“Ước gì cuộc sống chúng con không phải ăn bám bố mẹ”
Những lời nói của con lần nữa lại như xát muối vào lòng chị: “Chúng con có muốn thế này đâu. Nhìn mẹ khổ chúng con chỉ muốn chết đi thôi mẹ ơi. Chúng con muốn đi học, muốn được như các bạn, muốn được giúp đỡ bố, mẹ chứ không ăn bám như giờ”.
3 chị em với ước mơ được làm “người bình thường”
Thằng bé co quắp, chân tay nó khẳng khiu dễ gãy như một thanh củi nhỏ, nó khóc nấc lên vì thương mẹ: “Em thương mẹ, mẹ vì chúng em mà vất vả cả đời, đến bát cơm ăn cũng chẳng được no”. Thấy em khóc, cô chị nằm kế bên cũng với hình hài không giống ai mếu máo, đôi mắt đỏ hoe ngập nước: “Chị cũng thế, chị làm mẹ khổ”… Đang ngồi tập tô chữ, bé Ly 7 tuổi mặt cũng buồn thiu bởi có lẽ em đã mường tượng ra tương lai của mình là anh, là chị chứ không thể nào khác được.
Cơ thể co quắp của cậu bé Hải năm nay đã 16 tuổi.
Không thể đi lại nhưng cậu bé lại biết chơi cờ vua và cờ tướng rất giỏi.
“Gia đình nhà anh Châu, chị Thỏa ở cái vùng này ai cũng biết cháu ạ. Anh chị ấy ăn ở hiền lành, chăm chỉ lam làm lắm nhưng không đủ nuôi 4 đứa con bởi có đến tận 3 đứa nó tàn tật nằm một chỗ. Chúng nó không đi lại, không làm gì được nhưng đầu óc thì rất thông minh, hiểu chuyện nên các chú ở đây càng thương, người có cái bánh, cái kẹo hay quả cam đều mang cho 3 chị em nó”. Đó là lời chú Dương Quang Vinh- trưởng thôn Lam Điền, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội kể về gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn ấy.
Cô chị lớn năm nay đã 23 tuổi cũng không được làm người bình thường khi chân tay cứ co quắp cả lại.
Bé út 7 tuổi có gương mặt xinh xắn, đáng yêu.
Nhưng đôi chân của em cũng giống anh chị, không thể đi lại được.
Ngôi nhà nhỏ nơi vợ chồng chị Thỏa đang sinh sống, vừa vào đến cổng đã thấy thấp thoáng bóng một cụ già có lẽ cũng đã gần 90 lọ mọ gọi từng đứa cháu. Hai chị em Dương Thị Ngọc (23 tuổi) và em Dương Đắc Hải (16 tuổi) nằm ở hai giường được kê sát 2 phía đầu hồi, bé út là Dương Thị Hải Ly (7 tuổi) đang hí hoáy tập tô trên chiếc bàn tự chế của gia đình.
Thấy người lạ, các em đều nhanh nhảu chào và mời tôi ngồi đó chơi bởi mẹ đi làm đồng chưa về đến nhà. Chốc chốc, tôi để ý thấy cô bé Ly mặt cứ nhăn nhó nhìn anh chị, rồi lại cười tập trung học bài nhưng cũng chỉ được vài ba phút. Em bảo: “Cháu buồn vệ sinh nhưng mà mẹ chưa về nên là cháu phải nhịn”. Nhìn cô bé vừa tội nghiệp, vừa thấy có gì nghèn nghẹn trong cổ họng khi Hải cho biết thêm: “Cháu bảo em tè ra nhà cho không khó chịu nữa nhưng em bảo nhà bẩn mẹ lại phải dọn nên cứ nhịn thế cô ạ”.
Sinh ra 4 đứa con thì đến 3 đứa tàn tật khiến cuộc đời chị chỉ biết đến nước mắt.
Quá nhiều những khổ đau, chịu đựng nhưng chị không than vãn bởi tình yêu con vượt lên tất cả.
Ngồi chơi được một lúc thì thấy chị Thỏa tất tả đi về. Như một công việc thường ngày quen thuộc, chị kiểm tra từng đứa, bế đi vệ sinh và lấy khăn lau mặt, lau người thay quần áo cho chúng. Biết tôi trở về thăm hoàn cảnh gia đình, chị ngần ngại, mặt cứ cúi gằm mãi hai chị em mới bắt đầu được câu chuyện.
