cũng vậy. Nhưng rồi chính tôi lại người giải vây cho anh. Tôi cố nén để đừng khóc: "Anh hai, mẹ nghe nói anh bệnh nên bảo em lên coi anh sao rồi".
Bà tổ trưởng tươi cười: "Thôi, ở chơi với anh chị nghen, dì về đây".
Tôi chết sững nhìn chồng mình. Ra lý do anh không về là đây. Tôi nhìn vào buồng, nơi có tiếng con nít khóc oe oe rồi lại nhìn anh. "Ra là vậy!". Tôi chỉ nói được có bấy nhiêu rồi quay lưng bỏ chạy. Anh đuổi theo kéo tôi lại: "Nghe anh nói, chuyện dài dòng lắm, không phải như em nghĩ đâu". Tôi hất tay anh ra: "Tôi không muốn nghe".
Tôi chạy như bị ma đuổi khỏi ngôi nhà không số, không có tên đường ấy. Đất trời như đổ sụp dưới chân. Đầu óc tôi quay cuồng.
Hôm đó tôi về tới nhà đã 11 giờ đêm. Mẹ chồng tôi vẫn còn thức chờ. Nghe tiếng kêu cửa, bà lật đật chạy ra: "Nó sao rồi con? Vô tắm rửa rồi ăn cơm. Để mẹ hâm đồ ăn". Thấy mẹ luýnh quýnh, tôi thương bà đến nghẹn lời: "Ảnh chỉ bị cảm sơ sơ thôi mẹ". Rồi tôi vào phòng tắm. Dường như sức chịu đựng của tôi chỉ đến đó. Tôi ngồi sụp xuống, ôm mặt bật khóc.
Giờ thì mẹ tôi đã biết. Bà nằm vùi mấy ngày. Bà khóc và xin lỗi tôi vì "con dại cái mang" nhưng trong chuyện này, tôi làm sao có thể trách mẹ? Nếu có trách là trách chồng tôi, anh đã không giữ được lòng mình, không giữ vẹn chữ thủy chung như đã từng thề thốt. Anh gọi điện về nói rằng, anh không dám về để gặp tôi, gặp mẹ. Anh nói do hoàn cảnh đưa đẩy chứ anh vẫn một dạ với tôi...
Thế nhưng giờ đây niềm tin trong tôi đã sụp đổ. Những tháng ngày trước mặt, tôi không biết phải làm sao với cuộc hôn nhân đã rạn vỡ của mình. Tôi phải buông bỏ để anh đi với người đàn bà kia hay là giành giật, níu kéo một con người đã không còn trọn vẹn thuộc về mình?
Theo VNE
Nếu "cho" quá sớm, anh có khinh tôi? Nếu tôi dâng hiến cho anh quá sớm, liệu anh có khinh thường hay lợi dụng tôi? Nếu tôi gần gũi thể xác với một chàng trai phải nói là khá sớm cho một mối quan hệ, vậy anh ấy có khinh thường, lừa dối hay lợi dụng tôi không? Và liệu tôi có nhận được một tình yêu chân thành từ trái...