“Chị sinh cháu đầu là bé Ngọc, đến lúc 3 tháng không thấy cháu lẫy, đến gần 1 tuổi chân không đứng được chị sợ lắm. Nuôi cháu đến khi 5 tuổi thì chị biết là con mình hoàn toàn không giống những đứa trẻ bình thường nhưng mọi người cứ động viên đẻ tiếp nên chị sinh cháu thứ 2 là cháu Khanh. Cháu Khanh sinh ra thì bình thường, khỏe mạnh, không sao hết, hiện cháu đang là sinh viên năm thứ nhất của trường ĐH Mở Hà Nội em ạ. Gia đình chị tưởng là chỉ cháu đầu bệnh thôi vì vợ chồng anh chị hoàn toàn khỏe mạnh mà nên tiếp tục sinh cháu thứ 3 là cháu Hải thì cháu cũng giống chị đầu.
Đến lúc sinh cháu Hải ra như thế, anh chị đã sợ và không bao giờ nghĩ là sinh tiếp nữa vì 2 đứa con của mình đã bệnh thế rồi. Nhưng đến năm 2009, một phần là do chị bị nhỡ, một phần là do tất cả mọi người cứ động viên là để sinh tiếp vì khả năng cao nó giống anh Khanh sẽ bình thường thì sau này 2 đứa khỏe nó đỡ mẹ chăm 2 anh chị yếu. Chị cẩn thận đi thăm khám thai thường xuyên, bác sĩ bảo thai khỏe mạnh, không sao nên chị mới dám đẻ. Nào ngờ sinh cháu ra, em nhìn chân cháu kia kìa…. Nó cũng giống anh chị nó em ạ”.
“Thấy các con cơ thể khác thường, anh chị cũng đã cho lên viện Nhi TW thăm khám thì được bác sĩ cho biết các cháu bị di chứng bại não hệ vận động”
Video đang HOT
Lúc chăm đứa lớn…
…Hướng dẫn đứa nhỏ học bài, chị đều tận tụy.
Sụt sùi trong nước mắt, giọng chị cứ lạc đi đến khi nghẹn cứng. Lúc này thì chị chỉ biết ôm lấy 3 đứa con để mà bấu víu, dựa vào để bình tâm lại. Thấy mẹ khóc, cả 3 chị em nó cũng khóc rồi thì những lời gan ruột lại bật tung ra: “Nhìn mẹ khổ thế này chúng con chỉ muốn chết đi thôi mẹ ơi”…
Những giải thưởng mà các con đạt được là món quà vô giá dành cho chị.
Bao năm chăm con, chị chưa một lời than vãn, có chăng vất vả đói nghèo, miếng ăn không đủ nhưng chị bảo: “3 đứa nó là mạng sống của chị nên ngày nào còn được chăm chúng nó là ngày đấy chị còn có mục đích sống em ạ”. Nghe chị nói mà tôi cũng thấy ấm lòng, bởi tình mẫu tử thiêng liêng… Nhưng miếng cơm không đủ, chị sẽ xoay sở sao đây?… Ý nghĩ ấy chợt lóe lên trong tôi khi đó khiến tôi rùng mình, sợ hãi.
Mọi đóng góp hảo tâm xin gửi về:
1. Mã số 1945: Chị Lê Thị Thỏa và anh Dương Đắc Châu (thôn Lam Điền, xã Lam Điền, huyện Chương Mỹ, Hà Nội)
Số ĐT: 0168.991.5500
2. Quỹ Nhân ái – Báo Khuyến học & Dân trí – Báo điện tử Dân trí.
Ngõ 2 nhà số 48 Giảng Võ, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 04. 3. 7366.491/ Fax: 04. 3. 7366.490
Email: quynhanai@dantri.com.vn
Bạn đọc ủng hộ qua các tài khoản sau:
* Tài khoản VNĐ tại VietComBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 045 100 194 4487
Tại: Ngân Hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Thành Công – Hà Nội.
* Tài khoản USD tại VietComBank:
Account Name:Bao Khuyen hoc & Dan tri
Account Number: 045 137 195 6482
Swift Code: BFTVVNVX
Bank Name: THE BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM (VietComBank)
* Tài khoản VNĐ tại VietinBank:
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 10 201 0000 220 639
Tại: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm
* Tài khoản VNĐ tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100356359
Tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Thái Thịnh – Hà Nội
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Quân đội (MB)
Tên TK:Báo Khuyến học & Dân trí
Số TK: 0721100357002
Swift Code: MSCBVNVX
Bank Name: MILITARY COMMERCIAL JOINT STOCK BANK – MCSB ( No.3, Lieu Giai str., Ba Dinh Dist., Hanoi, Vietnam)
* Tài khoản VND tại Ngân hàng Agribank:
- Tên tài khoản: Báo Khuyến học và Dân trí
- Số tài khoản VND: 1400206027950.
- Tại Ngân hàng: Agribank CN Láng Hạ
* Tài khoản USD tại Ngân hàng Agribank:
- Account Name: Bao Khuyen hoc & Dan tri
- Account Number: 1400206027966
- Swift Code: VBAAVNVX402
- Bank Name: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development, Lang Ha Branch
3. Văn phòng đại diện của báo:
VP Hà Tĩnh: 46 Nguyễn Công Trứ, Phường Tân Giang, TP Hà Tĩnh. Tel: 039.3.857.122
VP Đà Nẵng: 25 Nguyễn Tri Phương, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng. Tel: 0511.3653.725
VP TPHCM: số 39L đường 11 (Miếu Nổi), phường 3, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Tel: 0866786885
VP Cần Thơ: 53/13 Lý Tự Trọng, Q Ninh Kiều, TP Cần Thơ. Tel: 0710.3.733.269
Phạm Oanh
Theo Danviet
Những mảnh đời mưu sinh bằng nghề bán vé số
Đôi chân tàn tật ngồi trên chiếc xe lăn, những đôi nạng gỗ hằng ngày vẫn len lỏi trên những con đường nắng gắt, mưa gió, bán từng tờ vé số mưu sinh...
Nằm sâu trong con hẻm 22 đường Nguyễn Văn Cừ, phường Cầu Kho, quận 1, TP.HCM, căn nhà nhỏ chỉ rộng 30m2 nhưng nơi đây là tổ ấm khi cuối đời của 19 cụ già, tập trung từ các vùng quê của tỉnh Phú Yên về đây mưu sinh bằng nghề bán vé số.
Ngôi nhà nhỏ chưa bao giờ đóng cửa
Con hẻm nhỏ dẫn vào xóm vé số Phú Yên yên ắng. Họ chỉ ở nhà một vài giờ rồi lại cầm xấp tờ vé số tỏa ra các tuyến phố ở Sài Gòn để kiếm sống. "Có người bán ngày ngủ đêm, có những người thì bán đêm ngủ ngày. Họ đa số là người già 70 đến 80 tuổi, tật nguyền nhưng hàng ngày họ phải lội bộ hàng chục, thậm chí cả trăm cây số. Người nào khỏe thì đi xe bus đến các quận ở xa như Gò Vấp, hay Thủ Đức, nhường các quận ở gần cho người tàn tật và người già", bà Hoa (một cụ bà bán vé số sống trong căn nhà này) cho biết.
Căn nhà nhỏ chỉ 30m2 là tổ ấm thứ 2 của các cụ.
Bước chân vào căn nhà nhỏ, điều làm chúng tôi bất ngờ là căn phòng chỉ rộng 30m2nhưng số người thì quá đông. Họ ngồi quây quần bên nhau trò chuyện, kể nhau nghe những vui buồn sau một ngày vất vả.
Ông Ngô Văn Tiến (51 tuổi, quê Phú Yên) là người đứng ra thuê căn nhà này. Ông kể lại: "Trước kia, tôi có người em kết nghĩa cũng thuê hẳn căn nhà rộng rồi gọi mấy cụ già bán vé số, hàng rong về ở. Thấy việc này ý nghĩa nên tôi làm theo. Khi mấy người già bán vé số thấy tôi mở lòng gọi về cùng sinh sống họ rất vui. Tuy nhiên, mình chỉ nhận người đồng hương cho dễ gắn bó, tin tưởng nhau hơn. Tất cả các cụ ở đây đều bán vé số mưu sinh và cùng đến từ mảnh đất Phú Yên. Hơn một nửa "nhân khẩu" trong ngôi nhà đều gắn bó với nơi đây từ 3-4 năm. Có thời điểm, căn nhà nhỏ này là nơi trú ngụ của gần 30 mảnh đời".
Người bị mất chân, người mù lòa nhưng các cụ vẫn cố gắng mưu sinh kiếm tiền để tự nuôi mình.
Cuộc sống mưu sinh của các cụ nơi đây bắt đầu từ mờ sáng, họ len lỏi trên các tuyến đường đến khuya mới về. Vào buổi trưa, mọi người tập trung bên nhau ngồi ăn buổi cơm chiều chuẩn bị đi bán tiếp cho kịp giờ giao số còn lại. "Các cụ ở nơi đây có người bán vào ban đêm đến tận 2 đến 3 giờ khuya mới về đến nhà, lại có người đi từ rất sớm để bán cho hết vé số mà đêm qua chưa bán hết. Cứ thế người về, rồi người đi nên căn nhà chưa bao giờ đóng cửa", ông Tiến cho biết.
Hơn 20 con người ngồi chung quanh chúng tôi là hơn 20 hoàn cảnh ngặt nghèo. Những giọt nước mắt của họ lăn xuống mỗi khi nhắc đến gia cảnh khiến người nghe không khỏi xót lòng. "Nghèo tiền bạc nhưng nghĩa tình không nghèo. Tất cả cùng quê hương, cùng cảnh ngộ, chia sẻ với nhau những vui buồn. Người này bệnh thì có người kia mua thuốc, động viên chăm sóc, bán giùm vé số đã lỡ nhận...", bà Hồ Thị Thảo chia sẻ.
Những giọt lệ mưu sinh
Bán mỗi tờ vé số các cụ kiếm được cho mình 1.000 đồng, mỗi ngày bán hết vế số người kiếm được từ 70.000 - 100.000 đồng. "Vào những ngày mưa, bán vé số không được đành chịu ế, có người chịu đội mưa bán thì cũng kiếm được 30.000 - 40.000 đồng. Nhiều lúc, vì nước thấm vào vé số các cụ phải đền cho đại lý", ông Tiến cho biết.
Những chiếc nón lá, che mưa, nắng trên những đoạn đường Sài Gòn.
Đang ngồi trọ chuyện cùng các cụ nơi đây, từ phía xa cụ Nguyễn Văn Mậu (78 tuổi, ngụ Phú Yên) chống đôi nạng đi về. Mọi người trong nhà cứ tưởng cụ hôm nay bán hết sớm, nào ngờ cụ bị cướp hết tiền và vé số.
Trên tay cầm quyển sổ dò, nước mắt ướt đẫm, bác kể: "Đang đi bán ở Q. Thủ Đức thì có 2 người thanh niên chạy đến mua vé, không ngờ tụi nó cướp lốc vé và cướp luôn cả bóp tiền bán được từ sáng đến giờ".
Xóm vé số Phú Yên cũng có những trường hợp mà cả gia đình nhiều thế hệ cùng làm nghề bán vé số. Cái nghèo nối tiếp cái nghèo, không có lối thoát. Bên cạnh đó cũng có những trường hợp khả quan hơn khi các bậc cha mẹ ý thức được tầm quan trọng của việc cho con em ăn học đến nơi đến chốn để mong sao con mình không phải đi bán vé số, không phải nghèo khổ như mình. Nhờ đó mà hiện nay dân số của xóm vé số Phú Yên không chỉ có những người làm nghề bán vé số mà còn có cả các em học sinh, sinh viên.
Theo_Eva
Cảm động người bố tàn tật "chở" con gái trên nạng gỗ Video ghi lại cảnh người bố tàn tật "chở" con gái trên chiếc nạng gỗ trong một trung tâm thương mại khiến người xem không khỏi xúc động. Video ghi lại cảnh người bố tàn tật "chở" con gái trên chiếc nạng gỗ trong một trung tâm thương mại khiến người xem không khỏi xúc động. Được biết, người bố tàn tật trong...